Náo loạn vì đá opal!
Thời gian qua, nhiều người đổ xô khai thác, đào trộm đá opal để bán, làm thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh trật tự tại thôn Tân Định, xã Đắk Gằn, H.Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Đến thôn Tân Định, chúng tôi thấy hàng chục máy xúc đất, cùng khoảng 100 người, trong đó có cả người già, trẻ em, đang hì hục đào bới để tìm đá opal. Tại khu vực đồi Thanh Niên, nơi từng là rẫy cà phê, xuất hiện hàng chục chiếc hầm lớn, với độ sâu 5-8m, do việc đào đá opal để lại.
Anh Nguyễn Văn Tùng, một người đang đào đá tại đây cho biết: “Chúng tôi nghi ở khu vực này có một tảng đá opal lớn, nhưng đào suốt 2 ngày vẫn chưa thấy. Đào thêm một vài ngày nữa mà không có, chúng tôi sẽ chuyển sang nơi khác”.
Đá opal được dùng để chế biến đồ mỹ nghệ, trang sức… Hiện nay, giá bán “chui” đá opal nhỏ và trung bình khoảng 10.000 – 20.000 đồng/kg. Còn đá lớn có khi lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi hòn, tùy thuộc hình thể.
Theo ông Nguyễn Như Phúc, Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn, đã có nhiều gia đình bỏ bê nương rẫy và công việc khác để theo “nghề” đào đá opal. Nhiều học sinh bỏ học, theo cha mẹ đi tìm đá. Tình hình thôn Tân Định thời gian qua khá phức tạp bởi tình trạng tranh chấp lãnh địa, tai nạn lao động, trộm cắp…
Ông Lê Văn Điệp, Phó phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) huyện Đắk Mil cho hay: mỏ đá opal ở thôn Tân Định được phát hiện từ năm 2006, nhưng chưa có tổ chức hay cá nhân nào được cấp phép khai thác, mua bán, vận chuyển. Thế nhưng một số “đầu nậu”, thậm chí doanh nghiệp tư nhân tổ chức đưa người, máy móc vào thôn này mua đất của dân để khai thác đá opal trái phép.
Video đang HOT
Một góc thôn Tân Định bị người dân đào bới để tìm đá opal
Ngày 14-3-2011, đoàn kiểm tra của Phòng TN-MT huyện Đắk Mil đã bắt quả tang 15 máy xúc đất, cùng hơn 100 lao động đang khai thác đá opal tại thôn Tân Định. Tuy nhiên, chưa xác định được số lao động và máy móc này là của đơn vị nào.
Theo ông Nguyễn Như Phúc, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra do khai thác đá opal. Đầu tháng 7.2010, Trần Văn Tuấn, trú tại xã Đắk R’la (Đắk Mil) bị một tảng đá opal chừng 2 tấn đè gãy hai chân. Sau đó, Phạm Văn Hồ, trú tại thôn Tân Định bị đá đè dập bàn tay. Mới đây, ngày 4-3-2011, các anh Y Ning và Y Biếu (đều trú ở thôn Đắc Krai, xã Đắk Gằn) đang đào hầm để tìm đá opal thì hầm sập, đè chết cả hai…
UBND xã Đắk Gằn thu giữ một tảng đá opal lớn
Ngày 24-1-2011, UBND huyện Đắk Mil đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý việc khai thác đá opal tại thôn Tân Định. Tiếp đó, ngày 10-3-2011, UBND huyện Đắk Mil lại ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn việc khai thác, mua bán, vận chuyển đá opal. Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo ngành giáo dục rà soát, xử lý tình trạng học sinh bỏ học để đi đào đá opal. Tuy nhiên, theo Phòng TN-MT huyện Đắk Mil, hiện mỗi ngày vẫn có khoảng 15 – 20 tấn đá opal bị người dân khai thác, đem đi tiêu thụ. Trong khi đó, tình trạng người dân phá bỏ đất nông nghiệp, học sinh nghỉ học để tìm đá opal vẫn tiếp diễn.
VGT (Theo Thanh niên)
Chuyện ở giới cầm đồ ,Kỳ 2: Vét cho đầy... túi tham
Giới cầm đồ có những mánh lới riêng để siết chặt những con nợ. Điều đó khiến những kẻ đã "lạc" vào vòng xoáy nợ nần khó thoát ra được. Con nợ càng ngập sâu, túi của chủ hiệu cầm đồ càng bộn tiền...
"Đong" khách
Dũng "chột" ở Giảng Võ, một nhân vật từng phải "ăn cơm cân" vì siết nợ theo kiểu xã hội đen thời còn làm cầm đồ bật mí: "Cầm đồ muốn giàu nhanh thì phải mánh lới, thủ đoạn. Nếu không thì cũng chỉ đủ ăn vì lãi suất hàng tháng không quá 4%, sau khi đã trừ hết các khoản phải chi như tiền "làm luật", tiền thuê cửa hàng, tiền thuê nhân viên, tiền thuế, tiền lãi ngân hàng và rủi ro... Với lãi suất đó, nếu ông bỏ ra 1 tỷ đồng và cho vay hết, mỗi tháng ông chỉ bỏ túi không quá 40 triệu đồng, đó là chưa tính đến thiệt hại do giá vàng, giá đô tăng như phi mã thời gian qua. Mánh lới được giới cầm đồ ưa thích nhất chỉ gói gọn trong ba chữ "siết từ từ". Có nghĩa là khi khách đến thế chấp tài sản để vay tiền, nếu thấy khách có tiềm năng thì nên cho vay lãi suất thấp hơn giá qui định (lãi suất qui định là 3.000 đồng/triệu/ngày - PV), khi con mồi đã cắn câu, "lưỡi dao" lãi suất mới nâng lên rồi hạ xuống một cách từ từ cho đến khi tiền của con nợ đổ hết sang túi mình".
Chị Lê Thị H. buôn bán nhỏ ở chợ Ngã Tư Sở cho biết, do làm ăn khó khăn cộng với việc thỉnh thoảng đánh một hai con lô, con đề nên chị đã phải mang chiếc xe máy Air Blade của mình đến một tiệm cầm đồ trên đường Láng để vay tiền. Tay chủ đầu trọc lốc, nhưng có giọng nói ngọt như mật: "Em vay bao nhiêu? Người xinh như em anh lấy 2.000 đồng/triệu/ngày. Thời buổi giá vàng tăng vùn vụt, lãi suất đấy anh không lãi của em cắc nào cả!". Lần đầu, chị H. vay 10 triệu đồng và trả đúng hẹn. Từ ngày thấy có "anh cầm đồ" dựa lưng, chị H. đánh đề bạo tay hơn và chỉ sau chưa đầy nửa tháng, chiếc xe máy của chị lại phải quay lại tiệm cầm đồ đó... Lần này, lấy lý do trượt giá, ông chủ tiệm nâng lãi suất lên 3.000 đồng/triệu/ngày. Gần đến thời hạn thanh toán, chị H. vẫn chưa thu được tiền hàng nên điện thoại cho ông chủ tiệm cầm đồ vui tính để xin gia hạn thời gian trả nợ. Ông chủ tiệm: "Nếu không bận thì em qua ký vào giấy xin gia hạn. Người đẹp như em muốn gì chả được". Thấy ông chủ tiệm nói giọng đong đưa, nghĩ là không đến cũng chẳng sao nên chị H. không đến. Quá hạn 5 ngày, chị H. quay lại thanh toán thì ông chủ tiếp chị vẫn cái giọng giả lả ấy: "Ôi, không thấy em đến gia hạn nên thằng làm cùng anh thanh lý rồi. Khổ quá, anh chưa kịp dặn nó...". Giấy trắng mực đen, không cãi được, chị H. ôm cục hận ra về. "Thế là em mất toi gần 20 triệu. Xe của em mới đi 3000 km, bán nhanh cũng được gần 40 triệu. Em mới lấy có 20 triệu. Đúng là quân ăn cướp", chị H. bức xúc.
Những con mồi... "béo"
Đối tượng giới cầm đồ thích nhất là cave, gái nhảy. D. béo cho biết: "Bọn cave kiếm tiền dễ và toàn ở quê ra nên "luộc" bọn này rất an toàn. Qua đội ngũ má mì, một số chủ cầm đồ tung tin cho vay lãi suất thấp để tiếp cận bọn này. Thậm chí các má mì sẽ gợi ý cho các cave đến chỗ A, chỗ B cho vay lãi suất thấp để sắm quần áo, mua xe máy, điện thoại di động, máy tính xách tay... Nếu đứa nào thích xe máy, chỉ cần có 1/3 số tiền của chiếc xe muốn mua, chủ tiệm cầm đồ sẽ đưa lên chợ xe để tìm xe. Khi mua, người đứng tên trong quan hệ mua bán là chủ tiệm cầm đồ. Sau khi mang xe về, ả cave phải viết giấy vay tiền và giấy mượn xe. Ví thử, chiếc xe có giá 30 triệu đồng, ả cave đã có 10 triệu đồng nên giấy vay được ghi 25 triệu đồng (thực chất chỉ vay 20 triệu đồng - PV), mỗi ngày trả 500.000 đồng, thời gian trả trong 60 ngày, không trả 3 ngày chủ cầm đồ sẽ thu lại xe. Với chiêu này, nếu cave thanh toán đúng hẹn, chủ tiệm vẫn bỏ túi cả chục triệu đồng trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, chỉ 10% các ả cave thực hiện được đúng cam kết. Bởi, chỉ cần chậm trả tiền 3 ngày thì bất cứ lý do gì, chủ tiệm sẽ thu lại xe "cho mượn", Đương nhiên là ả cave còn mất cả số tiền đã thanh toán trước đó, cho dù là bao nhiêu đi nữa...".
Các cô gái "bán hoa", đối tượng ưa thích của giới cầm đồTheo D. béo, hầu hết cave, gái nhảy ở Hà Nội ít nhiều đều có quan hệ với giới cầm đồ. D. cho biết thêm: "Miếng mồi này ngon nên cũng không ít rủi ro, đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ cầm đồ, đôi khi phải đổ máu để giữ lãnh địa. Tuy đã có đủ chiêu trói buộc như bắt cave viết giấy cam kết, giữ chứng minh thư, đe dọa truy tìm thì nhiều cave vẫn bỏ trốn để xù nợ". Một cave tên Lan "con", quê ở Cao Bằng kể: "Em cần tiền nên vay của vợ chồng thằng Đ - hay ngồi quán cà phê trước cổng khách sạn Giảng Võ - 20 triệu đồng trong 30 ngày, mỗi ngày trả 1 triệu đồng. Vợ chồng nó bắt viết giấy, giữ chứng minh thư, vào tận phòng em để soi. Biết không thể trả đúng hẹn, mới được 6 ngày em đã phải chuyển đồ đi nơi khác ở, bùng luôn số tiền còn lại. Thời gian đầu em còn không dám đi làm, đi ra ngoài phải đeo khẩu trang to tướng, giờ em chả sợ, Hà Nội rộng mênh mông. Vợ chồng thằng đấy dọa hơi bị kinh, nào là "về tận quê" hay dù "em có vào Sài Gòn anh cũng tìm được"... phét hết anh ạ".
Ngoài cave, gái nhảy ra, các con bạc khát nước, đặc biệt là các con bạc thuộc giới doanh nghiệp là đối tượng "béo", luôn được các ông chủ tiệm cầm đồ săn tìm và "chiều chuộng". Nhiều chủ doanh nghiệp sau một thời gian "thân" với một vài chủ tiệm cầm đồ đã phải bỏ trốn vì có bán cả doanh nghiệp cũng không đủ trang trải cho đống lãi mẹ, lãi con cứ tăng vù vù...
Còn nữa...
Theo Pháp Luật XH
Chuyện ở thế giới cầm đồ, Kỳ 1: Lãnh địa của giới "anh chị"? Nếu nói ai làm nghề cầm đồ cũng là dân anh chị thì quả là "vơ đũa cả nắm". Chính xác là đa số những chủ hiệu cầm đồ đều là dân giang hồ hoặc có liên quan đến giới giang hồ. Cũng là điều dễ hiểu bởi làm nghề này không "cứng" thì mất nghiệp... Ông chuẩn bị xong chưa? Tôi đã...