NASA ấn định ngày phóng tàu vũ trụ Crew Dragon của Space X
Nếu thành công, SpaceX sẽ vượt qua Boeing, hãng cũng có hợp đồng với NASA để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ như một phần của chương trình Phát triển đội bay thương mại của NASA.
Vụ phóng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX dự kiến diễn ra vào 27/5. (Nguồn: Reuters)
Ngày 17/4, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo vụ phóng tàu vũ trụ lịch sử Crew Dragon của SpaceX dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27/5 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida.
Thông báo cho biết vụ phóng sẽ đánh dấu chuyến bay đầu tiên của phi hành đoàn của NASA kể từ năm 2011 và đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên thuộc sở hữu của công ty tư nhân Mỹ SpaceX. Đây là công ty sản xuất hàng không vũ trụ và vận chuyển không gian do tỷ phú Elon Musk sáng lập có trụ trở tại bang California.
Thông báo của NASA cho biết cơ quan này sẽ cử hai phi hành gia giàu kinh nghiệm nhất là Bob Behnken và Doug Hurley tham gia vào chuyến bay này.
Nếu thành công, SpaceX sẽ vượt qua Boeing, hãng cũng có hợp đồng với NASA để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ như một phần của chương trình Phát triển đội bay thương mại của NASA.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh có các thông tin cho rằng NASA hiện phải trả cho Nga 83 triệu USD cho mỗi chỗ trên tàu vũ trụ để bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ( ISS) trong nỗ lực duy trì sự hiện diện của các phi hành gia người Mỹ trên trạm này.
Vào năm 2011, hệ thống tàu vận tải con thoi có người lái sử dụng nhiều lần của Mỹ đã ngừng hoạt động. Từ đó, chỉ có tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa phi hành đoàn lên trạm ISS.
Để tiếp tục kế hoạch đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế, Mỹ đã chế tạo những con tàu vũ trụ có người lái mới như Crew Dragon do hãng SpaceX chế tạo và Starline do hãng Boeing chế tạo./.
Đặng Huyền
Trạm vũ trụ không gian được xỷ lý vi khuẩn như thế nào?
Trong môi trường ngoài không gian yêu cầu phải giữ thật sạch sẽ, tránh mọi vi khuẩn có thể gây hư hỏng tới các thiết bị cũng như chính an toàn của phi hành gia.
Video đang HOT
Vào năm 1998, sau 12 năm trôi nổi trong quỹ đạo, trạm vũ trụ hòa bình Mir của Nga bắt đầu biểu hiện những triệu chứng hỏng hóc như nguồn điện chập chờn, máy tính hoạt động kém, hệ thống điều hòa rỉ nước.
Để hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phi hành đoàn bắt đầu nghiên cứu các loại vi sinh vật tồn tại trên trạm và họ đều ngạc nhiên trước kết quả được tìm thấy.
Các phi hành gia kiểm tra bên trong một bảng điều khiển và họ tìm thấy những quả cầu nước đục có kích thước cỡ quả bóng.
Sau khi phân tích, người ta phát hiện bên trong lượng nước đục này chứa đầy vi khuẩn, nấm và mạt. Đáng lo hơn là các quần thể sinh vật đang tấn công phần cao su niêm phong cửa sổ của trạm và các con bọ tiết axit thì đang ăn dây cáp điện một cách chậm rãi.
Khi trạm vũ trụ hòa bình Mir được phóng đi, nó hầu như ở trong tình trạng vô khuẩn, mỗi bộ phận được lắp ráp trong phòng kín bởi các kỹ sư mặc trang phục bảo hộ và đeo khẩu trang. Những vi sinh vật xuất hiện sau này đều do phi hành đoàn mang đến.
Chúng ta chia sẻ cuộc sống và cơ thể với vi sinh vật. Từ vi khuẩn trong ruột đến con mạt gặm da chết, khoa học ước định hơn một nửa tế bào trên cơ thể chúng ta không thuộc về loài người.
Hầu hết các vi sinh vật này không chỉ vô hại mà còn cần thiết, chúng hỗ trợ chúng ta tiêu hóa thức ăn và phòng chống bệnh tật. Bất kể chúng ta đi đâu, hệ vi sinh vật cũng đi theo đó và cũng như con người, chúng có khả năng thích ứng với cuộc sống trong không gian.
"Không gian là một môi trường khắc nghiệt không chỉ đối với con người", Christine Moissl-Eichinger nói. Bà là tác giả của bản báo cáo khoa học nghiên cứu về hệ vi sinh vật ở Trạm vũ trụ Quốc tế.
Bản báo cáo khoa học của Moissl-Eichinger xuất hiện vừa đúng dịp kỷ niệm 20 năm Trạm vũ trụ Quốc tế hoạt động.
Rút kinh nghiệm từ trường hợp của trạm không gian hòa bình Mir, các nhà sinh vật học luôn lo lắng và tự hỏi liệu có loài sinh vật nào khác sinh sống trên trạm, đặc biệt là các vi sinh vật gây hại đến trạm và phi hành đoàn.
"Do sự thích nghi đối với tình cảnh đặc biệt trong không gian, chúng tôi hi vọng sẽ tìm thấy điểm khác biệt trong cấu trúc di truyền hoặc tổ hợp chất của cộng đồng vi sinh", bà Moissl-Eichinger nói, giảng viên trường Đại học Y tế Graz thuộc nước Áo cho biết.
Các nhà khoa học xác định bên trong Trạm vũ trụ Quốc tế có khoảng 55 loại vi sinh vật khác nhau sinh sống. Trong đó bao gồm vi khuẩn, nấm, nấm mốc, sinh vật đơn bào và vi rút. Mặc dù thiếu đi trọng lực, những vi sinh vật này vẫn thích nghi rất tốt với môi trường xung quanh.
"Chúng không có khả năng chống lại thuốc kháng sinh hay sở hữu đặc điểm nào gây hại cho con người. Nhưng chúng tôi phát hiện chúng đã thích nghi đối với tất cả bề mặt kim loại", bà Moissl-Eichinger nói.
Để giữ trạm vũ trụ sạch sẽ cũng như phòng chống quần thể vi sinh vật sinh trưởng, phi hành đoàn phải bắt tay vào giữ vệ sinh.
Mỗi tuần, các phi hành gia đều lau sạch bề mặt trạm vũ trụ bằng khăn kháng khuẩn và dùng máy hút bụi để dọn dẹp những mảnh rác trôi nổi. Họ cũng vệ sinh hằng ngày để giữ khu vực bếp sạch sẽ và ngăn dụng cụ tập thể dục bị mốc.
"Chúng tôi dựa vào các phi hành gia để xử lý một phần công việc dọn dẹp. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng dựa vào công nghệ để lọc không khí và giữ cho nước sạch", ông Christophe Laseur, là trưởng bộ phận nghiên cứu hệ thống hỗ trợ cuộc sống tại Bộ Không gian châu Âu (ESA) cho biết.
Bài học rút ra từ trạm vũ trụ hòa bình Mir đã được áp dụng lên thiết kế và cách vận hành của Trạm vũ trụ Quốc tế. Một số ví dụ như môi trường được giữ khô hơn để tránh cho sinh vật phát triển và luôn có một luồng gió đẩy bụi vào hệ thống lọc khí.
Trường hợp của Trạm Quốc tế đã chứng minh rằng con người có thể cùng sinh sống với vi sinh vật trong không gian mà không phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Việt Hùng (BBC)
Cú hạ cánh về 'Trái Đất không còn như xưa' của các phi hành gia từ ISS Không có lễ đón như thường lệ dành cho 2 phi hành gia người Mỹ - Jessica Meir và Andrew Morgan - cùng đồng nghiệp người Nga Oleg Skripochka sau khi họ trở về từ ISS. Hai phi hành gia, dẫn đầu bởi chỉ huy Skripochka, đóng cửa tàu vũ trụ của họ với module Zvezda của Trạm Vũ trụ Quốc tế vào...