“Nạp tiền để thắng”, game thủ Việt dù ghét bỏ nhưng vẫn buộc phải làm quen với điều này
Dù thế nào đi nữa, khái niệm “trả tiền để chiến thắng – pay to win” đang tồn tại trong các trò chơi miễn phí. Chỉ có cách thể hiện là khác nhau tùy thuộc vào mỗi trò chơi.
Game online miễn phí (hay còn được gọi là game free to play) đang là xu hướng chủ đạo của làng game thế giới. Đáng tiếc, không chỉ riêng tại Việt Nam, dòng game này trên thế giới cũng đang thể hiện khả năng “hút máu” kinh khủng.
Trước tiên để so sánh, các bạn hãy chuẩn bị hai bản danh sách. Một bản điền tên những game miễn phí (free to play - F2P) mà bạn cho rằng chúng tốt nhất. Ở bản còn lại, hãy liệt kê những sản phẩm tồi tệ hoặc bạn phải dùng nhiều tiền mới có thể giành chiến thắng.
Giờ chúng ta đã có hai bản danh sách trong tay. Tốt ! Hãy nhìn một lượt và tìm ra những điểm chung của chúng. Đối với danh sách của tôi, tôi cho rằng hầu hết các trò chơi F2P tốt đều là MOBA hoặc ARTS (những trò chơi có tính đối kháng mạnh mẽ và hầu như không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của thể mua bằng tiền thật). Trong khi đó những game F2P tệ đều là những game chủ yếu thuộc thể loại nhập vai, thẻ bài…., nơi mà những vật phẩm trong cash shop ảnh hưởng cực lớn để sự cân bằng của trò chơi.
Tuy nhiên, trong danh sách này vẫn có một số ngoại lệ. Như “ Path of Exile” là một game nhập vai trực tuyến điển hình nhưng vẫn được coi là trò chơi tốt. Với kinh nghiệm của tôi, một cửa hàng tiền mặt công bằng sẽ được thiết lập dễ dàng hơn trong các game như bắn súng hay MOBA hơn là trong các game MMORPG (hành động nhập vai).
Theo tôi, các trò chơi MOBA có xu hướng được giới hạn và lặp đi lặp lại do đó sẽ không có nhiều thử trong cash shop có thể can thiệp sâu vào trò chơi. Mặt khác, các game MMORPG cung cấp một loạt các thử thách khác nhau và các nhà phát triển phải tìm ra cách để phân vùng chúng ra để chuyển hóa thành lợi nhuận. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn phải nhận định rằng, khái niệm “trả tiền để chiến thắng – pay to win” đang tồn tại trong các trò chơi miễn phí. Chỉ có cách thể hiện là khác nhau tùy thuộc vào mỗi trò chơi.
Video đang HOT
Làng game Việt từng chứng kiến không ít đại gia nạp cả tiền tỷ vào game
Hãy bắt đầu với định nghĩa cơ bản và phổ biến nhất của “pay to win”, đó là việc có thể mua được một vật phẩm (hoặc ưu đãi) trong cash shop mà vật phẩm (hoặc sự ưu đãi) này mang lại cho bạn lợi thế hơn bất cứ điều gì có thể mua được trong trò chơi.
Với định nghĩa là thế, tuy nhiên trên thực tế, bạn sẽ khó bắt gặp cách thức hoạt động cash shop như vậy (ngoại trừ một số trò chơi của Trung Quốc). Tôi cam đoan với bạn rằng 99% game F2P được giới thiệu trên MMOBomb sẽ không có các vật phẩm như vậy. Những nhà phát triển hiện nay đều hiểu rằng các vật phẩm như vậy sẽ làm tê liệt trò chơi của họ, thậm chí có thể đưa game về cửa tử.
Quay trở lại với sự phân biệt giữa MOBA / ARTS và MMORPG. Đối tượng của một game MOBA / ARTS là gì ? Làm thế nào để bạn chiến thắng ? Câu trả lời là trong hấu hết các trường hợp, chiến thắng sẽ đến khi bạn đánh bại đối thủ hoặc nhóm đối thủ. Hãy nhìn vào các trận đấu trong Team Fortress 2, Liên Minh Huyền Thoại hay DOTA 2, chiến thắng là khi bạn quét sạch mọi kẻ thù. Những trò chơi thế này biết tốt hơn hết là không bán trực tiếp những lợi thế để các bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đó.
Vậy còn đối với game nhập vai trực tuyến ? Tất nhiên, những con trùm khó khăn nhất trong trò chơi hoàn toàn có thể bị đánh bại. Tuy nhiên, chỉ một tỉ lệ phần trăm nhỏ người chơi có thể làm được điều này. Ngoài việc tiêu diệt những con trùm, những trò chơi này còn được phát triển theo nhiều hướng khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn như trang phục đẹp, vũ khí đẹp, top tài phú, top lực chiến, hoặc thậm chỉ chỉ là thang lang khám phá các vùng đất hay sở hữu nhiều nhân vật có cấp độ tối đa. Với mỗi người chơi khác nhau, mục đích “chiến thắng” trong các trò MMORPG sẽ khác nhau.
Với những khái niệm về “chiến thắng” mung lung như vậy, khái niệm “pay to win” trong các trò chơi MMORPG cũng sẽ không rõ ràng và biến chuyển thành nhiều dạng khác nhau. Với cash shop, sẽ có rất nhiều cách để bạn tiến tới “chiến thắng” của riêng mình. Và trong những năm qua, với sự phát triển không ngừng của cash shop trong game MMORPG, nhiều game thủ đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
Tuy nhiên, có phải là quá ích kỷ không khi các bạn không muốn nhìn thấy các vật phẩm được bán bằng tiền mặt trong cash shop của game MMORPG? Bạn cần hiều rằng nhà phát triển cần bán một vài thứ gì đó để bù đắp lại chi phí sản xuất và vận hành trò chơi. Đó là điều đương nhiên.
Tôi nghĩ rằng, hiện nay khái niệm “pay to win” nên được chấp nhận từ cả hai phía người chơi và nhà phát triển. Với nhà phát triển, không nên lạm dụng những lời nói dối theo kiểu “chúng tôi không phải là một trò chơi trả tiền để giành chiến thắng”. Hãy nhìn vào thực tế và thừa nhận chúng như một phần tất yếu.
Tương tự như vậy với các game thủ, các bạn nên chấp nhận một thực tế rằng bạn phải bỏ ra một khoản phí để có thể có được những trải nghiệm game tốt nhất (kể cả là với những tựa game free to play). Nếu bạn không thể sống với điều đó, có lẽ bạn nên tìm một sở thích khác ngoài game. Hoặc một cách khác, hãy thay đổi quan điểm về “chiến thắng” của mình trong game.
Garena lại vờn người chơi như "Tom và Jerry", game thủ Việt kẻ cười người khóc
Có vẻ như một bộ phận game thủ Việt Nam vẫn chưa tránh được đợt ra tay mấy tháng nay của Garena.
Gần đây, game thủ Việt trên một số nhóm Call of Duty Mobile lại kêu ca về tình trạng không thể đăng nhập được vào máy chủ của Garena. Trước đó, đích thân Garena tại các quốc gia này đã ra thông báo chính thức chặn game thủ Việt khỏi tựa game Call of Duty Mobile tại một số thị trường do công ty này phát hành. Fanpage của Call of Duty Mobile quốc tế cũng gửi tới người dùng không thể truy cập vào tựa game này với nội dung như sau: "Rất xin lỗi, tựa game này chỉ khả dụng tại Singapore, Myanmar và Philippines và những khu vực khác thuộc thẩm quyền phát hành của Garena".
Tất nhiên, game thủ Việt không chịu đầu hàng, rất nhiều người chơi vẫn tìm ra cách "lách luật" và "vượt rào" để tiếp tục ở lại máy chủ này. Tất cả mọi cách đều đã được game thủ Việt áp dụng, từ thay đổi kết nối mạng internet cho đến sử dụng các cách thức thay đổi IP nhằm qua được bức "tường lửa" của Garena.
Trải qua nhiều cố gắng tìm tòi, có vẻ như nhiều người chơi Việt đã phần nào thành công trong việc ở lại cụm máy chủ này của Garena. Tuy nhiên, không phải 100% người chơi đều được toại nguyện. Vẫn có một bộ phận game thủ Việt không thể truy cập được vào Call of Duty Mobile phiên bản Garena phát hành.
Trên một số nhóm Call of Duty Mobile không phải của VNG, vẫn thi thoảng lại có người chơi đăng đàn rằng bỗng dưng "một ngày đẹp trời", không thể đăng nhập được Call of Duty Mobile của Garena nữa, hoặc may mắn hơn, truy cập vào nhưng lại diễn ra tình trạng delay, giật lag. Có người chơi kêu than rằng đã tìm đủ mọi cách mà vẫn không ăn thua.
Trước đó, game thủ Việt từng có thời gian chung sống "mặn nồng" với Call of Duty Mobile do Garena phát hành tại một số quốc gia. Tuy nhiên, sau đó thì những ngày trăng mật đó sớm kết thúc khi Garena đưa ra thông báo theo kiểu mời ai về nhà nấy. Không rõ có "bàn tay" nào tác động hay không, nhưng nếu như có thì cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. PUBG Mobile, Crossfire Legends đều là những cái tên trứ danh một thời của Tencent, cũng đều chặn IP của Việt Nam để "ai về nhà người nấy".
Có vẻ, viễn cảnh Call of Duty Mobile phiên bản quốc tế bỏ chặn hoàn toàn cho game thủ Việt là điều rất khó diễn ra trong tương lai. Vì vậy, người chơi chỉ có hai lựa chọn, một là bỏ game, hai là buộc phải chơi phiên bản Call of Duty của VNG trong thời gian tới, dù có muốn hay không nếu như người chơi vẫn dành tình cảm cho tựa game này.
Điều mà người chơi Việt vẫn lo lắng khi về phiên bản VNG đó chính là tình trạng hack có thể diễn ra. Tuy nhiên, bản thân Call of Duty Mobile hay bất kỳ một tựa game mobile online nào, dù được vận hành bởi công ty nào, từ Garena cho đến VNG, cũng sẽ không thể an toàn tuyệt đối 100%, nhất là trên nền tảng Android, vốn cho phép người dùng được "vọc vạch" sâu vào trong hệ điều hành của mình. Nhìn rộng ra, các sản phẩm game mobile khác, đặc biệt là dòng game eSports, thường xuyên có hack, chúng như một thứ gì đó tồn tại và phát triển song song với những game online vậy.
Valorant: Riot Games chính thức phát hành beta sang nhiều khu vực mới, game thủ Việt vẫn phải chờ, nhưng đã có cách nhận key trải nghiệm miễn phí Cơ hội để nhận miễn phí các key closed beta của Valorant là đây. Kể từ khi ra mắt phiên bản closed beta vào ngày 7/4, Valorant đã nhanh chóng tạo nên một sức hút cực lớn, thậm chí đe dọa sẽ là đối thủ tiềm tàng với các tựa game FPS trong tương lai như CS:GO, Overwatch. Tuy nhiên, với số lượng...