Nàng Việt lấy chồng Nhật: Tình yêu cổ tích là có thật!
Ngày mới sang Nhật, Trần Thị Mai Hạnh (SN 1984, Hải Dương) chưa từng nghĩ mình sẽ kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, định mệnh đã thay đổi khi cô gặp anh Matsunami Chihiro.
Bất cứ cô gái nào khi nghĩ đến việc làm dâu, sống ở 1 nơi khác biệt hoàn toàn so với nơi mình sinh ra cũng đều đắn đo và lo lắng. Thế nhưng, chỉ cần gặp được đúng người thì bất cứ khoảng cách địa lý hay tuổi tác nào cũng trở nên vô nghĩa.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của Mai Hạnh
Bén duyên với anh chàng người Nhật điển trai, cô gái xinh xắn Trần Thị Mai Hạnh đã quyết đi theo tiếng gọi tình yêu, làm dâu xứ lạ. Nhìn vào cuộc sống hiện tại của cô chẳng ai cũng phải cảm thấy ngưỡng mộ cuộc tình xuyên biên giới đầy hạnh phúc này.
Cô gái tỏ tình vào ngày cá tháng Tư
Năm 2007 Mai Hạnh sang Nhật theo diện tu nghiệp sinh, với công việc của một nhân viên kiểm tra khâu xuất hàng. Trong khi đóMatsunami Chihiro làm lái xe cho công ty vận tải chuyên lấy hàng tại công ty Hạnh làm việc. Chính vì thế hai người có nhiều thời gian tiếp xúc với nhau.
Ngay lần đầu gặp anh Chihiro, Mai Hạnh đã bị ấn tượng mạnh bởi vẻ ngoài điển trai và có nét gì đó rất giống với người Việt Nam. Làm việc cùng nhau một ngày đến bốn, năm tiếng đồng hồ Hạnh cảm mến chàng trai nước Nhật từ lúc nào không hay.
“Anh ấy ít nói, nhưng lại có những hành động rất chân thành. Mùa đông bên Nhật lạnh lắm, Chihiro thường nhường túi giữ nhiệt cho mình. Mình từ chối thì anh bảo ‘anh sắp hết đến giờ về rồi, mà ngồi trong xe ô tô cũng đỡ lạnh hơn, Hạnh cứ giữ đi’. Hay cũng có lần tan làm sớm, anh ấy thường nhường lại phần cơm do mẹ anh chuẩn bị cho mình. Chỉ những hành động nhỏ ấy thôi nhưng đủ làm mình cảm động. Mình làm việc xa nhà, không có người thân bên cạnh nên có người quan tâm là lúc nào cũng thấy vui” – Mai Hạnh chia sẻ.
Video đang HOT
Sau những lần trò chuyện khi làm việc cùng nhau, Mai Hạnh quyết định xin số Chihiro với lý do cô muốn trau dồi thêm tiếng Nhật và nhờ anh giúp đỡ. Thế nhưng, chẳng thấy học được thêm từ nào, hai người dành hết thời gian rảnh để chuyện trò và quan tâm mỗi ngày.
Tình cảm của đôi bạn trẻ cứ ngày một lớn dần lên, Mai Hạnh đã quyết định tỏ tình. Nhưng vì tâm lý mình là con gái, lại hay xấu hổ, cô chọn đúng ngày cá tháng Tư để lỡ có bị từ chối thì đỡ ngại. Hạnh nhằm lúc trời nhá nhem tối, khi chỉ hai người đứng gần nhau để nói “em thích anh” rồi chạy mất. Lúc ấy trời thì lạnh mà hai má cô gái thì đỏ bừng.
Và rồi hai người yêu nhau, chuyện tình không lãng mạn bay bổng như những cặp đôi khác nhưng sự chân thành thì cả hai đều cảm nhận được. Vào những ngày nghỉ Chihiro thường đón Hạnh đi chơi, hoặc đưa về chơi ở nhà bố mẹ.
Hạnh kể: “bố mẹ anh ấy hiền và quý người lắm, mình là người Việt nên khác biệt nhiều về văn hóa nhưng lúc nào hai bác cũng tươi cười ân cần chỉ bảo. Có dịp sinh nhật mình, hai bác còn nấu nướng nguyên một bữa, tình cảm như người thân trong gia đình vậy. Sau 3 năm hết hạn tu nghiệp, mình về Việt Nam. Về được 1 tháng thì hai bác sang thăm. Lúc ấy vui lắm, thấy mình không chỉ được anh ấy yêu thương mà được cả người thân của anh ấy trân trọng. Mình quyết định sẽ quay trở lại Nhật”
Lấy chồng Nhật… “sướng là có thật”
Sau gần một năm về Việt Nam, Hạnh quay lại Nhật theo diện du học. Hai người lại có cơ hội được ở gần nhau. Nhiều lần anh Chihiro đề nghị kết hôn, thế nhưng Mai Hạnh vẫn còn đắn đo. Cô sợ sự khác biệt văn hóa, rồi ngôn ngữ hai người khác nhau sau này có con thì không biết sẽ dạy con như thế nào. Rồi về phía bố mẹ Hạnh ở quê, ông bà cũng lo con gái làm dâu xứ người vất vả nên không ủng hộ tình yêu của đôi bạn trẻ, nên mối tình cứ bỏ ngỏ đến tận hơn 10 năm.
Mãi cho đến năm 2018, Mai Hạnh và Chihiro mới kết hôn. Cả gia đình anh Chihiro đã sang Việt Nam và đám cưới diễn ra theo đúng phong tục của quê hương cô dâu.
Đám cưới theo phong tục Việt Nam
Kể về cuộc sống hôn nhân và làm dâu xa xứ, Mai Hạnh thổ lộ: “Nói chắc khó tin nhưng từ ngày cưới xong vợ chồng mình chưa cãi nhau lần nào vì từ chăm con đến việc nhà và những công việc khác mình đều có ông xã bên cạnh chia sẻ.
Bố mẹ chồng thì chiều mình lắm, người Nhật khó tính là vậy nhưng chưa bao giờ thấy ông bà quát mắng một câu. Ngày mình sinh em bé, mẹ chồng ở quê lên chăm con dâu. Mẹ nấu ăn và làm tất cả việc nhà, khi cháu dậy thì bế cháu cho mình nghỉ ngơi thêm. Đối với mình mẹ chồng không khác gì mẹ đẻ, đều chân chất thật thà và yêu thương mình.
Gia đình nhỏ cùng bố mẹ chồng của Mai Hạnh
Có lẽ mình là người may mắn vì gặp được gia đình nhà chồng tốt, rất tâm lý và dễ tính nên chẳng bao giờ có xung đột gì cả. Chính mẹ chồng là người khuyên mình nên dành nhiều thời gian chăm chút cho bản thân hơn.
Bố mẹ chồng mình còn rất thích các món ăn Việt Nam. Mỗi dịp về quê chồng mình thường nấu đồ Việt để cả nhà thưởng thức cũng là 1 cách để mọi người hiểu và gần gũi với nhau hơn.”
Cuộc sống hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn, thế nhưng Mai Hạnh vẫn luôn tự tin, yêu đời, tận hưởng cuộc sống hôn nhân nhẹ nhàng, bình yên của mình. Cô tin rằng, chỉ cần cả hai chân thành, cùng chia sẻ mọi điều trong cuộc sống thì hạnh phúc sẽ luôn hiện hữu.
Trước lúc mất, mẹ chồng rưng rưng nước mắt nhìn tôi, đắn đo mãi, tôi thốt ra tiếng 'mẹ' rồi nhìn bà mỉm cười ra đi
5 năm trước, tôi lấy chồng mà chỉ có tờ đăng ký kết hôn. Giờ đây, tôi nhận lại điều không tưởng.
Phụ nữ sinh ra, ai cũng mong muốn được cưới gả đàng hoàng. Còn tôi ngoài tờ đăng ký kết hôn , ngay cả một cơi trầu cũng không có.
Ngày ấy gia đình nhà chồng tôi không có điều kiện. Mẹ chồng thì rất kỳ vọng vào con trai, bà nghĩ con mình vừa có học thức, lại tháo vát đẹp trai, thể nào cũng lấy được cô gái con nhà danh giá. Vậy mà cuối cùng, người anh dẫn về là tôi - một người không có ngoại hình, công việc cũng bấp bênh.
Sau cuộc gặp ấy, chúng tôi bị phản đối kịch liệt. Bản thân tôi cũng có lúc chán chường, nhưng rồi cuối cùng, chúng tôi cũng lấy được sổ hộ khẩu để đăng ký kết hôn, bắt đầu cuộc sống hôn nhân mà không có đám cưới.
Mặc dù trên danh nghĩa, tôi đã trở thành dâu con trong nhà nhưng chưa bao giờ được thừa nhận. Ngày Tết, vợ chồng tôi về chúc Tết nhưng mẹ chồng chẳng màng đến tôi. Bà chỉ hỏi han con trai vài câu cho qua chuyện.
Mọi người thấy vậy liền giục tôi gọi bà một tiếng mẹ, tôi đắn đo mãi mới thốt ra từ ấy. (Ảnh minh họa)
Bị đối xử như vậy suốt 5 năm, thế nhưng khi mẹ chồng xảy ra chuyện, tôi là người đầu tiên lên tiếng nói sẽ đưa bà về chăm sóc (mẹ chồng tôi bị tai nạn, đa chấn thương kèm theo liệt toàn thân). Lúc ấy mọi người đều bất ngờ và không nghĩ tôi lại đồng ý chăm một người bị liệt, người đó lại từng đối xử tệ bạc với mình suốt mấy năm trời.
Còn tôi thì nghĩ dù gì chuyện cũng đã xảy ra, tôi chỉ muốn làm tròn nghĩa vụ và không muốn sau này phải ân hận. Tôi yêu chồng tôi nên chấp nhận bỏ qua quá khứ để giúp anh được yên tâm. Thế là hơn 4 tháng, tôi chăm sóc mẹ chồng mà không một lời than vãn. Tuy sống chung một nhà nhưng tôi cũng không gọi bà là mẹ, bởi lòng tự tôn và trước đây mẹ chồng cũng cấm tôi gọi bà như thế.
Có một điều mà tôi và tất cả mọi người đều không ngờ tới, đó là ngày mẹ chồng hấp hối, bà cứ nhìn vào tôi mà chảy nước mắt. Mọi người thấy vậy liền giục tôi gọi bà một tiếng mẹ, tôi đắn đo mãi mới thốt ra từ ấy. Thấy bà gật đầu mỉm cười rồi nhắm mắt lại, tôi bật khóc bởi biết hóa ra ước nguyện cuối cùng của bà là như vậy.
Chứng kiến tấm lòng của tôi, nhà chồng muốn tổ chức cho vợ chồng tôi một đám cưới, xem như bù đắp cho quãng thời gian 5 năm qua. Tôi nghĩ đi nghĩ lại thấy không biết có cần thiết hay không. Ở đời ai cũng muốn một lần mặc váy cô dâu , nhưng tôi năm nay gần 30, con cũng lớn rồi, mẹ chồng thì mới qua đời chứ được bao lâu. Các bạn cho tôi lời khuyên với.
Sát ngày ăn hỏi, bạn trai "sòng phẳng" đòi 7 triệu cho vay tính theo lãi ngân hàng nhưng tuyên bố của cô gái mới là điểm gây chú ý "Hôm vừa rồi hai nhà nói chuyện người lớn, tính chuyện ăn hỏi. Không ngờ ngay tối ấy K. hẹn em đi uống nước...", cô gái kể. Vẫn có câu, "tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát", tức là trong hẹn hò, dù yêu tới đâu thì cũng nên phân định rạch ròi giữa tình cảm và tài chính kinh tế. Khi...