NASA cảm ơn Nga đã đưa phi hành gia về Trái đất an toàn
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) gửi lời cảm ơn tới tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nga đã đưa phi hành gia Mark Vande Hei trở về Trái đất một cách an toàn.
Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei sau khi đáp xuống Trái Đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan ngày 30/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
“Chúng tôi đã đưa Mark Vande Hei về nhà một cách an toàn, cảm ơn các đối tác Roscosmos. Chúng tôi rất vui khi anh ấy có thể trở lại Houston về với gia đình”, bà Kathy Lueders – Phó Quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Hoạt động và Khám phá Con người của NASA – phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 31/3.
Theo kênh truyền hình RT, ngày 30/3, phi hành gia Vande Hei đã quay trở lại Trái đất cùng với hai nhà du hành của Nga là Pyotr Dubrov và Anton Shkaplerov trong khoang tàu Soyuz từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Bộ ba đã được bay trở lại cơ sở phóng của Nga tại Baikonur, Kazakhstan. Từ đây, phi hành gia người Mỹ Vande Hei trở về nhà ở thành phố Houston.
Vande Hei chính thức trở thành phi hành gia người Mỹ hoạt động trong không gian lâu nhất kể từ khi được đưa lên ISS cùng phi hành gia người Nga Dubrov vào tháng 4/2021. Họ đã cùng nhau hoàn thành 5.680 vòng quỹ đạo, bay hơn 240 triệu km quanh Trái Đất.
Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei (trái) cùng các nhà du hành Nga Anton Shkaplerov (giữa) và Pyotr Dubrov (phải) sau khi đáp xuống Trái Đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan ngày 30/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Moskva trong nỗ lực ngăn cản nước này tiếp cận hàng hóa công nghệ và ngành hàng không vũ trụ , NASA dường như không thay đổi kế hoạch về việc cử các phi hành đoàn của Mỹ lên trạm ISS với hy vọng duy trì được tính “quốc tế” của trạm vũ trụ.
Hiện tại, còn tham gia hoạt động trên ISS gồm các phi hành Tom Marshburn, Raja Chari, and Kayla Barron của NASA và phi hành gia Matthias Maurer của Cơ quan Không gian châu Âu cùng các phi hành gia Nga.
Cuộc trở về Trái Đất lần này của các phi hành gia thu hút nhiều sự chú ý hơn do căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng trước. Bất chấp NASA đã nhiều lần tái khẳng định việc tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Roscosmos, một số hãng truyền thông Mỹ đã tỏ ý nghi ngờ liệu Nga có đưa nhà du hành Mark Vande Hei trở lại Trái Đất trong bối cảnh Washington đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Video đang HOT
Lý do khủng hoảng Ukraine có thể đưa Boeing trở lại vị trí số 1
Nhờ đa dạng hóa nguồn cung, Boeing hiện chỉ phụ thuộc vào Nga với khoảng 35% nguồn cung, trong khi Airbus phụ thuộc khoảng 50-65%.
Các nhà sản xuất nhỏ hơn như Embraer của Brazil còn phụ thuộc tới 100% vào Nga.
Boeing đang nắm nhiều lợi thế và cuộc khủng hoảng Ukraine có thể là một cơ hội cho hãng vượt lên trước đối thủ Airbus. Ảnh: Conversation
Nhà sản xuất máy bay Boeing đã phải đối mặt với rất nhiều thông tin xấu trong những năm gần đây. Sau hai vụ rơi máy bay Boeing 737 Max khiến 346 người thiệt mạng, gã khổng lồ hàng không vũ trụ Mỹ đã bị chỉ trích vì xử lý khủng hoảng "chậm chạp" và "phòng thủ". Sau đó, gần 400 máy bay Boeing đã phải "nằm đất" trong 20 tháng sau lệnh cấm tạm thời của chính quyền Mỹ. Tập đoàn cũng gặp khó khăn tại nhà máy ở Carolina, nơi sản xuất dòng 787 Dreamliners.
Tuy vây, Boeing cũng đang nắm rất nhiều lợi thế, và điều này trở nên rõ ràng khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra.
Nhân tố titan
Sản xuất máy bay mới chủ yếu dựa vào các vật liệu nhẹ, bao gồm titan. Titan cũng có các đặc tính quan trọng khác như độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, khiến nó trở nên lý tưởng để sử dụng làm thân máy bay, các bộ phận giằng các kết cấu với nhau, các bánh xe và gầm xe (bộ hạ cánh).
Nhưng titan lại là nguyên liệu rất khan hiếm, và 16% nguồn cung đến từ Nga và Ukraine.
Sau cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, Boeing bắt đầu dự trữ titan và đa dạng hóa các thỏa thuận về nguồn cung ứng kim loại. Trong một tuyên bố vào ngày 7/3 vừa qua, công ty đã tìm cách trấn an các bên liên quan về quan điểm của mình đối với nguyên liệu thô. Boeing khẳng định hàng tồn kho và nguồn titan đa dạng của công ty cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất máy bay và họ sẽ thực hiện các bước đi đúng đắn để đảm bảo nguồn cung lâu dài.
Điều thú vị là Boeing đã đình chỉ mua titan từ Nga vào đầu tháng 3, mặc dù kim loại này vẫn chưa nằm trong danh sách bị trừng phạt của Mỹ. Hãng đối thủ Airbus có thể cũng đã dự trữ titan kể từ sự kiện sáp nhập Crimea 2014, nhưng vẫn tiếp tục dựa vào nguồn cung từ Nga.
Máy bay A330 của Airbus. Ảnh: Reuters
Nhờ đa dạng hóa nguồn cung, Boeing hiện chỉ phụ thuộc vào Nga với khoảng 35% nguồn cung, trong khi Airbus phụ thuộc trong khoảng 50-65%. Các nhà sản xuất nhỏ hơn thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn: như Embraer của Brazil phụ thuộc 100% vào nguồn cung của Nga.
Cả Boeing và Airbus đều hứng chịu đòn giáng trên thị trường chứng khoán sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine, do viễn cảnh nhu cầu máy bay giảm sút cảnh và nguy cơ gián đoạn các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên Boeing đã hành động tốt hơn một chút, dẫu những năm gần đây thể hiện của họ kém hơn Airbus. Và nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt cả với titan từ Nga, Airbus và các nhà sản xuất máy bay khác sẽ thấy mình rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong khi với Boeing, mối đe dọa này nhẹ hơn đáng kể.
Cuộc đối đầu Boeing - Airbus
Boeing 747 có lẽ là chiếc máy bay thành công nhất mọi thời đại, nhưng chiếc 747-8, ra mắt năm 2005, lại bị xem là một "thất bại" với công ty.
Mẫu cuối cùng của Boeing trong kỷ nguyên máy bay khổng lồ chỉ bán được 138 chiếc, so với 249 chiếc của đối thủ chính là Airbus A380.
Máy bay Boeing trong xưởng sản xuất. Ảnh: AP
Tuy nhiên, thành công của Airbus so với Boeing 747-8 là rất lớn. Việc Boeing phát triển chiếc 747-8 đã thúc đẩy Airbus dồn lực khổng lồ vào A380, do trước đây họ chưa có cơ sở hạ tầng để chế tạo một phương tiện như vậy. Trong khi đó Boeing, rõ ràng không gặp phải vấn đề này, đã có thể rót tiền vào những mảng khác. Chương trình 747-8 tiêu tốn 4 tỉ USD sau khi điều chỉnh lạm phát, trong khi A380 tốn kém hơn gấp 6-7 lần.
Vấn đề đối với Airbus là thị trường đã chuyển hướng từ những chiếc jumbo (máy bay thân lớn) sang máy bay thân rộng tầm trung như Boeing 787 Dreamliner.
Trong nhiều năm ngành công nghiệp này đã chuyển hướng sang bay "điểm - điểm" giữa hai đầu, thay vì qua một trung tâm trung chuyển như London Heathrow. Và đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy mạnh hơn xu hướng này. Điều đó đã tạo thuận lợi cho tính nhanh nhẹn, linh hoạt của dòng máy bay tầm trung. Do đó, nhiều hãng hàng không bao gồm Air France, KLM và Virgin Atlantic đã sớm cho các đội bay A380 và Boeing 747 ngừng hoạt động.
Hoạt động sản xuất A380 đã kết thúc vào năm 2021 sau khi hãng hàng không Emirates (Qatar) hủy những đơn hàng cuối cùng, còn chương trình sản xuất Boeing 747 ngừng trong năm nay.
Dòng A380 khiến Airbus tốn kém nhiều tiền của nhưng không hiệu quả. Ảnh: EPA
Được ra mắt vào năm 2004, dòng máy bay tầm trung của Boeing, Dreamliner tự hào với khả năng tiết kiệm nhiên liệu và sự thoải mái chưa từng có. Nó nhanh chóng trở thành máy bay thân rộng bán chạy nhất mọi thời đại. Trong khi đó, Airbus đã đổ mọi nguồn lực vào A380 - một chiếc máy bay mà Boeing biết rằng nhu cầu rất ít.
Ngay cả khi Airbus đưa A330neo ra thị trường để cạnh tranh với Dreamliner vào năm 2014, đó chỉ là phiên bản sửa đổi của khung máy bay có từ trước, vì thế không thể sánh với 787 về hiệu suất nhiên liệu và sự thoải mái.
Xét toàn diện thì Boeing 787 đã khẳng định là chiếc máy bay được ưa chuộng trên thị trường. Boeing đã giao 1.006 chiếc cho khách hàng và có thêm khoảng 900 đơn đặt hàng, trong khi A330neo chỉ thực hiện 67 chuyến giao và tổng cộng 348 đơn hàng.
Câu hỏi đặt ra là liệu Boeing có thể lặp lại thành công với Dreamliner ở các phân khúc khác trên thị trường hay không. Ngành công nghiệp đang chờ đợi tin tức về máy bay cỡ trung mới của hãng dành cho các chuyến bay tầm trung, hiện được gọi là Boeing 797. Chiếc máy bay này cũng đã bị trì hoãn do các vấn đề của 737 Max. Được thiết kế để thay thế máy bay thân hẹp 757 và cạnh tranh với máy bay Airbus A321XLR và dự kiến đưa vào phục vụ vào năm 2023, chiếc Boeing 797 có thể rất quan trọng đối với thành công của Boeing.
Trên thị trường máy bay thân hẹp, dành cho những chặng ngắn hơn, gia đình Airbus A320 gần đây dẫn trước Boeing 737 ở doanh số, nhưng 737 vẫn dẫn đầu về số máy bay đã chuyển giao. Hiện chưa rõ chuỗi cung cấp tiềm năng có làm thay đổi cán cân này không, khi chiến sự ở Ukraine có thể ảnh hưởng nặng hơn lên Airbus.
FAO: Mỹ Latinh - chìa khóa cho an ninh lương thực thế giới Mỹ Latinh và Caribe đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, hiện khu vực này sản xuất đủ lương thực (tính theo calo) cho khoảng 1,3 tỷ người, tức 1/6 dân số thế giới. Đây là nhận định của Tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc. Tổng giám đốc Tổ...