Nắng ‘xé trời’ bác sĩ da liễu chỉ cách bảo vệ làn da
Những ngày nắng nóng, chỉ số tia cực tím UV ở TP.HCM và Hà Nội tăng cao. Các bác sĩ khuyến cáo đây là chỉ số có thể gây bỏng cho làn da nếu không bảo vệ đúng cách.
Chỉ số tia cực tím cao
Thời tiết trên cả nước đang bước vào thời gian cao điểm của nắng nóng. Chỉ tính riêng Hà Nội ngày 19/4 nhiệt độ đã tăng 36 độ C. Trước đó, trang Weatheronline của Anh dự báo chỉ số tia cực tím tại TP.HCM từ ngày 18 đến 23/4 dao động ở mức 12. Đây là chỉ số cao ảnh hưởng tới sức khỏe của con người cũng như nguy cơ tia cực tím tác động đến da gây ung thư da.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo chỉ số UV ở mức trên 10 thì nguy cơ làm da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút nếu không có phương tiện bảo vệ da. Tia UV ở mức 8-10, thời gian gây bỏng da khoảng 25 phút ở ngoài nắng.
Chính vì thế, việc bảo vệ làn da trong những ngày nắng nóng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người còn có quan niệm sai lầm trong bảo vệ da như chỉ cần che chắn là đủ, chỉ cần dùng kem chống nắng là cản được tia UV hoàn toàn.
Đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương, chị Trần Mai Trang (31 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) được bác sĩ chẩn đoán nám mảng, viêm da do mụn bọc. Đặc biệt, sau chuyến công tác miền Nam về, da vùng vai và chân của chị Trang bị đỏ, rát dù chị đã sử dụng kem chống nắng.
Chị Trang phân trần chị rất chăm chỉ chăm sóc da, sáng nào khi ra khỏi nhà, chị cũng bôi kem chống nắng nhưng không hiểu sao da vẫn sạm và kèm theo nám lan rộng.
Theo bác sĩ khám và tư vấn cho chị Trang, da chị Trang da dầu, chị có sử dụng kiềm dầu nhưng kem chống năng sử dụng không đúng. Toàn bộ kem chống nắng đều là dành cho da khô mà không phải da dầu như đặc điểm làn da của chị.
Hơn nữa, thói quen bôi kem chống nắng buổi sáng khi ra đường không giúp chị Trang giảm nám mà còn hại da hơn vì kem chống nắng phải bôi liên tục vài lần một ngày, dù dùng kem chống nắng thì vẫn phải bảo vệ làn da bằng mũ vành rộng, khẩu trang và áo chống nắng.
Theo PGS Nguyễn Văn Thường, chỉ số tia UV sẽ tăng cao ở mức 8 – 10 ở phía Nam và Hà Nội trong ngày tới dự báo. Đây là mức cảnh báo nguy hiểm cho làn da khi tiếp xúc với ánh nắng nhất là thời điểm từ 10 giờ đến 16 giờ hàng ngày.
Chống nắng như thế nào?
PGS Thường cho biết người dân còn rất sai lầm trong chăm sóc da, đặc biệt là bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời như thế nào. Nhiều người chủ quan cho rằng đeo khẩu trang, ngồi trong xe ô tô sẽ không lo bị tia UV tấn công.
Trên thực tế, hoàn toàn không phải vậy. Dù ở bất cứ đâu, ngồi trong phòng lạnh hay ngồi trong xe hơi thì chị em vẫn bị tổn thương làn da bởi các tia UV. Các tia UV này không bị ngăn cản bời các lớp kính hoặc có thể do hiện tượng phản xạ ánh sáng, vẫn tìm đến làn da để gây tổn thương.
Nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Chính vì thế, việc sử dụng kem chống nắng phải thường xuyên, khoảng 2 – 3 giờ bôi một lần, không cần rửa mặt khi bôi lại kem chống nắng.
Về chỉ số SPF, không phải là kem chống nắng tổt là có chỉ số SPF cao. SPF là thời gian chống nắng của kem. Ví dụ: SPF bảo vệ da khỏi tia UV trong trong 10 phút tương đương với kem chống nắng có chỉ số SPF 15 làn da được trong 150 phút (2,5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút.
Tuy nhiên, để bảo vệ được tối đa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như bản chất da dầu hay da hỗn hợp, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng.
Chính vì thế, PGS Thường nhấn mạnh nên sử dụng kem chống nắng khoảng 2 – 3 tiếng một lần dù chỉ số kem chống nắng cao hay thấp, dù ngồi trong xe hơi hay đi ngoài trời. Khi ra ngoài, nên bôi kem chống nắng trước khoảng 30 phút.
Kem chống nắng có khả năng gây tác dụng phụ như ngứa, rát, làm phát sinh hay nặng hơn mụn trứng cá, dị ứng da, gây cảm giác khó chịu trong điều kiện khí hậu nóng ẩm… Nếu gặp phải vấn đề này, chị em nên tìm tới bác sĩ để được tư vấn sử dụng kem phù hợp với da của mình giảm tác dụng phụ.
Ngoài sử dụng kem chống nắng, PGS Thường khuyến cáo người dân khi ra đường cần sử dụng các loại mũ vành rộng chống nắng, áo chống nắng để tránh ánh nắng tác động trực tiếp lên làn da nhất là phụ nữ và trẻ em.
“Thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím nhất. Nếu phải đi ra ngoài nắng trong thời gian này, chị em nên sử dụng mũ vành rộng, kính râm, áo chống nắng để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời” – PGS Thường khuyến cáo.
Bảo Lâm
Theo phunusuckhoe.vn
Phái mạnh vẫn nên sử dụng kem chống nắng vào những ngày hè oi nóng
Đàn ông còn rất dè dặt trong việc sử dụng kem chống nắng dù những ngày nắng gắt đã đến. Tuy nhiên, nếu không bảo vệ da cẩn thận, tia UV sẽ hủy hoại sức khỏe của bạn.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin cảnh báo rất nhiều về mức độ bức xạ của tia UV (tia cực tím) vô cùng mạnh, có thể lên tới mức UV 8-10 và thời gian gây bỏng trong khoảng 25 phút.
Đặc biệt, Việt Nam là một nước nhiệt đới chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các tia bức xạ của mặt trời. Nhiều nơi ở Việt Nam có thể nóng lên đến mức 42 độ C ở thời điểm 10-14 giờ.
Việc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu sẽ gây tổn thương da từ nhẹ như cháy nắng, bỏng da cho đến ung thu da. Ảnh: Seangraphy
Nam giới Việt Nam nói riêng còn khá e dè trong chuyện sử dụng kem chống nắng vì ngại cảm giác nhờn rít của loại mỹ phẩm này. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang hay mặc áo khoác thực chất vẫn chưa đủ để bảo vệ da từ sâu bên trong.
Kem chống nắng hoàn toàn không khó chịu như bạn tưởng. Ngoài khả năng chống lại tia cực tím, nhiều sản phẩm kem chống nắng hiện nay còn có thể dưỡng ẩm và chống lại ô nhiễm môi trường.
Thời điểm sử dụng kem chống nắng
Thời gian hợp lý nhất để bôi kem chống nắng là 30 đến 40 phút trước khi ra ngoài đường. Ảnh: Getty.
Kem chống nắng không giống như kem dưỡng, nó cần một khoảng thời gian sau khi bôi để có thể thẩm thấu và phát huy tác dụng trên da. Hãy bôi kem chống nắng /khoảng 30-40 phút trước khi ra khỏi nhà, đây là thời điểm thích hợp nhất mà các chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Bao nhiêu kem chống nắng là đủ?
Mọi vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng đều cần phải bôi kem chống nắng để được bảo vệ khỏi tia cực tím. Ảnh: Getty.
Hầu hết mọi người không bôi đủ kem chống nắng trên da. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên dử dụng khoảng 30ml sản phẩm cho toàn cơ thể. Ngoài phần mặt hay tay, những vùng như tai, cổ, sau gáy thường hay bị bỏ quên, trong khi đó lại là khu vực chịu ảnh hưởng từ tia UV cao nhất. Tóm lại, đừng bỏ sót tất cả những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Ngoài ra, sau 2-4 tiếng, bạn hãy bôi lại kem chống nắng lần nữa tùy thuộc vào thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng. Lưu ý đến việc rửa mặt và tẩy trang thật sạch trước khi bôi lại để tránh các bụi bẩn ngoài đường làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
Những chỉ số cần lưu ý khi chọn kem chống nắng
Tác hại của UVA và UVB là gây tổn hại cho cả 3 lớp da, làm tăng tỷ lệ ung thư da. Ảnh: Banana boat.
Chỉ số SPF(sun protection factor) 30 hoặc lớn hơn là mức độ hợp lý nhất để giúp bảo bệ làn da khỏi cháy nắng và tổn thương. Nhiều người sẽ nghĩ SPF càng cao thì da càng được bảo vệ tốt hơn, nhưng thực tế, ở mức độ SPF 30 bạn đã có thể bảo vệ được 97% tổn hại từ ánh nắng và chúng chỉ hơn nhau 1-2% mà thôi.
Ngoài ra, những loại kem chống nắng có kèm tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB mới đáng quan tâm. Trong khi UVB (ultraviolet-B) gây nên sự cháy nắng và bỏng da, UVA lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Hãy luôn chú ý đến những chỉ số được in đậm trên vỏ sản phẩm để bảo vệ làn da tốt nhất.
Kem chống nắng nào phù hợp với làn da?
Việc lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học còn dựa vào cơ địa da của bạn phù hợp với loại nào. Ảnh: Runnersworld.
Trên thị trường, có ba loại kem chống nắng thông dụng nhất là: vật lý, hóa học và sản phẩm lai giữa các loại này.
Kem chống nắng vật lý luôn có Titanium dioxide và Zinc Oxide giúp tạo ra một lớp màng chắn trên da, khuếch tán và phản xa lại những tia UVA và UVB.
Kem chống nắng hóa học lại có Oxybenzone và Mexoryl là hai chất an toàn giúp cho hấp thụ và phân hủy tia UV trước khi chúng có thể làm hại da.
Các sản phẩm kem chống nắng phù hợp với phái mạnh
Kem chống nắng có rất nhiều kết cấu như ở dạng serum, sữa, kem, xịt, nước, thỏi sáp, cushion, kem nền...
Kem chống nắng ở dạng đặc lúc nào cũng tốt và hiệu quả hơn các loại mỏng. Nếu da bạn khô, hoặc bạn sống ở vùng thời tiết lạnh, hãy chọn những loại kem đặc để bảo vệ da. Thời tiết lạnh sẽ không làm bạn chảy mồ hôi, cho nên nó sẽ không gây ra hiện tượng bóng dầu và nhờn rít da do kem chống nắng gây ra.
Kem chống nắng dạng nước thường có chữ "Fluid" ghi trên bao bì. Ảnh: Krave Beauty.
Nếu bạn sợ cảm giác nhờn rít và hơi nặng mặt do kem chống nắng mang lại, vậy hãy chọn kem chống nắng dạng serum, nước. Đối với serum chống nắng, bạn cần phải có một lớp kem dưỡng mỏng để khóa lớp dưỡng chất này nằm lại trong lỗ chân lông. Để serum chống nắng đạt hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng ngày 2 lần, cả sáng và tối (trước khi đi ngủ). Còn đối với dạng nước, bạn nên cố gắng bôi lại kem sau 3 tiếng vì loại này khá nhanh trôi và bay hơi.
Tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng trên da đang bị dị ứng hoặc mụn viêm ửng đỏ rất nhiều trên mặt. Lúc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kem chống nắng để tình trạng da không tồi tệ hơn.
Đối với phái mạnh, kem chống nắng dạng xịt là dễ dùng nhất vì nó nhỏ gọn, dễ mang theo và bôi lại nhanh chóng. Những sản phẩm trên bao bì có ghi chữ "Mist" thường là dạng xịt. Ảnh: Soleil.
Có một số loại kem chống nắng lành tính được tờ Men's Health đánh giá cao mà bạn có thể sử dụng hàng ngày như:Neutrogena Ultra Sheer Dry-Touch Sunscreen Broad Spectrum SPF 100 (thấm nhanh, không nhờn rít), La Roche-Posay Anthelios Ultra-Light Mineral Sunscreen SPF 50 (dạng nước), Supergoop! Everyday Sunscreen Broad Spectrum SPF 50 (dạng lotion), Krave Beauty The Beet Shield Sunscreen (không nhờn rít), Soleil Toujours Organic Set Protect Micro Mist Spray SPF 30 (dạng xịt)
Theo news.zing.vn
Đích thân bác sĩ da liễu theo đuổi quy trình chống lão hóa này, bạn còn chờ gì mà không bắt chước Làm thế nào để tìm được quy trình chống lão hóa đúng đắn, khoa học? Lộ trình skincare của các bác sĩ/chuyên gia da liễu dưới đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá dành cho bạn. Chống lão hóa là một quá trình trường kỳ, đòi hỏi bạn cần bắt đầu từ sớm với quy trình đúng đắn, khoa học để đến...