Não của những người thuận tay trái đã khác biệt từ trong bụng mẹ

Theo dõi VGT trên

Một thử nghiệm vừa tiến hành cho thấy những người thuận tay trái có sự khác biệt ngay từ giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, não bộ của những người này quá trình phát triển rất khác biệt.

Giới nghiên cứu xác định được 4 khu di truyền có thể tạo nên “khiếu thuận tay trái”, theo đó những khu này sẽ tác động khiến bàn tay trái trở thành tay thuận của một người, chứ không phải tay phải như đại đa số chúng ta. Hóa ra những vùng gen góp phần giải thích vì sao những người thuận tay trái có kỹ năng ngôn ngữ phát triển hơn người bình thường.

Não của những người thuận tay trái đã khác biệt từ trong bụng mẹ - Hình 1

Tuy nhiên, những nghiên cứu về hiện tượng thuận tay trái hiện vẫn chưa cho phép tìm ra chính xác loại gen chịu trách nhiệm gây nên hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học đã có thể thu hẹp vùng tìm kiếm trong bộ gen người đối với một số khu vực nhất định.

Cụ thể, họ phát hiện ra rằng khiếu thuận tay trái có thể là “thiên hướng phụ” trong quá trình phát triển não bộ của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, các vi ống – cấu trúc nội bào protein là một phần của bộ xương tế bào hoặc cấu trúc bên trong, chiếm phần lớn lượng tế bào trong cơ thể người, nhiều khả năng có mối quan hệ mật thiết với sự hình thành của “hiện tượng thuận tay trái”.

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford xác nhận rằng đối với người thuận tay trái, vùng ngôn ngữ bán cầu não phải và trái giao tiếp, phối hợp với nhau nhiều hơn so với người thuận tay phải. Và điều này khẳng định, những người thuận tay trái có lợi thế nhất định khi thực hiện một số nhiệm vụ, hành vi bằng lời nói.

Video đang HOT

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, những khác biệt này chỉ quan sát được trong số lượng lớn người và không phải tất cả những người thuận tay trái đều giống hệt nhau. Theo thống kê, chỉ có 10% cư dân trên Trái đất thuận tay trái, trong khi gen chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 25% các trường hợp như vậy.

M.P

Theo dantri.com.vn

Bạn đọc viết: "Tôi cũng biết chữ nên không cần các anh chị phải đọc hộ"

Thay vì thuyết trình trên bục giảng, có sinh viên lại cầm nguyên cuốn tiểu luận (cũng đã được nộp cho giảng viên) đứng đọc trước lớp.

Giáo sư của chúng tôi lúc đó đã lập tức lên tiếng phê bình: "Tôi cũng biết chữ nên không cần các anh chị phải đọc hộ". Câu nói thẳng thắn của thầy làm tôi nhớ mãi đến sau này.

Bạn đọc viết: Tôi cũng biết chữ nên không cần các anh chị phải đọc hộ - Hình 1

Ảnh minh họa

Qua bài viết "Khắc phục tình trạng giáo dục mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc" của tác giả M.Hà và "Thuận tay trái là có lỗi ư?" của tác giả Thùy Mai, tôi hoàn toàn đồng cảm.

Là thế hệ cuối 8X, đầu 9X, chúng tôi đã được thụ hưởng nền giáo dục có nhiều khác biệt so với ngày nay. Tuy nhiên, trải qua quá trình học tập và làm việc, tôi nghiệm ra những mặt trái của nền giáo dục "cho mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc" - theo như cách nói hình tượng của GS Đinh Quang Báo.

Đó là nền giáo dục cho ra những sản phẩm rất giống nhau, tức là học sinh, sinh viên nhìn chung là thụ động, kém về khả năng thuyết trình, sự sáng tạo và năng lực, tư duy phản biện trước đám đông.

Tôi còn nhớ một kỷ niệm cách đây khoảng chục năm khi còn đang học đại học. Đó là một buổi thuyết trình về đề tài tiểu luận đã được giao cho sinh viên chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, thay vì thuyết trình trên bục giảng, có sinh viên lại cầm nguyên cuốn tiểu luận (cũng đã được nộp cho giảng viên) đứng đọc trước lớp. Giáo sư của chúng tôi lúc đó đã lập tức lên tiếng phê bình: "Tôi cũng biết chữ nên không cần các anh chị phải đọc hộ".

Câu nói thẳng thắn của thầy làm tôi nhớ mãi đến sau này. Phải chăng là do từ khi còn học THPT, chúng tôi đã được dạy kiểu "văn mẫu" và gần như chưa bao giờ dám đứng lên tranh luận và thể hiện ý kiến của mình, nên khi vào đại học, khả năng thuyết trình, cũng như tư duy phân tích, phản biện của chúng tôi cũng rất kém.

Sau này đi làm, trải qua môi trường công việc nhà nước, tôi cũng thấy đâu đó những con người na ná giống nhau, với tư cách là sản phẩm của giáo dục "cho mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc". Nếu để ý trong những buổi tổng kết, sơ kết thì sẽ thấy, đầu tiên là một vị lãnh đạo nào đó sẽ đứng lên đọc hàng chục trang báo cáo dài lê thê, trong khi tài liệu cũng đã phát đến tay đại biểu. Trên bục, lãnh đạo đọc báo cáo thì cứ đọc, đại biểu bên dưới ngồi nói chuyện thì cứ nói. Rất mất thời gian nhưng lại không giải quyết được việc gì. Những lúc như vậy, tôi hay nhớ đến câu nói của Giáo sư đại học: "Tôi cũng biết chữ nên không cần các anh chị phải đọc hộ".

Triết lý của ngành giáo dục như nào thì sẽ cho ra chất lượng nguồn nhân lực thế ấy. Tính đối thoại, tranh luận để tìm ra nguyên nhân và bản chất của vấn đề gần như không có trong những buổi họp như vậy.

Hệ quả của nền giáo dục "mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc" còn ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn môn học của học sinh. Nhiều phụ huynh khi định hướng cho con học hành thì lại mang suy nghĩ, con trai thì phải học toán, còn con gái thì học văn! Phải chăng, từ bé chúng ta được học văn theo kiểu chỉ cần học thuộc, học theo văn mẫu, nên chỉ phù hợp cho con gái chân yếu tay mềm. Kể cũng lạ! Cho dù bạn có học gì đi chăng nữa mà ra trường đến một cái hồ sơ xin việc không viết nổi thì cũng vứt. Nếu bạn có trở thành lãnh đạo mà một công văn cũng không biết diễn đạt như thế nào thì lãnh đạo ai. Học văn không chỉ cần có ngôn từ phong phú, mà còn phải học cách tư duy, phát triển ý tưởng và sự logic.

Nói như vậy để thấy rằng, nền giáo dục "mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc" thì cũng sẽ cho ra sản phẩm giáo dục bàng bạc, giống nhau, không thể phát huy được thế mạnh của học sinh, cùng với đó là chất lượng nguồn nhân lực kém cho xã hội.

Nguyễn Thảo

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại
07:01:08 17/11/2024
Phát hiện sinh vật biển 'bất tử' có năng lực 'du hành thời gian'
06:53:53 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

Thế giới

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.