Nao lòng với tiếng đàn bầu ngày cuối năm của ông cụ ăn xin
Giữa phố phường tấp nập, nhộn nhịp ngày cuối năm, bên góc phố, ông cụ ngồi đánh đàn bầu, cứ mỗi khi tiếng đàn vang lên bài hát “Xuân này con không về” khiến nhiều người đi qua ai cũng thấy nao lòng…
Hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Duy Sang (58 tuổi) thành phố Thanh Hóa đi thổi sáo, đánh đàn rong kiếm tiền nuôi sống gia đình. Những ngày giáp Tết này, mọi người ai cũng đều mong được nhanh về đoàn tụ bên gia đình nhưng ông Sang lại phải tranh thủ đi đánh đàn bầu kiếm tiền lo Tết cho gia đình mình.
Qua câu chuyện với người đàn ông có dáng người nhỏ nhắn, mái tóc đã điểm bạc, chúng tôi mới dần thấu hiểu về hoàn cảnh của người đàn ông này. Cũng nhờ vào cái nghề không giống ai này mà hơn 20 năm qua ông Sang đã nuôi sống được gia đình mình và chăm lo cho 3 con ăn học trưởng thành.
Ông Sang cho biết, nhà ông ở xã Quảng Phú, cách thành phố hơn 10km. Mỗi ngày, ông phải thức dậy từ lúc 5 giờ sáng. Sau khi giúp vợ làm những công việc nhà xong, ông bắt đầu lên chiếc xe đạp cũ cùng bộ đồ nghề ngược lên thành phố. Thông thường công việc đi thổi sáo và chơi đàn rong của ông bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng, đến khoảng 14 giờ chiều ông lại đạp xe về nhà.
“Những ngày thường thì tôi đi thổi sáo dạo khắp các phố. Hơn một tuần nay thì tôi chuyển qua đánh đàn. Ngày Tết đường xá đông người quá, đi lại khó khăn nên tôi chỉ ngồi một chỗ để đánh đàn. Nhờ vào chiếc âm ly sử dụng điện bình này rồi phóng tiếng đàn ra loa mà nhiều người có thể thưởng thức được tiếng đàn”.
Tiếng đàn bầu của ông Sang vang lên từ góc phố khiến nhiều người nghe cũng phải nao lòng.
Vợ chồng ông Sang sinh được ba người con. Ông bảo: “Nhờ cái nghề đi thổi sáo, chơi đàn bầu dạo này mà tôi mới có tiền nuôi được các con ăn học. Ở quê làm ruộng cũng khó khăn lắm, không đủ ăn. Giờ đứa con gái đầu và thằng con trai thứ hai đã lập gia đình cả rồi. Thằng con trai út nó cũng mới học xong cấp ba giờ đang ở nhà đi làm phụ hồ”.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Sang tâm sự, điều mà ông tự hào nhất không phải là việc mình có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ mà nhờ vào cái nghề không giống ai này mà ông đã nuôi người con trai thứ hai của mình học xong được bốn năm Đại học, giờ đã đi làm phụ giúp lại bố mẹ.
Giờ tuổi đã cao hơn trước nhưng ông Sang vẫn thích đi hát rong. Ông giải thích: “Hoàn cảnh gia đình tôi giờ cũng bớt khó khăn, con cái cũng bảo tôi nên nghỉ ở nhà làm ruộng nhưng tôi không chịu. Cái nghề này mới nhìn tưởng là đi “xin” nhưng với tôi đi là vì niềm đam mê nhạc cụ, âm nhạc. Tôi muốn được chia sẻ cùng mọi người, còn ai cho tiền thì tôi cũng đều cảm ơn họ. Tôi thích nhất là ai cũng hiểu và chia sẻ được với mình”.
Video đang HOT
Vốn là người đam mê các loại nhạc cụ dân tộc nên ông Sang có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: Nhị, sáo, đàn bầu, măng-đô-li… Khi còn trai trẻ thì ông Sang cũng từng đi làm phụ hồ rồi nhiều nghề khác để kiếm sống. Nhưng vì sức khỏe yếu nên ông không thể đi làm lâu dài được.
Thấy bản thân mình chỉ ở nhà, sống phụ thuộc vào vợ con vừa ngại lại làm gánh nặng cho gia đình nên ông đã nghĩ ra cái nghề “không giống ai này”. Thế là mỗi ngày ông Sang đi thổi sáo khắp các đường phố cho đến bây giờ. Từ các cổng chợ, bệnh viện, các quán cà phê… trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nhiều người đã quen mặt ông. Ông không chỉ chơi nhạc cụ hay mà lại còn là người vui tính hòa đồng, ai ông cũng trò chuyện được.
Ông như nhập tâm vào những điệu nhạc.
Có mặt trên phố Lê Hoàn, nơi không khí mua sắm nhộn nhịp nhất của thành phố Thanh Hóa những ngày giáp Tết. Nhiều người khi đi qua đây cũng đều được nghe tiếng đàn bầu của ông vang lên từ góc phố. Nhiều người còn chạy đến bên nhờ ông đánh đàn bài hát theo yêu cầu để được nghe.
Nhiều người tâm đắc nhất là mỗi khi ông chơi cho ngân nga bài hát “xuân này con không về”. Mọi người nghe xong, cảm xúc lại bồi hồi và mong muốn nhanh được về quê đoàn tụ bên gia đình trong những ngày cuối năm này.
Ông Sang chia sẻ: “Bài nào tôi cũng chơi được hết, bình thường đàn bầu chỉ nghe hay những bài nhạc buồn nghe nó não lòng hơn. Tết đến xuân về nên tôi phải gắng tập để chơi những bài nhạc xuân để phục vụ khách những ngày giáp Tết. Mọi người nghe nhạc xuân bằng băng đĩa nhạc nhiều rồi, giờ nghe tiếng đàn bầu thấy lạ mới hay”.
Thái Bá
Theo Dantri
Nghe cụ già ăn xin kể lại đêm bị cướp 25 lượng vàng
Cụ Cưng đã 86 tuổi. Cụ bị lãng tai nhẹ, đi đứng không còn nhanh nhẹn nữa, tuy nhiên trí nhớ cụ còn rất tốt. Cụ trả lời rành mạch từng sự việc và cụ còn nhớ trước ngày bị bọn thanh niên tụt quần dài cướp vàng, cụ vừa mua thêm 1,5 chỉ vàng.
Ngày 28/12 PV Dân trí tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Dung - người cháu ruột đang nuôi dưỡng cụ Nguyễn Văn Cưng (86 tuổi), ở xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Khi chúng tôi đến, cụ Cưng đang nằm trên võng nghỉ trưa. Cụ kể rành mạch cho chúng tôi nghe mọi chuyện, kể cả chuyện bị bọn cướp khống chế cướp vàng như thế nào.
Cụ Cưng kể: "Hôm 21/12, khoảng 12 giờ đêm, có 2 thanh niên xông tới, một tên bóp cổ tui, không cho tui la, một tên còn lại sờ soạng để tìm tiền và chúng phát hiện vàng trong 2 túi quần của tui nên tụt luôn cái quần dài rồi chúng chạy đi mất. Tui kêu la và được người dân hỗ trợ dẫn đến trình báo với công an.".
Chợ nơi cụ Cưng bị khống chế cướp hết tài sản
Chúng tôi hỏi cụ bị mất bao nhiêu vàng, cụ nói 25 lượng. Cụ Cưng còn cho biết, trước hôm bị bọn thanh niên khống chế cướp vàng, cụ vừa gom tiền mua thêm 1,5 chỉ vàng với giá 3.200.000 đồng. Bởi vậy hôm đó trong người cụ không có tiền mặt.
Hỏi thăm về số vàng này từ đâu có, cụ Cưng cho biết, bao nhiêu tiền bạc từ lúc cụ còn đi bốc vác, chạy đò, giăng lưới, thả câu cộng với số tiền trên 20 năm cụ đi ăn xin,... Tất cả số tiền có được cụ dành hết để mua vàng. Có nhiều mua nhiều, có ít mua ít nhưng theo cụ Cưng, lần mua ít nhất là 0,5 chỉ vàng.
Trao đổi với PV Dân trí, chị Nguyễn Thị Dung cho biết: "Giữa con cháu trong gia đình và cụ Cưng không có mâu thuẫn gì. Biết bao lần vợ chồng tui khuyên cụ ở nhà đừng đi xin nữa nhưng cụ nhất quyết không nghe. Cụ cứ đi xin lâu lâu mới về một lần rồi ở 1, 2 ngày là cụ đi tiếp, chẳng ai giữ cụ ở nhà được.".
Số tiền Công an huyện giao lại gần 10 triệu đồng để ổn định cuộc sống lúc nào cụ cũng để trong túi áo và dùng kim tây "khoá" chặt túi như thế này
Ngoài ra, chị Dung cho biết thêm, cách đây mấy hôm có mấy chú công an đưa cụ Cưng về nhà và nói cụ bị bệnh chứ không cho gia đình chị biết là cụ Cưng bị cướp vàng (do cụ Cưng đã căn dặn mấy chiến sĩ công an trước, vì nói ra sợ con cháu thêm lo). Đến ngày hôm sau chị Dung hỏi thăm cái quần của cụ thì cụ Cưng cho biết đã nhờ công an giữ. Tuy nhiên đến khi lấy tấm giấy trong túi áo cụ Cưng ra đọc mới biết là biên nhận Công an huyện Tam Nông giao lại một phần số tiền là 9.811.000 đồng do các nghi phạm Trần Quốc Việt, Cao Văn Sang, Lê Đức Duy, Trần Văn Thanh Dân, Nguyễn Thái Tài đã cướp vàng của cụ Cưng mang đi bán. Công an bàn giao lại số tiền này để cụ Cưng ổn định cuộc sống, ngày giao là 24/12.
Chị Dung lo lắng không biết sẽ giữ cụ Cưng ở nhà được bao lâu nữa khi cụ cứ nằng nặc đòi đi xin tiếp
Chị Dung cho biết: "Con cháu trong nhà biết là cụ có tiền, có vàng nhưng số lượng bao nhiêu thì không biết. Thường ngày, cụ bỏ vàng hai bên túi quần, túi áo rồi dùng kim tây khâu túi lại. Có một hai lần, vợ chồng tui than với cụ khó khăn, ngỏ ý mượn tiền cụ, cốt để giữ hộ cụ vì sợ cụ để tiền trong người sẽ bị cướp giật, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cụ nhất quyết không cho con cháu xem và đụng tới túi vàng của cụ".
Chúng tôi hỏi cụ Cưng bây giờ bị cướp hết vàng, cụ tính sao? Cụ Cưng không cần suy nghĩ lâu, cho biết: "Sẽ đi xin tiếp, nếu không đi thì ở nhà chết mất". Chị Dung cho biết, 2 ngày hôm nay cụ Cưng tiếp tục đòi đi xin nữa, chẳng biết gia đình có thể giữ cụ ở lại nhà được bao lâu khi cụ cứ nằng nặc đòi đi.
Căn nhà chị Dung đang ở và nuôi dưỡng cụ Cưng lọt thỏm ở ngoài đồng
Được biết, cụ Cưng có nhiều con cháu, nhưng hiện tại chỉ có hai người cháu ở xã Tân Thành B (huyện Tân Hồng), tuy nhiên suốt thời gian qua những lần về nhà, cụ Cưng chỉ đến gia đình chị Dung để ở, sau một hai ngày thì đi xin tiếp. Vợ cụ Cưng chết đã lâu và hai vợ chồng cụ Cưng không có người con nào.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Cụ già ăn xin bị cướp lột quần thực sự có 25 lượng vàng? Tại cơ quan điều tra, lúc ông Cưng khai bị cướp 24 lượng vàng 24K, lúc lại khai bị mất 25 lượng, cơ quan điều tra đang làm rõ vấn đề này. Ngày 26.12, Công an H.Tam Nông (Đồng Tháp) đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt (28 tuổi), Cao Văn Sang (19 tuổi),...