Náo loạn vì “người thứ 3 quyền lực” do mẹ chồng mời tới nhà
Nghĩ giờ má cũng đã có tuổi, việc chìm đắm trong cõi nhang khói hầu đồng cũng là cách để má tránh xa những bụi trần ngoài kia nên chồng tôi không thể lên tiếng.
Tuy nhiên, mỗi năm từ dịp rằm tháng Giêng đến hết tháng Một, má thuê thầy cúng về ăn ở tại tư gia và lễ lạt khiến tôi rất mệt mỏi.
Từ hồi tìm hiểu Long, chồng tôi bây giờ, tôi đã biết má chồng đồng bóng, mê tín thái quá. Tuy nhiên với suy nghĩ mỗi người có một quan điểm sống và trường tâm linh khác nhau nên tôi cố gắng thông cảm. Nhưng về làm dâu nhà anh và sống cùng người má chồng như vậy, tôi thấy mệt mỏi và bí bách vô cùng.
Má chồng đi hầu đồng quanh năm. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp trong gia đình đều “trôi tuồn tuột” trong những lần má đi lễ lạt như thế. Phận dâu con nên tôi không dám lên tiếng. Hơn nữa tuy sống chung dưới một mái nhà nhưng vợ chồng tôi độc lập kinh tế với má. Tiền của má có từ thời ông bà, má cũng không hề phải lệ thuộc kinh tế vào con cái nên vợ chồng tôi đành bấm bụng để má vui theo cách của bà.
Mẹ chồng tôi suốt ngày lễ lạt, hầu đồng. Ảnh minh họa
Tầng ba của ngôi nhà chúng tôi sống chung cùng má, từ trước khi tôi về ở cùng, má đã thiết lập thế giới riêng và dùng làm điện để cúng. Quanh năm, nhất là ngày rằm ngày lễ, tiếng tụng kinh niệm Phật gõ mõ và mùi nhang khói khắp nơi. Từ khi con trai bắt đầu đến tuổi biết đi biết chạy và thích khám phá thế giới xung quanh, tôi càng phải để tâm canh chừng để bé không xâm phạm vào cõi tâm linh của bà nội.
Nghĩ giờ má cũng đã có tuổi, việc chìm đắm trong cõi nhang khói hầu đồng cũng là cách để má tránh xa những bụi trần ngoài kia nên chồng tôi không thể lên tiếng. Tuy nhiên, mỗi năm từ dịp rằm tháng Giêng đến hết tháng Một, má thuê thầy cúng về ăn ở tại tư gia và lễ lạt khiến tôi rất mệt mỏi.
Ba năm cũng vẫn là ông thầy cúng ấy đến ăn ở tại tư gia nên tôi đã quen mặt. Tiếng là thầy cúng nhưng nhiều khi tôi tưởng đó là cô đồng, vì giọng nói mai mái và cung cách ăn vận “một cây” màu đỏ chói lòa từ đầu đến chân. Mỗi lần thầy có mặt tại tư gia, nhất cử nhất động của các thành viên trong gia đình đều phải dè dặt và cẩn trọng vô cùng.
Video đang HOT
Khổ nhất lá con trai ba tuổi hiểu động của chúng tôi. Thậm chí có năm quá căng, tôi phải bàn với chồng đem con về nhà ngoại “lánh nạn” để gửi bà trông hộ. Đến khi thầy cúng rút đi, chúng tôi mới dám đem cháu trở về.
Tôi biết nói sao với mẹ chồng đây. Ảnh minh họa
Rằm tháng Giêng năm ngoái, theo “lệnh” của thầy, gia chủ chúng tôi phải lo lễ cúng mặn. Tục lệ “bốn bát sáu đĩa” tôi và mẹ chồng phải lo lắng chu toàn đầy đủ lệ bộ. Bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc không thể thiếu trong bữa cỗ cúng rằm tháng Giêng. 6 đĩa bao gồm thịt gà, giò chả, xôi, bánh chưng, nem thính và một đĩa xào nữa, phận tôi làm dâu phải lo lắng chu toàn.
Nếu sơ suất trong một khâu nào đấy, thầy lệnh phải bổ sung khiến tôi chạy đôn chạy đáo chợ búa vài lần rất khổ sở. Có lần tôi bàn với má làm giản lược đi, miễn cái tâm là chính. Thầy và má nghe thế liền mắng tôi không thành tâm, nếu không thay đổi thì sẽ không có phước báo thời con cháu khiến tôi vừa tức vừa sợ.
Năm nay từ 14 Âm lịch tháng Giêng thầy đã có mặt. Thầy lệnh năm nay cúng cỗ chay chứ không làm mặn nữa khiến tôi mừng húm. Bản thân cứ tưởng lễ cúng chay chắc sẽ đơn giản hơn so với cúng mặn năm ngoái rất nhiều. Ai dè thầy phán năm nay gia chủ chuẩn bị lễ cúng chay với 25 món, với đầy đủ màu sắc trong mâm cỗ tượng trưng cho ngũ hành. Hoa quả cúng tôi cũng phải chuẩn bị chu toàn cách đó vài ngày.
Ra giêng hoa đắt, tôi tìm mua mãi mới được bó hồng ưng ý nhưng thầy chê ít lộc, bắt tôi đi tìm mua cành hồng mới có nhiều nụ và lộc tỏa ra khắp nơi. Tuy ấm ức vô cùng nhưng sợ mẹ chồng giận nên tôi ráng hoàn thành tâm nguyện.
Nhà tôi lại rộn rã tiếng chuông, tiếng cầu kinh, gõ mõ, mùi hương khói ngạt thở. Nếu khách lạ có khi ngỡ đi lạc vào ngôi đền, chùa nào.
Mới qua được hai ngày mà thôi mệt mỏi quá. Tôi không biết làm thế nào để góp ý với cho mẹ chồng chuyển. Mà tôi xin ra ở riêng cũng không được.
Tôi chỉ sợ đến lúc nào đó sự kiên nhẫn của tôi vượt quá giới hạn. Tôi phải làm sao cho trọn vẹn đôi đường, xin bạn đọc hãy cho tôi lời khuyên thấu đáo.
Theo eva.vn
Rằm tháng Giêng, bị mẹ chồng trả lại phong bao lì xì từ Tết với lý do đầy bất ngờ
Cơm nước xong xuôi, bà Minh gọi Thảo vào phòng rồi dúi vào tay cô chiếc phong bao lì xì mà cô đã mừng tuổi bà hôm mùng 1 Tết. Thảo ngơ ngác nhìn mẹ chồng, trong đầu xuất hiện muôn vàn câu hỏi về hành động này của bà.
Vợ chồng Thảo - Mạnh cưới nhau chưa đầy một năm. Tết vừa qua là cái Tết đầu tiên của Thảo ở nhà chồng. Vì đều là nhân viên văn phòng bình thường, thu nhập chỉ ở mức trung bình khá nên cuộc sống của cặp vợ chồng son này vẫn còn nhiều khó khăn. Mỗi tháng, chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng Thảo chỉ để ra được một chút tiền để lo cho con cái và chuyện nhà cửa sau này.
Dịp Tết vừa qua, sau khi lên danh sách những khoản cần chi tiêu như chi phí lễ Tết nội ngoại, tiền biếu bố mẹ,tiền mừng tuổi trẻ con, tiền làm cỗ tất niên cho cả đại gia đình..., Thảo bàn với chồng cố gắng giới hạn mức chi tiêu trong khoảng 20 triệu để tránh "thâm hụt" vào số tiền tích trữ cho những dự định lớn.
Dù thuộc tuýp người khá tiết kiệm nhưng Thảo vẫn luôn là cô con dâu xông xênh với bố mẹ chồng. Nghĩa là, Thảo có thể chịu thiệt không mua sắm gì cho bản thân nhưng với bố mẹ chồng, cô luôn chu đáo. Tết này, cô đã sắm cho ông bà vài bộ quần áo mới để "diện" Tết.
Không những thế, khi đã cân đối chi tiêu hợp lý, đêm 30 Tết, Thảo cẩn thận mở tủ lấy ra 4 triệu rồi chia đều vào 2 chiếc phong bao lì xì màu đỏ. Số tiền ấy cô dùng để mừng tuổi bố mẹ chồng vào sáng hôm sau, tức ngày mùng 1 Tết.
Mẹ chồng trả lại tiền mừng tuổi với lý do bất ngờ. Ảnh minh họa
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Thảo không bị mẹ chồng gọi riêng vào phòng và dúi lại 2 chiếc phong bao lì xì ấy vào đúng ngày Rằm tháng Giêng - tận nửa tháng từ ngày cô mừng tuổi ông bà.
" Chuyện này là sao hả mẹ?", Thảo nhìn xuống 2 chiếc phong bao lì xì rồi ngước lên nhìn mẹ chồng với ánh mắt khó hiểu.
" Bố mẹ trả lại các con số tiền này. Con cầm lại đi", bà Minh, mẹ chồng Thảo ôn tồn nói.
Ngay khi mẹ chồng dứt lời, trong đầu Thảo hiện ra vô vàn câu hỏi: " Liệu có phải mẹ chồng chê mình mừng tuổi ít hay không?"; " Hay mình đã làm gì phật ý bà nên bà không thèm nhận lì xì nữa?"; " Đã nửa tháng trôi qua, sao giờ mẹ chồng lại đề cập đến số tiền mừng tuổi này?".
Mất vài giây định hình, Thảo mới lắp bắp hỏi lại mẹ chồng: " Nhưng sao lại thế ạ? Con không hiểu ý mẹ lắm".
" Vợ chồng con giữ lấy mà chi tiêu, miễn sao hợp lý là được. Hai đứa mới cưới, còn nhiều cái phải lo. Nếu không tiêu đến thì gửi tiết kiệm, khi nào có con thì mang ra dùng. Bố mẹ còn khỏe, còn lao động được nên các con không phải lo", bà Minh đáp.
Dù mẹ chồng nói vậy nhưng Thảo vẫn chưa hết căng thẳng. Cô đưa tay dúi lại 2 chiếc lì xì vào túi áo của mẹ chồng: " Đây là tiền vợ chồng con mừng tuổi năm mới cho bố mẹ. Bố mẹ nhận đi cho bọn con vui. Mẹ trả lại thế này là dông cả năm cho vợ chồng con đấy".
Tưởng câu nói của Thảo sẽ khiến bà Minh đổi ý, nhưng không, bà lấy 2 chiếc phong bao lì xì từ túi áo để vào tay Thảo rất dứt khoát cùng giọng nói có phân nghiêm nghị: " Mẹ nói rồi, bố mẹ có tiền. Mẹ không đưa lại cho con luôn là vì Tết nhất sợ các con lu bu lại tiêu xài hoang phí nên mẹ cầm hộ đến bây giờ. Coi như bố mẹ đã nhận số tiền này cùng tấm lòng của vợ chồng con nhưng mẹ gửi cho cháu nội của mẹ sau này nhé. Cầm đi, đừng để mẹ phải nói nhiều".
Sau câu nói của mẹ chồng, Thảo bỗng thấy hai mắt cay cay. Quả thực, 4 triệu không phải là số tiền lớn nhưng đối với cô lúc này, nó còn quý giá hơn bất cứ thứ gì giá trị trên đời, vì qua đó cô đã thấy được tấm lòng cao cả của mẹ chồng cô lớn đến nhường nào.
Mai Khôi
Theo giadinh.net.vn
Đang hí hửng vì sắp được vi vu tận hưởng gió biển nào ngờ chỉ một câu nói qua điện thoại của mẹ chồng đã làm tiêu tan mọi thứ! Làm dâu đã khổ, làm dâu trưởng còn khổ hơn nhiều. "Anh, anh ơi, vé Phú Quốc đang rẻ, hay em đặt rồi nhà mình đi...", mọi dự định cho 2 đứa con đi du lịch ra bãi biển, vợ chồng đổi gió sau một cái Tết quần quật tiêu tan khi mẹ chồng tôi lại ca lại điệp khúc cũ "cúng cả...