Naomi Osaka dự Olympic Tokyo với tư cách nào?
Tay vợt số ba thế giới Naomi Osaka đứng trước một quyết định quan trọng trước khi góp mặt ở sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh sẽ diễn ra trong năm 2021.
Năm 2019, Naomi Osaka – người mang trong mình hai dòng máu Nhật Bản và Haiti, từng tuyên bố sẽ từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, bởi theo luật, Nhật Bản không cho phép công dân của mình mang đồng thời hai quốc tịch.
Hiện đang cư trú tại California (Mỹ), Naomi Osaka được hưởng lợi từ quyền ưu tiên dành cho con của các gia đình có vợ hoặc chồng là người nước ngoài kết hôn với công dân Nhật Bản – những trường hợp được gọi là “hafu”.
Theo luật của Nhật Bản, “hafu” có quyền giữ hộ chiếu kép cho đến năm 22 tuổi và sau đó, họ buộc phải lựa chọn một trong hai quốc tịch đó. Đã hơn một năm kể từ sinh nhật tuổi 22 (ngày 16/10/2019), nhưng đến nay Naomi Osaka vẫn giữ cả hai hộ chiếu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Tay vợt số ba thế giới là một trong những người hoạt động tích cực trong phong trào phản đối phân biệt chủng tộc đối với người da màu (Black Lives Matter). Hình ảnh của Naomi Osaka xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí và nhà vô địch US Open 2020 đã lọt vào danh sách “Các VĐV thể thao kiếm tiền nhiều nhất năm” của tạp chí Forbes.
Naomi Osaka vô địch US Open 2020
Tháng 7/2021, Thế vận hội mùa Hè sẽ diễn ra ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Trước đó, Naomi Osaka sẽ phải lựa chọn trở thành đại diện cho Nhật Bản hay Hoa Kỳ tham dự sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Đại dịch Covid-19 đã khiến Thế vận hội mùa Hè ở Tokyo không thể diễn ra theo dự kiến và phải dời lịch sang năm 2021 nhưng vẫn giữ nguyên tên “ Olympic Tokyo 2020″.
Trong thời gian dự giải Cincinnati Masters 2020, khi được hỏi về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và cụ thể là ứng viên phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, Naomi Osaka chia sẻ:
“Tôi đang ở trong một tình thế khó xử. Không hẳn là một công dân Mỹ, tôi không nên bàn về chuyện chính trị. Thật kỳ lạ khi sống ở một đất nước mà lại không thể bày tỏ quan điểm cá nhân trước những điều đang xảy ra trước mắt”.
Ở mùa giải 2020, Naomi Osaka thắng 16 trong 19 trận đã chơi và giành chức vô địch US Open 2020 – danh hiệu Grand Slam thứ ba trong sự nghiệp. Tính đến nay, tay vợt 23 tuổi đã có sáu danh hiệu WTA và 25 tuần giữ ngôi số một thế giới.
Dominic Thiem vượt mọi giới hạn về sự kiên trì
Không chỉ là người Áo đầu tiên đăng quang tại Giải Mỹ mở rộng, Dominic Thiem cũng là tay vợt đầu tiên thuộc thế hệ 9X sở hữu một danh hiệu Grand Slam cao quý.
Ngược dòng đánh bại đối thủ và là bạn thân Alexander Zverev sau 5 ván đấu hết sức kịch tính, Dominic Thiem khiến những ai theo dõi trực tiếp trận chung kết US Open 2020 cũng phải ngả mũ thán phục. Tay vợt người Áo ra sân trong tình trạng chấn thương và sớm bị Zverev dẫn trước 2 ván. Thế nhưng kỳ tích đã xảy ra khi Dominic Thiem kiên trì lật ngược tình thế bằng sự chống trả quyết liệt, chắt chiu từng điểm số khiến Zverev đuối sức, phạm sai lầm để rồi phải nhận thất bại cay đắng sau hơn 4 giờ so tài trên sân Arthur Ashe (New York - Mỹ) rạng sáng 14-9.
Thống kê toàn trận cho thấy Zverev có tỉ lệ giao bóng ăn điểm trực tiếp nhiều gần gấp đôi Dominic Thiem nhưng tay vợt 23 tuổi người Đức cũng phạm lỗi đánh bóng hỏng nhiều tương tự. Sở hữu chiều cao 1,98 m và sải tay dài vượt trội nhưng tâm lý thi đấu của Zverev kém hẳn so với đối thủ người Áo. Thiem đã tận dụng tối đa thời cơ mỗi khi đối thủ chùn bước và sự kiên trì, quyết tâm trong mỗi pha trả bóng đã giúp Thiem vượt qua thời khắc khó khăn để giành được những điểm số quan trọng.
Danh hiệu Grand Slam đầu tay trong sự nghiệp của Dominic Thiem. Ảnh: REUTERS
Alexander Zverev tỏ ra rất tiếc nuối khi để vuột cơ hội sở hữu danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp dù đã nắm chắc 80% cơ hội thắng trận. Tuy vậy, anh cũng thừa nhận chiến thắng hết sức xứng đáng của người bạn thân thiết khi cả hai đã nhiều phen đối đầu và có đến 7 lần thất bại nghiêng về Zverev.
Được xem là "hoàng tử sân đất nện" nhờ lối chơi thiên về nội lực, đấu bóng bền cuối sân với những pha di chuyển cứu bóng linh hoạt không kém đàn anh Rafael Nadal, Thiem còn có tuyệt chiêu là cú trái một tay điệu đà và không kém phần chuẩn xác so với Federer. Thiem đã 2 lần dự chung kết Roland Garros và 1 trận chung kết Úc mở rộng nhưng chưa bao giờ thành công. Tại US Open 2020, Roger Federer và Rafael Nadal không tham dự còn Novak Djokovic bị truất quyền thi đấu tại vòng 4. Những yếu tố này giúp Dominic Thiem lần đầu tiên vào đến trận chung kết và lên ngôi vô địch trên đất Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên sau 4 năm, danh hiệu Grand Slam không thuộc về "Big Three" Federer - Nadal - Djokovic.
Thành công ở US Open 2020 sẽ là động lực để Thiem tự tin chinh phục ngôi vô địch Roland Garros 2020, giải đấu trên mặt sân đất nện sẽ diễn ra vào ngày 21-9 tại Paris - Pháp có sự góp mặt của đương kim vô địch Rafael Nadal và tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic.
Naomi Osaka và cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc Những chiếc khẩu trang mang thông điệp chống nạn phân biệt chủng tộc trong suốt hành trình tại US Open 2020 khiến Naomi Osaka trở thành nhà vô địch đặc biệt nhất của giải Grand Slam trên đất Mỹ. Rạng sáng 13/9, tay vợt nguời Nhật Bản Naomi Osaka ngược dòng, đánh bại cựu số 1 thế giới Victoria Azarenka (Belarus) với tỷ...