Náo loạn cảnh “cướp” xác nạn nhân bị xe buýt tông
Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe buýt với xe gắn máy khiến người điều khiển xe máy tử vong, một nhóm người đã xông vào hiện trường đòi đập xe buýt và “cướp” thi thể nạn nhân đi.
Khoảng 8h30 sáng 31/12, dưới chân cầu Kênh Tẻ, đường Tôn Thất Thuyết, phường 4, quận 4, TPHCM xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe gắn máy và xe buýt khiến một người chết.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông sau khi nhóm người mang xác đi
Theo thông tin ban đầu, khi đó xe gắn máy Air Blade BKS 54Z2-4666 do một thanh niên tên Việt (ngụ phường 4, quận 4) điều khiển lưu thông hướng từ cầu Tân Thuận về cầu Kênh Tẻ; khi cách cầu Kênh Tẻ khoảng 50 mét thì xảy ra va chạm với xe buýt 29 chỗ mang BKS 53N-4322 chạy tuyến Bình Quới – Quận 4 đang chạy cùng chiều phía sau. Cú va chạm khiến anh Việt ngã văng ra và bị bánh xe buýt cán chết tại chỗ.
Chiếc xe buýt gây tai nạn
Ngay khi xảy ra vụ tai nạn, một nhóm khoảng 10 người tự xưng là người thân của nạn nhân Việt đã có mặt, hùng hổ đòi đập xe buýt (lúc này lái xe buýt đã rời khỏi hiện trường; các hành khách cũng đã chuyển sang xe khác) và mang xác nạn nhân đi bất chấp sự ngăn cản của nhiều người có mặt tại đó.
Sau đó cảnh sát giao thông quận 4 có mặt lập biên bản vụ việc, khám nghiệm hiện trường và phân luồng giao thông. Những người cướp xác được cho là người thân của nạn nhân Việt.
Đình Thảo
Theo Dantri
Mơ đổi đời, lùng sục đi tìm kho báu cổ
Kho báu vua Hàm Nghi, kho vàng ở núi Tàu (Bình Thuận) và mới đây lại là tin đồn về kho vàng ở An Giang... đã khiến cho nhiều người mơ đến sự đổi đời rồi đổ xô đi tìm.
Video đang HOT
Có người dành cả cuộc đời để đi tìm, có người đã chết giữa rừng và có cả những người bị lừa đảo vì những kho báu được "dựng lên".
Những ngày gần đây, người dân ở vùng núi Tri Tôn (An Giang) lại xôn xao vì tin đồn có một kho báu chôn đầy ắp vàng mười trong những chiếc bình cổ xuất hiện ở xã Cô Tô (huyện Tri Tôn). Sự việc càng trở nên "đáng tin" hơn khi từ nhiều năm qua, người dân địa phương từng nhiều lần thấy có người lạ tới khu vực này đào bới, tìm kiếm.
Một bản mật đồ được cho là chỉ dẫn kho báu của giới quý tộc Chăm ở Khánh Hòa
Vừa qua, nhiều người còn tìm được cả những hiện vật như chum, lọ, mảnh sành cổ đã bị vỡ mà họ nghi là dùng để chứa vàng. Thậm chí, còn có tin đồn rằng, đã có người tìm thấy được vàng, là một phần của sợi dây xích bằng vàng sau nhiều lần đào bới ở khu vực này. Thế nên, mỗi ngày lại có hàng trăm người ở khắp nơi đổ về đây đào bới, tìm kiếm với mong ước được đổi đời nhờ kho báu. Tuy nhiên, quá khứ đã chứng minh, có nhiều lời đồn kho báu mà những người đi tìm kiếm nó chỉ nhận được những kết cục vô cùng tang thương, có thể là chính mạng sống của bản thân mình sau hành trình theo dấu lông ngỗng chân trời ấy.
Những kẻ phát điên vì đi tìm kho báu
Một trong những kho báu được nhiều người quan tâm nhất, đó là kho báu của vua Hàm Nghi (1872-1943), vị vua thứ 8 của triều Nguyễn với giá trị lên đến 33 tấn vàng, bạc đã được nhiều người đồn đại. Theo nhiều sách chính sử thì việc vua Hàm Nghi, dưới sự phò tá của đại thần Tôn Thất Thuyết đã có một quãng thời gian dài để chuẩn bị cho một kế hoạch lâu dài chống lại thực dân Pháp bằng cách gom quân, tiền vàng rồi đưa lên vùng núi Minh Hóa (Quảng Bình) với mục đích giành lại quyền kiểm soát sau khi kinh thành Huế thất thủ.
Vùng núi Mã Cú, nơi được cho là chôn giấu kho báu vua Hàm Nghi.
Số lượng vàng bạc mà vua Hàm Nghi mang theo đó đã được chôn lại ở chân núi Mã Cú sau khi ông biết rằng quân đội của mình sắp thất thủ trước người Pháp. Sự tồn tại của kho báu vua Hàm Nghi càng có vẻ tin hơn khi vào năm 1954, nhiều người dân tộc ở quanh chân núi Mã Cú đã tìm được nhiều đồ vật màu vàng sau một trận mưa lũ lớn ở khu vực này. Những người dân đó chủ yếu là đồng bào dân tộc, họ không biết đó là vàng quý giá nên gom về, đem cất ở sau nhà. Tuy nhiên, sau khi tin này được lan rộng, các cán bộ địa phương đã vào đây, vận động đồng bào giao nộp tài sản đó, thu được 3,5 ki lô vàng, đem về phục vụ cho kháng chiến.
Với những tình tiết như vậy nên không có gì bất ngờ khi trong thời gian qua, có nhiều người đã đổ về khu vực núi Mã Cú rộng mênh mông để tìm vàng. Điển hình trong số đó là ông Nguyễn Hồng Công quê quán tại Thanh Hóa nhưng sinh sống ở TP.HCM, một người từng là bộ đội biên phòng, công tác ở địa bàn tỉnh Long An nhưng vì quá đam mê kho báu nên xin xuất ngũ, quyết tâm tìm được những tài sản mà vị vua kia để lại.
Hành trang trong tay ông Công là một số trang trong cuốn gia phả của gia đình cùng một tấm bản đồ mà em trai ông, một thủy thủ tàu viễn dương vô tình tìm được trong một lần đi tới vùng thủ đô của An-Giê-Ri (châu Phi), nơi mà trước kia vua Hàm Nghi đã từng bị buộc phải sống và chết ở đó. Xâu chuỗi các sự kiện, ông Công chắc chắn đã có một kho báu ở vùng núi Mã Cú và quyết tâm đi tìm. Ban đầu, cả gia đình và bè bạn đều nhiệt tình ủng hộ tiền bạc, công sức để xin giấy phép chính quyền địa phương được khai thác và tìm kiếm.
Tuy nhiên, vài năm sau, công việc tìm kiếm kho báu giữa rừng núi mênh mông dường như là vô vọng. Những núi đá liền kề núi đá. Những rừng cây san sát rừng cây. Những vuông đất đỏ bạt ngàn với khe suối khiến những người tìm kiếm kho báu gần như mất phương hướng. Thế là, mọi người bỏ về hết và chỉ duy nhất một mình ông Công ở lại tìm kiếm.
Người tìm kho báu vua Hàm Nghi.
Ông tin rằng, kho báu của vua Hàm Nghi chắc chắn còn tồn tại đâu đây bởi việc nhà vua bị bắt đột ngột khiến kho báu càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, kết cục sau 31 năm đào bới với "thành tích" chỉ là mấy ngàn mét đường công sâu từ 1 - 4 mét khắp các ngóc ngách của núi Mã Cú chứ vàng thì không thấy đâu bởi cách đây ít ngày, người dân địa phương đã phát hiện ông chết gục trong lán trại của mình.
Có thể nói, với cái chết của ông Công, những người có ý định tìm kho báu của vua Hàm Nghi coi như đã hết hy vọng bởi kết cục đã hiển hiện ra trước mắt. Chưa biết thực hư dưới những cánh rừng đại ngàn của sườn núi Trường Sơn ấy có vàng thật hay không nhưng chắc chắn, để tìm được nó là một việc không hề dễ dàng gì, sau mấy trăm năm đã qua đi.
Tuy nhiên, không chỉ ông Công phải nhận một cái kết thê thảm sau khi đi tìm kho báu mà còn nhiều người khác cũng chịu chung cảnh ngộ khi tin vào những dấu vết mơ hồ của tiền nhân để lại cùng với một khối tài sản khổng lồ đó. Một trong số ấy là những người đi tìm kho vàng Hời ở chùa Hoa Tiên, thuộc thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa). Một kho vàng được dự đoán có cả trăm tấn do những vị vua và giới quý tộc trị vì vương quốc Chăm Pa cổ để lại.
Theo lời đồn, kho báu ấy được chôn dưới hai gốc cây cổ thụ có đường kính bằng cả chục vòng tay ôm của những thanh niên. Đêm đêm, nhiều người dân ở quanh khu vực có kho báu còn thấy cả những vòng sáng màu vàng lấp lánh di chuyển bởi đó là oan hồn của những trinh nữ bị chôn sống bên cạnh kho báu để làm thần giữ của chưa siêu thoát được. Mặc dù vậy, nhưng sau nhiều đợt tìm kiếm, đào bới quanh khu vực này, vẫn không ai tìm thấy được kho báu hay bất kỳ một thỏi vàng nào cả.
Nhiều người cho rằng, sở dĩ không ai tìm thấy được kho báu quý giá kia là do những thiếu nữ đồng trinh trấn giữ, luôn làm đảo lộn các hướng của kho báu khiến không ai tìm thấy. Tuy nhiên, chuyện kinh hoàng hơn, theo những người dân quanh vùng còn đồn đại thì hầu hết những ai từng vào chùa Hoa Tiên hay khu vực lân cận để tìm kiếm kho báu sau này đều không có kết cục tốt.
Kẻ thì bị tai nạn giao thông chết, kẻ bị đuối nước chết, kẻ thì bỗng dưng phát bệnh tâm thần hoang tưởng. Nhẹ hơn thì vợ con ly tán, gia đình tán gia bại sản. Vì thế, mặc dù nhiều người chắc chắn ở khu vực đó có kho vàng nhưng hầu như người dân địa phương ít ai dám tới tìm vì sợ phạm phải lời nguyền kho báu của những thiếu nữ đồng trinh đang canh giữ. Vì thế, bao năm qua, kho báu vàng hời của những quý tộc người Chăm ở đây vẫn mãi là một lời nguyền đầy bí ẩn và ma mị với tất cả mọi người.
Ngoài ra, còn rất nhiều kho báu khác với khối lượng tài sản khổng lồ lên đến hàng ngàn tấn vàng cũng như một ma lực vô cùng ma mị đã và đang cuốn hút hàng trăm người tốn công sức, tiền của đeo đuổi. Thực hư chưa biết thế nào nhưng chắc chắn rằng vừa qua có nhiều tổ chức, cá nhân đã tung tin giả là có kho báu ở chỗ này, chỗ kia đề nghị mọi người cùng góp tiền bạc vào để khai thác kho báu, sau khi tìm thấy sẽ được chia theo cổ phần...
Nhiều kho báu được dựng lên để lừa đảo
Thế nhưng, ngoài những kho báu mà dấu tích của nó vô tình được tiết lộ thì hiện nay, có nhiều kẻ đã lợi dụng tâm lý hám vàng bạc châu báu của người dân để tung tin đồn có kho báu nhằm chiếm đoạt tài sản với những chiêu thức hết sức tinh vi và khó lường. Cụ thể, cách đây ít lâu, có một thầy bói quê ở Yên Thành (Nghệ An) đã tung tin đồn là có kho báu ở một địa điểm nào đó.
Vàng, hấp lực của nhiều người.
Để những người khác có thêm lý do để tin, ông thầy bói còn thuê người chôn trước ở vị trí đó những vật dụng cổ xưa như mảnh vỡ sành, mảnh chén bát và mấy đồng tiền xu. Rồi, ông ta lại tiếp tục thuê người khác vô tình đến đó đào bới, phát hiện ra các đồ vật "lạ lùng" rồi cùng nhau đi... xem bói, nghe thầy phán đó là kho báu của người Tàu, có giá trị hàng trăm tỷ đồng, bên dưới toàn vàng bạc châu báu quý giá mà thôi. Một số người vì nhẹ dạ cả tin nên đã tin lời thầy, muốn được thầy chỉ cho đường tới kho báu có giá trị cả trăm tỷ đồng nên phải đưa cho thầy vài trăm triệu đồng để thầy cúng bái, xin phép các chư thần, thổ địa trước khi đào kho báu lên.
Dĩ nhiên, sau khi đào lên thì dưới sâu những tầng đất cũng chỉ là đất. Đem chuyện hỏi lại thầy bói thì ông ta bảo là do thần thánh... chỉ sai chứ bản thân mình... không biết gì. Điều đáng nói là hầu hết những nạn nhân của tay thầy bói này đều được nói rằng, đây là chuyện bí mật, kho báu này chỉ riêng thầy với anh chị biết chứ tuyệt đối không được tiết lộ ra ngoài. Nếu không, thánh thần sẽ đến bắt tội. Chỉ đến khi công an vào cuộc điều tra vì có nhiều đơn tố cáo thì gã thầy bói kia mới cúi đầu nhận tội, khai nhận hành vi cố tình tung tin kho báu giả nhằm chiếm đoạt tài sản của những người khác trong vùng.
Vụ tung tin kho báu giả để lừa đảo tinh vi nhất phải kể đến một tổ chức có tên Hoa Mai Hội - do Nguyễn Thành Chơn ngụ tại quận 6 (TP.HCM) cầm đầu - xảy ra cách đây ít ngày. Theo kịch bản, Chơn tung tin đồn mình đang nắm giữ bí mật một kho báu có trị giá lên tới hàng trăm triệu đô la. Kho báu này lại không nằm ở đất liền mà nằm trên một hòn đảo xa xôi ở vùng biển Kiên Giang.
Thế nên, ai muốn được khai thác kho báu này thì phải nộp một khoản tiền "nho nhỏ" gọi là phí đi "bôi trơn" nhằm xin phép các cơ quan chức năng để khai thác. Không những thế, sau khi khai thác được kho báu này, tiền phải nộp về lại cho... Nhà nước nhằm mục đích an sinh xã hội và người tìm kho báu chỉ được hưởng 1% trong số đó mà thôi. Mặc dù chỉ là 1% nhưng với trị giá của kho báu, nó cũng lên tới hàng tỷ đô-la. Thế nên, vì hám lợi mà nhiều tổ chức, cá nhân đã bị mắc lừa âm mưu của Chơn và đồng bọn.
Trong đó, có cả một nhà sư ở Mỹ Tho (Tiền Giang) đã phát điên vì tin lời Chơn, góp số tiền hơn 3 tỷ đồng để... đóng ghe thuyền ra đảo chở tiền về đất liền. Vì đây là số tiền của các Phật tử trong chùa gom góp lại nhằm mục đích từ thiện nên khi biết mình bị lừa, mất hết số tiền đó, vị hòa thượng kia bỗng dưng...điên loạn, phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Rồi một cặp vợ chồng già ở TP.HCM cũng vì tin lời đường mật của Chơn và đồng bọn nên đã bán cả nhà để gom góp tiền cùng nhau tìm kho báu với mộng ước được sở hữu số tiền hàng ngàn tỷ đồng.
Tất nhiên, tất cả đều vỡ mộng bởi sự thực, kho báu là một thứ cực kỳ hiếm có ở trên đời này, nếu không muốn nói là hoang tưởng. Ngay cả trên thế giới, hầu như chưa ai tìm được kho báu mà có tài liệu công bố cả. Hoặc giả nếu có thì đó cũng chỉ là những kho báu ít giá trị như kho báu tiền xu (bằng đồng) hay kho báu đồ cổ bằng gốm, đất nung... chứ kho báu vàng, bạc hay kim cương thì tuyệt nhiên chưa có.
Vẫn biết, trong thế giới tự nhiên luôn tồn tại những điều bí ẩn lạ lùng và hấp dẫn bởi những tiền nhân của chúng ta nhiều khi đã để lại cho hậu thế những gia tài to lớn với nhiều mục đích khác nhau. Thế nên, việc tìm kiếm và sở hữu nó là niềm ao ước không của riêng ai. Tuy nhiên, cũng cần phải có một chút thực tế khi xem xét những chứng cứ hay dấu tích về kho báu qua những tài liệu từ xa xưa để lại nhưng phải thực sự tỉnh táo để tránh những kết cục không hay, kể cả bị lừa đảo...
Khai thác kho báu thuộc quyền sở hữu của ai? Luật sư Nguyễn Văn Trường - trưởng Văn phòng luật sư Trường thuộc đoàn luật sư TP.HCM: Thực tế "kho báu" là danh từ không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo cách hiểu thông thường, "kho báu, đó là nơi cất giấu những vật có giá trị như: kim cương, vàng, bạc, đá quý, kim loại, tiền, cổ vật, tranh ảnh có giá trị,.. Hệ thống pháp luật về tài nguyên của nước ta như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên môi trường, Luật tài nguyên nước ... quy định một nguyên tắc: tài nguyên thuộc sự quản lý, sử dụng, khai khác của nhà nước. Ví dụ: Khoản 2, Điều 17 Luật khoáng sản quy định: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản. Trên thực tế, Nhà nước ta cũng quản lý những địa điểm được cho là có các kim loại quý như: vàng, đồng, than... và những người khai thác "kho báu" khi không phép được cho là vi phạm pháp luật. Tất cả mọi công dân khi tình cờ phát hiện cái gọi là "kho báu" theo cách hiểu vừa nêu ở trên, thì phải trình báo với các cơ quan chức năng. Bản thân người tình cờ phát hiện và trình báo sẽ được Nhà nước khen thưởng theo quy định hiện hành. Nếu ai đó, khi phát hiện "kho báu" mà tự ý khai thác, cất giấu, sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia cho gia đình, cá nhân mình là không đúng, là vi phạm pháp luật. Nghiêm trọng hơn khi có người lại tung tin thất thiệt về "kho báu" nhằm mục đích lừa đảo người khác, gây rối loạn trật tự xã hội... những hành vi như vậy cần bị ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Theo Hoàng Hoàng - Duy Đàm
Náo loạn vì cháy lớn tại quán bida Một đám cháy đã bùng phát dữ dội tại quán bida nằm trên đường Hoàng Văn Thụ (phường 15, quận Phú Nhuận) vào lúc 4h sáng 4/11 khiến cả khu dân cư náo loạn. Rất may hai nhân viên ngủ bên trong kịp thời thoát ra ngoài trước khi lửa cháy đến. Vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng Nhiều nhân chứng cho...