NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược ‘cắt lát salami’ với Mặt trăng

NASA cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng chiến lược “cắt lát salami” với Mặt trăng , tương tự như các động thái ở Biển Đông và Hoa Đông.

NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược 'cắt lát salami' với Mặt trăng - Hình 1
Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch lớn cho Mặt trăng nhưng có một số lý do khiến không quốc gia nào thực sự có thể tuyên bố quyền sở hữu bất kỳ vùng đất nào ở đó. Ảnh: Getty Images

Giám đốc NASA Bill Nelson gần đây đã bày tỏ lo ngại về các mục tiêu của Trung Quốc trong không gian, đặc biệt trước viễn cảnh Trung Quốc có thể tuyên bố quyền sở hữu Mặt trăng và ngăn các nước khác khám phá thiên thể này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn một tờ báo của Đức, ông Nelson cảnh báo: “Chúng tôi rất lo ngại rằng Trung Quốc đang đổ bộ xuống Mặt trăng và nói rằng ‘Bây giờ nơi này là của chúng tôi và các bạn tránh ra’”.

Lo ngại này của lãnh đạo NASA diễn ra vào thời điểm cả hai quốc gia đều đang tích cực thực hiện các sứ mệnh lên Mặt trăng, và Trung Quốc không hề e ngại về tham vọng Mặt trăng của mình.

Năm 2019, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu vũ trụ ở “vùng tối” của Mặt trăng. Cùng năm đó, Trung Quốc và Nga công bố kế hoạch chung thám hiểm Cực Nam của Mặt trăng vào năm 2026. Một số quan chức Trung Quốc cũng như các tài liệu chính phủ đã bày tỏ ý định xây dựng một Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế thường trực, có phi hành đoàn hoạt động, vào năm 2027.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa việc thiết lập căn cứ trên Mặt trăng và thực sự “chiếm” Mặt trăng.

Theo hai học giả nghiên cứu về an ninh không gian và chương trình không gian của Trung Quốc, ông Svetla Ben-Itzhak và R. Lincoln Hines (tại trường Đại học Hàng không – trung tâm huấn luyện của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Mỹ), Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác đều không có khả năng tiếp quản Mặt trăng trong tương lai gần. Hành động đó không chỉ là bất hợp pháp mà còn gặp khó khăn về mặt công nghệ – chi phí cho một nỗ lực như vậy sẽ rất cao, trong khi lợi ích tiềm năng chưa rõ là gì.

Video đang HOT

Luật không gian quốc tế

Về mặt pháp lý, Trung Quốc không thể tiếp quản Mặt trăng vì như vậy sẽ đi ngược lại luật không gian quốc tế hiện hành. Hiệp ước Thượng tầng Không gian, được thông qua vào năm 1967 và được ký bởi 134 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, tuyên bố rõ rằng “Không gian bên ngoài, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác, không là chủ thể cho chiếm đoạt quốc gia, bằng yêu sách chủ quyền, bằng cách sử dụng hoặc chiếm đóng, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác”.

NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược 'cắt lát salami' với Mặt trăng - Hình 2
Hiệp ước Thượng tầng Không gian (Outer Space Treaty) năm 1967 nói rằng Mặt trăng không thể bị tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ quốc gia nào. Ảnh: Flickr

Các học giả pháp lý đã tranh luận về ý nghĩa chính xác của khái niệm “sự chiếm đoạt”, nhưng ở cách hiểu theo nghĩa đen, hiệp ước chỉ ra rằng không quốc gia nào có thể chiếm hữu Mặt trăng và tuyên bố mở rộng mong muốn và đặc quyền quốc gia của mình. Nếu Trung Quốc cố gắng làm điều này, họ sẽ có nguy cơ bị quốc tế lên án và có thể bị cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh.

Mặc dù không quốc gia nào có thể đòi quyền sở hữu Mặt trăng, Điều I của Hiệp ước Thượng tầng Không gian cho phép mọi quốc gia được quyền khám phá và sử dụng không gian cũng như các thiên thể ngoài vũ trụ. Trung Quốc sẽ không phải là du khách duy nhất đến Nam Cực của Mặt Trăng trong tương lai gần.

Hiệp ước Artemis do Mỹ dẫn đầu là một nhóm 20 quốc gia có kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2025, bao gồm việc thành lập một trạm nghiên cứu trên Mặt trăng và một trạm vũ trụ hỗ trợ trên quỹ đạo được gọi là Gateway với kế hoạch ra mắt vào tháng 11/2024.

Chiến lược “cắt lát salami”

Dù không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền một cách hợp pháp đối với Mặt trăng, Trung Quốc, hoặc bất kỳ nước nào khác, vẫn có thể sẽ cố gắng từng bước thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế đối với các khu vực chiến lược quan trọng thông qua chiến lược được gọi là “cắt lát salami”.

Chiến lược “cắt lát salami” được tiến hành bằng cách thực hiện các bước đi nhỏ, dần dần gia tăng để đạt được thay đổi lớn. Những bước đi nhỏ đó không kích thích phản ứng mạnh mẽ, nhưng tác động tích lũy của chúng sẽ đưa đến sự phát triển đáng kể và tăng khả năng kiểm soát. Trung Quốc được cho là đang sử dụng chiến lược này ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Với diện tích bề mặt gần 39 triệu km vuông – tức gần gấp 5 lần diện tích của Australia – bất kỳ sự kiểm soát nào đối với Mặt trăng sẽ chỉ là tạm thời.

Hợp lý hơn, Trung Quốc có thể cố gắng đảm bảo quyền kiểm soát các khu vực “có giá trị” trên Mặt trăng, hạn như các miệng núi lửa với khối lương băng lớn hơn. Băng trên Mặt trăng rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp nước cho con người mà không cần vận chuyển từ Trái đất.

Nước đá cũng có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp oxy và hydro quan trọng, có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Nói tóm lại, nước đá rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững lâu dài và khả năng sống sót của bất kỳ sứ mệnh nào lên Mặt trăng hoặc xa hơn.

Đảm bảo và thực thi quyền kiểm soát các khu vực chiến lược trên Mặt trăng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư tài chính đáng kể và nỗ lực lâu dài. Và không quốc gia nào có thể làm được điều này mà mọi người không nhận ra.

Trung Quốc có đủ nguồn lực và khả năng?

NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược 'cắt lát salami' với Mặt trăng - Hình 3
Biểu đồ gia tăng chi tiêu cho chương trình vũ trụ của Trung Quốc, NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) kể từ năm 2009.

Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào chương trình không gian. Năm 2021, nước này dẫn đầu về số lần phóng lên quỹ đạo với tổng số 55 lần so với 51 của Mỹ. Bắc Kinh cũng nằm trong top 3 về triển khai tàu vũ trụ trong năm 2021. Công ty vũ trụ StarNet thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một siêu chùm vệ tinh gồm 12.992 vệ tinh, và Trung Quốc đã gần hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.

Lên Mặt trăng đã tốn kém, “tiếp quản” Mặt trăng sẽ còn tốn kém nhiều hơn thế nữa. Ngân sách không gian của Trung Quốc – ước tính khoảng 13 tỷ USD vào năm 2020 – chỉ bằng khoảng một nửa so với ngân sách của NASA. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng ngân sách không gian vào năm 2020, Mỹ tăng 5,6% và Trung Quốc tăng 17,1% so với năm trước.

Nhưng ngay cả khi chi tiêu tăng lên, Trung Quốc dường như chưa đầu tư số tiền cần thiết để thực hiện sứ mệnh tốn kém, táo bạo và không chắc chắn là “tiếp quản” Mặt trăng.

Khả năng Nga bắt tay Trung Quốc thực hiện các sứ mệnh Mặt Trăng

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin cho biết ông có kế hoạch thảo luận về quan hệ hợp tác với các đối tác Trung Quốc liên quan đến các sứ mệnh trên Mặt Trăng.

Khả năng Nga bắt tay Trung Quốc thực hiện các sứ mệnh Mặt Trăng - Hình 1
Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin. Ảnh: TASS

"Trước khi tháng 5 kết thúc, tôi dự định tổ chức đối thoại chi tiết về quan hệ hợp tác với các đối tác Trung Quốc theo hướng này", ông Rogozin trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS ngày 29/4.

Tháng 3/2021, ông Rogozin và Giám đốc Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc Zhang Kejian đã ký một biên bản ghi nhớ và hợp tác trong việc xây dựng một trạm Mặt Trăng quốc tế.

Tháng 11/2017, Roscosmos và CNSA ký kết một chương trình hợp tác không gian trong giai đoạn 2018-2022. Chương trình hợp tác bao gồm 6 lĩnh vực: nghiên cứu về Mặt Trăng và không gian sâu; nghiên cứu không gian và các công nghệ liên quan; vệ tinh và cách sử dụng; cơ sở thành phần và vật liệu; tương tác trên dữ liệu viễn thám của Trái đất và các vấn đề khác. Các nhóm làm việc đã được thành lập để thực hiện các dự án trong chương trình này.

Vào đầu tháng 4, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tuyên bố ngừng hợp tác với Nga trong ba sứ mệnh Mặt trăng - Luna 25, 26 và 27. Trong một tuyên bố chính thức, ESA cho biết họ đang chuyển hướng các chương trình không gian vì chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. ESA nói họ đang tìm cách hợp tác với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và các công ty tư nhân để tiếp tục triển khai các sứ mệnh.

ESA cũng xác nhận ngừng hợp tác với Roscosmos liên quan đến sứ mệnh khám phá Sao Hỏa. Sứ mệnh nhằm triển khai một xe tự hành trên bề mặt Sao Hỏa và khoan vào bề mặt của hành tinh này để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Trước loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Roscosmos, ông Rogozin khẳng định châu Âu sẽ là bên chịu thiệt hại nhiều hơn. Theo ông Rogozin, phương Tây cuối cùng vẫn sẽ phải nối lại hợp tác về không gian với Moskva, song phải đáp ứng được những điều kiện do Nga đưa ra. Nhiều nước trên thế giới đã từng đàm phán với Nga về việc đưa công dân nước mình bay vào không gian bằng tàu vũ trụ của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố Roscosmos sẽ tiến hành các chuyến bay có người lái đưa các phi hành gia người Belarus lên vũ trụ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam PhiTổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi
14:00:33 23/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss WorldHoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss World
10:27:23 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn sốY bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
10:37:57 23/05/2025
Tôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắtTôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắt
10:41:29 23/05/2025
Tôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưngTôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưng
10:32:14 23/05/2025
Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz ViệtHồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt
13:17:02 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo LộcPhát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
14:40:05 23/05/2025
Chú đâm chết cậu khi cùng đi thăm cháu mới sinhChú đâm chết cậu khi cùng đi thăm cháu mới sinh
14:06:56 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữaĐang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
10:38:02 23/05/2025

Tin mới nhất

Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

15:33:39 23/05/2025
Ukraine cho rằng tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vùng đệm an ninh biên giới sẽ gây cản trở cho nỗ lực đàm phán hòa bình.
Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

15:19:12 23/05/2025
Ukraine tăng cường các cuộc tấn công vào vùng Kursk của Nga, trong khi Tổng thống Vladimir Putin lệnh thúc đẩy an ninh biên giới.
Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

15:13:04 23/05/2025
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valery Zaluzhnyi cho rằng Ukraine nên từ bỏ ý nghĩ khôi phục đường biên giới năm 1991, thậm chí đường biên giới trước năm 2022.
Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

15:06:00 23/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đang thực thi mệnh lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới với Ukraine.
EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

15:00:16 23/05/2025
EU công bố số tiền mà Nga thu được nhờ bán năng lượng cho khối dù trước đó châu Âu thể hiện quyết tâm sẽ dừng mua mặt hàng này từ Moscow.
Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

14:43:58 23/05/2025
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên tiếng sau khi bị một tòa án Thái Lan yêu cầu bồi thường hơn 270 triệu USD vì chương trình gây tranh cãi khi bà còn cầm quyền.
Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

14:35:06 23/05/2025
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo rằng Israel sẽ phải nhận một đòn đáp trả tàn khốc và dứt khoát nếu tiến hành tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

14:02:08 23/05/2025
Năng lực đóng tàu của Trung Quốc cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc. Năm ngoái, các xưởng đóng tàu Trung Quốc đã cung cấp 53% trọng tải toàn cầu, so với chỉ 8% vào năm 2002.
Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

14:01:29 23/05/2025
Một số cộng đồng đang thử nghiệm các mô hình như biến quả mathenge thành thức ăn chăn nuôi hoặc làm than sinh học. Tổ chức VSF Suisse cùng Đại học Nairobi đã triển khai dự án phối hợp tại các vùng bị ảnh hưởng nặng.
Elon Musk tuyên bố sẽ giữ vị trí CEO của Tesla "cho tới chết"

Elon Musk tuyên bố sẽ giữ vị trí CEO của Tesla "cho tới chết"

13:58:24 23/05/2025
Đó có lẽ là tuyên bố gây chú ý nhất của tỷ phú Elon Musk trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây tại Diễn đàn kinh tế Qatar diễn ra ở Doha trong tuần này.
Tình báo Mỹ: Nga đưa vào biên chế tên lửa hạt nhân không đối không

Tình báo Mỹ: Nga đưa vào biên chế tên lửa hạt nhân không đối không

13:53:28 23/05/2025
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Lầu Năm Góc (DIA) cho biết Nga đang sản xuất các tên lửa không đối không mới mang đầu đạn hạt nhân.
"Giọt nước tràn ly" khiến chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine bất mãn từ chức

"Giọt nước tràn ly" khiến chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine bất mãn từ chức

13:51:33 23/05/2025
Quân đội Ukraine một lần nữa chao đảo vì bê bối liên quan đến văn hóa lãnh đạo, khi một chỉ huy đơn vị tinh nhuệ xin từ chức và công khai chỉ trích các tướng lĩnh cấp trên.

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo sợ của MC Mai Ngọc

Nỗi lo sợ của MC Mai Ngọc

Sao việt

16:26:24 23/05/2025
MC Mai Ngọc cho biết từ khi có con luôn có những nỗi lo lắng khác nhau theo từng giai đoạn. Chia sẻ này của cô nhận được sự đồng cảm từ đông đảo cư dân mạng.
Chỉ vì đôi hoa tai hơn 8 tỷ, mỹ nhân showbiz 17 tuổi khiến bố bị điều tra khẩn

Chỉ vì đôi hoa tai hơn 8 tỷ, mỹ nhân showbiz 17 tuổi khiến bố bị điều tra khẩn

Sao châu á

16:23:12 23/05/2025
Đến tối 22/5, cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo lập án điều tra nghi vấn cha Hoàng Dương Điền Điềm tham nhũng và có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian làm cán bộ
Hôm nay nấu gì: Bữa tối giản dị cho ngày mưa

Hôm nay nấu gì: Bữa tối giản dị cho ngày mưa

Ẩm thực

16:12:03 23/05/2025
Thực đơn bữa tối giản dị cho ngày mưa. Hương vị đậm đà của bữa ăn này sẽ khiến cả nhà hào hứng khi thưởng thức.
Choáng ngợp với cảnh tượng bên trong chiếc xe "ngôi nhà di động" tiền tỷ của người đàn ông Hà Nội đam mê du lịch

Choáng ngợp với cảnh tượng bên trong chiếc xe "ngôi nhà di động" tiền tỷ của người đàn ông Hà Nội đam mê du lịch

Netizen

16:09:28 23/05/2025
Với niềm đam mê du lịch, yêu thiên nhiên và thích khám phá, anh Nguyễn Sơn đã không ngần ngại đầu tư hơn 1 tỷ đồng để biến một chiếc xe ô tô truyền hình thành ngôi nhà di động, nơi cả gia đình anh có thể đồng hành khám phá muôn nẻo đườn...
Xe tay ga thiết kế hầm hố, động cơ 330cc, trang bị ngang Honda SH 350i, giá hơn 136 triệu đồng

Xe tay ga thiết kế hầm hố, động cơ 330cc, trang bị ngang Honda SH 350i, giá hơn 136 triệu đồng

Xe máy

16:07:47 23/05/2025
Theo nhà sản xuất công bố, trái tim này sản sinh công suất lên tới 27,6 mã lực tại 7.000 vòng/phút, kèm theo đó là mô-men xoắn cực đại đạt 30,8 Nm tại 5.500 vòng/phút - quá đủ để chinh phục mọi cung đường từ phố thị đến off-road nhẹ nhà...
Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!

Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!

Sao thể thao

15:44:14 23/05/2025
Trong làng bóng đá Việt, có một mối quan hệ anh rể - em vợ khiến netizen nhiều lần xuýt xoa, đó là câu chuyện giữa hậu vệ ĐT Việt Nam Đoàn Văn Hậu và cậu em vợ cực phẩm - Doãn Hoàng Minh - em trai lớn của nàng WAG Doãn Hải My
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã

Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã

Tin nổi bật

15:40:31 23/05/2025
Chiếc đò chở khoảng 10 học sinh qua sông Mã để đến trường khi cập bến bị mất cân bằng và lật nghiêng. Rất may không có thiệt hại về người.
Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Nhạc việt

15:10:55 23/05/2025
Bước ra từ Vietnam Idol 2015 với vị trí top 4, Hà Nhi ngày càng trưởng thành với những sản phẩm âm nhạc ấn tượng.
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Thời trang

14:51:58 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ - Juhi Vyas và Mohini Sharma - thu hút mọi ánh nhìn trên thảm đỏ Liên hoan phim (LHP) Cannes 2025 khi diện trang phục đến từ NTK Việt Nam, thể hiện thông điệp bảo vệ môi trường.
j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

Nhạc quốc tế

14:30:34 23/05/2025
Thành viên nhóm nhạc BTS là nghệ sĩ solo nam thứ 2 cùa Hàn Quốc xuất hiện trên trang bìa của tạp chí âm nhạc này sau PSY, vào năm 2012.
Chạy án - ai chạy, chạy ai?

Chạy án - ai chạy, chạy ai?

Pháp luật

14:11:27 23/05/2025
Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa chạy án, chạy tại ngoại nhưng nhiều người khi có thân nhân, bạn bè vi phạm pháp luật vẫn cố tìm mọi cách để giải thoát khỏi bản án pháp luật.