NASA cố gắng đưa “điệp viên nằm vùng” trên sao Hỏa trở lại nhiệm vụ
Trạm đổ bộ lên sao Hỏa của NASA vẫn còn một điều gây thất vọng mang tên “điệp viên nằm vùng”. Đây là một thiết bị có khả năng tự chôn vùi, nó được thiết kế để chui sâu xuống đến 4,8 mét kể từ bề mặt.
Tuy nhiên thiết bị này liên tục bị lỗi và chưa đạt được mục tiêu nhiệm vụ. Trên thực tế, hiện nay nó vẫn đang nằm trên bề mặt sao Hỏa.
Nhóm chuyên gia phụ trách trạm InSight tin rằng đất trên bề mặt sao Hỏa quá bột và xốp khiến cho thiết bị này lấy được sức kéo để tự chui sâu xuống phía dưới. Để xử lí vấn đề này, các chuyên gia đã dùng cánh tay robot của trạm InSight đầm phần rìa của lỗ thăm dò, giúp cho thiết bị thăm dò bám được tốt hơn. Kĩ thuật mới này có vẻ có tác dụng nhưng chẳng bao lâu sao Hỏa lại đẩy thiết bị ngược trở lại. Đúng là một nỗi thất vọng.
Video đang HOT
Hiện nay, sau nhiều lần tính toán và vô vàn thất vọng, nhóm chuyên gia phụ trách InSight đã quyết định thay vì cố gắng hỗ trợ thiết bị tự đào sâu xuống đất thì nhóm sẽ điều khiển InSight dùng cánh tay robot trực tiếp ấn thiết bị này vào lỗ thăm dò. Đó là cách chữa cơ bản và trực tiếp nhất được đưa ra, khi mà NASA bắt đầu cạn ý tưởng.
Theo Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực của NASA thì nhóm chuyên gia lên kế hoạch điều khiển gầu múc của cánh tay robot để ấn “điệp viên nằm vùng” xuống, một thiết bị lái mũi khoan mini sẽ đưa nó xuống sâu 5 mét. Họ hi vọng ấn thiết bị này xuống từ phía trên tức là phần lưng của nó thì nó sẽ không bị nổi lên như hai lần gần đây, khi mà nó đã gần như chìm xuống được rồi.
Nhưng để mẹo này thành công thì không chỉ là vấn đề cánh tay robot ấn thiết bị xuống mạnh hết cỡ. Một bộ phận gắn trên chóp của thiết bị thăm dò này sẽ gửi toàn bộ dữ liệu quan trọng lên cho trạm InSight, trạm sẽ chuyển thông tin về Trái Đất cho các nhà khoa học đang sốt ruột chờ đợi. Nếu chẳng may bộ phận trên chóp này bị hỏng thì toàn bộ thiết bị thăm dò sẽ chẳng còn tác dụng, vì thế thao tác của cánh tay robot phải làm sao thật cẩn trọng.
Các nhà khoa học dự kiến thiết bị thăm dò sẽ trở lại hoạt động vào đầu tháng 3, vì thế chúng ta sẽ không phải chờ đợi lâu cho đến khi biết được kế hoạch này có thành công hay không.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BGR
Nhật Bản sẽ phóng tàu thám hiểm vệ tinh của sao Hỏa
Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) mới đây thông báo kế hoạch đưa tàu thám hiểm tới 1 trong 2 vệ tinh của sao Hỏa để thu thập các mẫu đất đá bề mặt của hành tinh này.
Sao Hỏa có 2 vệ tinh được đặt tên là Phobos và Deimos.
Theo dự án Martian Moons eXploration (Chương trình thám hiểm vệ tinh của sao Hỏa) do JAXA đứng đầu, các nhà nghiên cứu sẽ phóng tàu thăm dò lên Phobos vào năm 2024 và mang về các mẫu đất đá vào năm 2029.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, đây là sứ mệnh đầu tiên như vậy trên thế giới.
Vệ tinh Phobos có đường kính khoảng 23km và bay quanh quỹ đạo cách sao Hỏa 9.000km. Qua dự án, các nhà nghiên cứu hy vọng làm sáng tỏ nguồn gốc các vệ tinh của sao Hỏa và quá trình hình thành các hành tinh trong hệ Mặt trời.
Theo anninhthudo.vn
Phát hiện mới thay đổi quan điểm về thời gian Trái đất được sinh ra Theo một phân tích mới về các đồng vị sắt được tìm thấy trong thiên thạch, Trái đất có thể mất 5 triệu năm để hình thành. Nghiên cứu này là một đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về sự hình thành hành tinh, cho thấy các cơ chế có thể thay đổi nhiều hơn chúng...