Não bộ thay đổi như thế nào qua quá trình học tập
Qua quá trình học một kĩ năng mới, hoạt động bên trong não bộ của chuột thay đổi liên tục qua thời gian và dần đạt đến mức độ thành thạo. Sự thay đổi này thể hiện rõ nhất ở mạng lưới các mạch tế bào và hoạt động nơron thần kinh.
Ảnh: Churchland lab/CSHL, 2019.
Các nơron thần kinh kích thích (màu xanh) và ức chế (màu đỏ) của chuột qua ống kính hiển vi. Chúng phản ứng với tốc độ nhanh và sớm hơn khi con vật dần thành thục một kĩ năng nhất định.
Sử dụng ống kính hiển vi hai photon và nhiều công cụ di truyền khác nhau, các nhà nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (CSHL), Đại học Columbia, Đại học London (UCL) và Viện nghiên cứu Flatiron đã phát hiện sự gia tăng trong mức độ tập trung mạng lưới thần kinh ở chuột khi con vật dần thành thạo một kĩ năng. Dữ liệu thu được sẽ được dùng để xây dựng một mô hình điện toán cho ra những kiến thức về cơ chế thần kinh học đằng sau việc ra quyết định.
Các nhà khoa học đã ghi lại hoạt động của hàng trăm tế bào thần kinh trong cùng một lúc và trong suốt quá trình học tập. Thí nghiệm được bắt đầu bằng quá trình huấn luyện cho đàn chuột với các nhiệm vụ ra quyết định bằng cảm quan. Chuột thí nghiệm sẽ tiếp xúc với các tác nhân kích thích đa giác quan dưới dạng một chuỗi các lượt bấm (click) và các tia lóe sáng xuất hiện cùng nhau. Đàn chuột sẽ phải cho biết các chuỗi trên diễn ra với mức độ dày hay thưa bằng cách liếm một trong ba máng nước đặt trước mặt chúng. Máng nước ở giữa báo hiệu bắt đầu thử nghiệm, một bên báo hiệu tần suất xuất hiện liên tục, bên còn lại là mức độ thưa. Và những con đưa ra kết quả đúng sẽ nhận được phần thưởng.
Theo giáo sư Anne Churchland, tác giả nghiên cứu, “quá trình học tập của động vật diễn ra dần dần trong khoảng 4 tuần liên tiếp”. Đồng thời, các nhà khoa học phát hiện động lực hỗ trợ học tập chính là sự thay đổi trong các hoạt động của các nơron thần kinh.
Video đang HOT
Qua quá trình phản hồi với một hoạt động rèn luyện kĩ năng cụ thể, các nơron này dần “kén chọn” hơn, đồng thời nhanh và sớm hơn. Khi động vật bắt đầu học một thứ gì đó, các nơron hầu như không phản ứng gì cho đến khi chúng ra quyết định lựa chọn. Nhưng khi đạt được đến mức độ thành thục, phản ứng sẽ diễn ra sớm hơn rất nhiều.
Nói cách khác, khi ở mức độ “nghiệp dư”, não bộ sẽ phân bố hoạt động vào rất nhiều thứ, tương tự với các nơron. Tuy nhiên, về sau, khi đã trở thành “chuyên gia” trong một hoạt động nào đó, não bộ sẽ chỉ tập trung vào chính xác việc cần làm và người khác hoàn toàn có thể dự đoán được hành động đó.
Các nhà nghiên cứu cũng đã huấn luyện một mạng thần kinh nhân tạo sử dụng thuật toán machine learning. Dữ liệu kết xuất từ nhiều thử nghiệm sẽ được thu thập và kết hợp với các hoạt động của nơron, từ đó cho ra dự đoán về hành động sắp tới của con vật. Con vật càng thực hiện nhiệm vụ một cách thành thạo, mạng lưới thần kinh của nó sẽ càng trở nên tinh nhanh, chính xác và quyết đoán hơn. Mạng thần kinh nhân tạo cũng thể hiện xu hướng tương tự khi độ chính xác tăng lên đến khoảng 90%.
Mô hình nghiên cứu cũng đề xuất một phương pháp mới nhằm theo dõi một số loại nơron nhận thức trong não bộ, chẳng hạn như các nơron kích thích và nơron ức chế. Mỗi loại sẽ tương ứng sinh ra các thay đổi tích cực và tiêu cực trong não bộ. Các nhà nghiên cứu phát hiện các nơron ức chế đóng vai trò thành phần của các mạng lưới thần kinh phụ có độ chọn lọc rất cao, đặc biệt trong hoạt động ra quyết định ở động vật.
Các nơron này là một thành phần trong mô hình sinh lý giúp tìm hiểu cơ chế ra quyết định. Tiếp tục điều chỉnh các mô hình này, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về cơ chế nhận thức quy định hành vi.
Theo khoahocphattrien.vn
Điều kỳ diệu qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI của em bé khi ở bên mẹ
Các nhà khoa học công bố bức ảnh kì diệu chụp cộng hưởng từ của nhà thần kinh học Rebecca Sax bế và hôn con trai 2 tháng tuổi.
Ai cũng biết tình mẫu tử là điều thiêng liêng cao cả nhất trên cõi đời này. Thế nhưng để chứng minh điều đó bằng khoa học thì chưa mấy ai làm được. Chính điều này đã thôi thúc nhà thần kinh học người Mỹ Rebecca Sax tìm tòi và dành nhiều năm ròng để nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Rebecca và các đồng nghiệp đã lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI chụp não bộ để chứng minh mối liên hệ giữa mẹ và con. Trong suốt 6 năm nghiên cứu, kết quả gây sốc thực sự chỉ được công bố rộng rãi sau khi bức ảnh chụp cộng hưởng từ đầu tiên chụp cô cùng cậu con trai 2 tháng tuổi của mình được thực hiện.
Hình ảnh MRI này được chụp khi nhà thần kinh học Rebecca Sax bế và hôn đứa con trai 2 tháng tuổi của cô ấy với sự lan tỏa của tình yêu thương.
Đây là hình ảnh cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới chiếu sự kết nối giữa một người mẹ và con. Nụ hôn này đã kích hoạt một phản ứng hoá học trong bộ não con trai của cô ấy, và tạo ra rất nhiều hormone oxytocin - một loại hormone thể hiện sự gắn bó và tình yêu. Đây thực sự là bức ảnh tuyệt vời và hoàn toàn đánh bại những quan điểm cho rằng "Trẻ con thì biết gì".
Nhà thần kinh học Rebecca Sax và cũng là người mẹ trong bức ảnh trên cho biết: "Giây phút con trai chào đời được đặt nằm trên ngực tôi, con thật ấm áp và bụ bẫm biết bao. Lần đầu tiên tôi nhìn vào đôi mắt đen láy của con và tôi biết: Tôi vô cùng yêu con, và tôi muốn tìm hiểu não bộ của con càng sớm càng tốt. Tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ nghiên cứu trong máy quét MRI cùng với con trai bé bỏng của mình để tìm cách thu thập dữ liệu".
Nhà thần kinh học Rebecca Sax và con trai.
Bức ảnh quét này được chụp khi Rebecca đang bế và hôn nhẹ cậu con trai 2 tháng tuổi của mình nhằm mục đích tìm hiểu những gì diễn ra bên trong hộp sọ của mẹ và em bé. Thông thường hình ảnh MRI được thực hiện cho các bác sĩ, để tìm khối u hoặc mạch máu bị chặn. Các nhà khoa học cũng tạo ra các hình ảnh, để nghiên cứu chức năng và sự phát triển của não.
"Tuy nhiên, trong phòng thí nghiệm tại MIT - Trung tâm nghiên cứu thần kinh, não bộ (Mỹ), chúng tôi sử dụng MRI để theo dõi dòng máu chảy qua não của trẻ em. Chúng tôi đọc cho các bé nghe những câu chuyện và quan sát cách hoạt động của bộ não thay đổi theo từng cốt truyện. Bằng cách đó, chúng tôi nghiên cứu về cách mà trẻ em nhận thức về những người xung quanh", Rebecca giải thích thêm.
Để có được bức ảnh đặc biệt này, Rebecca cùng con trai phải thử 25 lần quét chụp mỗi ngày. Tiếng máy quét cũng rất ồn, Rebecca và con trai phải đeo nút chống ồn bên tai, khi quét thì con trai cô đang ngủ trên tay mẹ. Cô cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ rất lớn từ các kỹ thuật viên để chọn ra bức hình đẹp nhất, sống động nhất.
Hình ảnh cộng hưởng từ vô cùng đặc biệt này được thực hiện không nhằm mục đích chẩn đoán, mà đơn giản là tạo ra một hình ảnh trực quan nhất về mối liên hệ của một người mẹ và đứa trẻ.
Đây là hình ảnh sử dụng công nghệ hiện đại nhưng lại mang hơi hướng truyền thống từ muôn đời nay. Tình mẫu tử vốn dĩ thiêng liêng và là biểu tượng không thể chối cãi, minh chứng cho mối quan hệ mẹ và con.
Bức ảnh cho thấy khi cha mẹ trao cho con sự yêu thương, trìu mến thì đứa trẻ cũng sẽ nhận được tình cảm y như vậy. Não của trẻ được kích thích tiết ra loại hormone đặc biệt giúp gắn kết và yêu thương nhiều hơn.
Sự lan tỏa tình yêu thương là có thật, bất cứ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được đón nhận. Đó là điều đặc biệt và thông điệp ý nghĩa mà các nhà khoa học muốn gửi gắm tới tất cả các bậc cha mẹ thông qua bức ảnh tuyệt vời này.
Nguồn: Tổ Quốc
Phát hiện con lười trốn dưới hố xí xây trong rừng Amazon, những gì xảy ra sau đó khiến bất kỳ ai cũng thấy... buồn nôn đến tột độ Một mảng tối "khét lẹt" của những con lười - sinh vật vốn được xem là hiền lành, đáng yêu và dễ thương của khu rừng Amazon đầy hung hiểm. Con lười, xét cho cùng cũng được tính là một loài vật dễ thương. Chúng có cuộc sống rất đáng ghen tị: cả ngày lơ lửng trên cây, chẳng buồn di chuyển, đồ...