Nàng Việt, chàng Mỹ nên duyên nhờ cùng đam mê võ thuật
Tình cờ gặp gỡ, làm quen qua một diễn đàn võ thuật, Kim Ngân và PJ đã thành đôi sau nhiều lần trò chuyện. Theo kế hoạch, đám cưới cả hai sẽ diễn ra vào tháng 8 tới.
Dương Ngọc Kim Ngân (sinh năm 1992, TP.HCM) và PJ (sinh năm 1988, người Mỹ) quen biết nhau khi cùng là thành viên trong một nhóm về võ thuật. Cả hai có cùng niềm yêu thích và niềm đam mê với bộ môn karate.
Trước đó, Kim Ngân khá nổi tiếng trên mạng xã hội và từng dành nhiều giải thưởng về võ thuật từ khi còn là học sinh cấp 2. Trong một lần lướt mạng, ấn tượng với hình ảnh cô gái Việt xinh xắn nhưng mạnh mẽ trong bộ võ phục, PJ đã chủ động kết bạn, làm quen. Khi đó, anh vẫn đang ở Mỹ.
Ngân và PJ quen nhau nhờ là thành viên trong một nhóm về võ thuật.
Ngày mới quen, cả hai chỉ trò chuyện về gym, các bài luyện tập. Khi thân hơn một chút, anh kể cho cô nghe về quê hương mình, đổi lại, Ngân cũng nói cho anh nghe về các phong tục, văn hóa, ngôn ngữ của Việt Nam.
Sau nhiều lần trò chuyện, cả hai dần tâm sự nhiều hơn về chuyện cá nhân.
Tới một ngày, PJ lấy hết can đảm thổ lộ tình cảm với người bạn gái mình cảm mến từ lâu. Khi đó, anh đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc bị từ chối.
May mắn mỉm cười, chàng trai Mỹ đã nhận được cái gật đầu của đối phương.
“Thời điểm đó, cả hai chỉ nghĩ là cơn ‘cảm nắng’ nhất thời. Thế nhưng, càng trò chuyện, mình càng thích anh hơn. 6 tháng khi bắt đầu hẹn hò, anh ngỏ lời cầu hôn dù cả hai chưa một lần gặp mặt ngoài đời. Ngày nhìn thấy nhau lần đầu cũng là ngày ăn hỏi”, Ngân kể.
Với cô, ấn tượng đầu tiên về nửa kia là anh chàng điển trai, cao lớn, giọng nói ấm áp và cư xử điềm đạm.
Còn với PJ, Ngân là mối tình đầu.
Video đang HOT
“Chồng mình là người khép kín, khó gần, anh chỉ có bạn bè đồng nghiệp. Dù yêu xa song mình luôn tin tưởng anh là người chung thủy và thật sự yêu mình. Tụi mình, đứa ở Mỹ, đứa ở Việt Nam, thời gian đối lập nhau song ngày nào cũng gọi điện nói chuyện. Một ngày không được nghe giọng của nhau đã cảm thấy nhớ”.
Chuyện tình của Ngân và chàng trai người Mỹ được nhiều người ngưỡng mộ.
Lần đầu tiên gặp gia đình Ngân, PJ đã được cả nhà quý mến bởi sự chân thành. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng qua Ngân, cả nhà vẫn yêu thương chàng rể mới.
“Anh ấy yêu tiếng Việt nên thích học lắm, nhưng vì thế mà gây ra đủ tình huống dở khóc, dở cười. Lần đầu về ra mắt, mình chưa kịp hướng dẫn chào thì PJ đã nhanh miệng nói ‘Anh chào ba, anh chào mẹ’ làm cả nhà cười nghiêng ngả”.
Sau lễ đính hôn, PJ chỉ có một tháng ở Việt Nam bên bạn gái. Anh phải quay lại Mỹ để sắp xếp công việc. Cũng vì dịch bệnh, ngày quay lại Việt Nam của anh bị dời lại.
Theo kế hoạch, lễ cưới của hai người sẽ diễn ra vào tháng 8. Cả gia đình, bạn bè thân thiết của PJ cũng đã lên kế hoạch tới Việt Nam để chia vui cùng đôi trẻ.
'Tôi đâu chỉ xinh đẹp' - nữ võ sĩ chật vật rũ bỏ hình ảnh ring girl
Đam mê võ thuật, đạt nhiều thành tích nhưng Song Ka Yeon (Hàn Quốc) vẫn phải chật vật trên con đường khẳng định bản thân vì những định kiến giới.
Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post về hành trình khẳng định đam mê võ thuật, vượt qua định kiến giới của Song Ka Yeon (26 tuổi, Hàn Quốc).
Phân biệt đối xử với phụ nữ là vấn đề không còn xa lạ ở nơi làm việc, kể cả khi đó là trong chiếc lồng đấu hình bát giác. Song Ka Yeon (26 tuổi) - võ sĩ, huấn luyện viên chuyên nghiệp người Hàn Quốc là một ví dụ cho nạn nhân của nạn phân biệt ấy.
"Tôi đã quá mệt mỏi với những câu hỏi tại sao tôi muốn theo đuổi sự nghiệp đấu vật trong khi là một cô gái. Tôi bắt đầu sự nghiệp đấu vật lúc học trung học. Khi đó, rất nhiều người nghi ngờ lựa chọn của tôi. Lần đầu tiên tôi thông báo với bố mẹ và bạn bè việc muốn làm võ sĩ chuyên nghiệp, không ai ủng hộ tôi cả", Ka Yeon nói.
Ka Yeon yêu thích võ thuật từ nhỏ.
Cô gái chỉ cao 1,59 m thắng trận đấu đầu tiên năm 2014, khi cô đánh bại võ sĩ người Nhật Emi Sato bằng một cú đánh kỹ thuật ở hiệp một. Thời điểm đó, cô là một trong số ít phụ nữ tham gia môn thể thao này, cũng là một trong số những người trẻ nhất được thi đấu chuyên nghiệp.
Đạt được thành tích đó, cô vẫn bị loại bỏ, không được coi trọng chỉ vì có gương mặt xinh đẹp.
Mọi người chỉ coi cô là "ring girl" (cô gái làm nhiệm vụ giơ bảng công bố hiệp đấu trong các sự kiện võ thuật) - vai trò cô thực hiện trong lần đầu tiên được tuyển dụng.
Đối với Ka Yeon, điều đó như phủ nhận những năm tháng tập luyện và làm việc chăm chỉ của cô.
Dù đạt được nhiều thành tích, Ka Yeon không được nhiều người công nhận chỉ vì là con gái và có gương mặt ưa nhìn.
Hiện tại, Ka Yeon là trợ lý hướng dẫn tại Evolve MMA ở Singapore, làm việc cùng nhiều cái tên nổi tiếng như Angela Lee, Miesha Tate.
Năm 14 tuổi, Ka Yeon thuyết phục cha mẹ cho đến học tại trường Trung học Thể thao Busan - chuyên đào tạo võ thuật chiến đấu - và bắt đầu học võ, điều vốn không mấy phổ biến đối với các cô gái Hàn Quốc.
Trong các trận đấm bốc nghiệp dư, cô thường phải đấu với đối thủ nam vì chẳng có ứng viên nữ nào xung quanh.
Trước khi đến với MMA (Mixed Martial Arts - võ thuật tổng hợp), Ka Yeon đã đạt đai đen judo, taekwondo và hapkido.
9X đã dần rũ bỏ được cái tên "ring girl", dù vẫn còn nhiều người thường xuyên bàn luận về những mớ cơ bắp chẳng "nữ tính" của cô, đặc biệt là quê hương cô vốn nổi tiếng với những chuẩn mực cái đẹp khắt khe.
Cô gái 26 tuổi nỗ lực để rũ bỏ hình ảnh ring girl.
"Phần lớn người châu Á thích thân hình thon thả, da trắng. Nhưng tôi sinh ra đã có một làn da rám nắng và đôi chân mạnh mẽ rồi. Tôi chẳng quan tâm mọi người nghĩ gì về mình, bởi tôi biết rõ cơ thể mình vẫn rất nữ tính, điều đó không được thể hiện qua cơ thể của tôi", cô chia sẻ.
Nữ võ sĩ thích được biết tới nhiều hơn với tinh thần chiến đấu của mình.
"Dù có thành tích tốt trong các cuộc thi, mọi người vẫn chưa công nhận tôi. Họ cứ cho rằng tôi không có kỹ năng. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử không ảnh hưởng đến tôi. Nó thậm chí còn khiến tôi 'bùng cháy' hơn và giúp tôi có động lực chứng minh điều họ nghĩ là sai", cô nói.
Dù những năm gần đây, tình trạng phân biệt đối xử nữ giới đã giảm dần, lượng võ sĩ nữ cũng tăng lên song Ka Yeon cho biết khi tiết lộ công việc mình làm, phản ứng của mọi người dành cho cô bao giờ cũng gấp đôi người khác.
"Bạn là con gái mà, sao lại đi đánh nhau đến đổ máu trong một cái lồng đấu vậy?" - những câu hỏi luôn khiến Ka Yeon khó chịu. Cô không hiểu tại sao môn thể thao này lại được mặc định dành cho nam giới.
"Tôi từng cảm thấy bị xúc phạm khi còn nhỏ bởi những câu hỏi tương tự như vậy, có lẽ một phần do tôi không biết trả lời như thế nào. Tôi không hiểu. Nếu ai đó thích trở thành ca sĩ, mọi người sẽ biết luôn là người đó thích hát. Đối với tôi, chỉ khác là tôi thích MMA thôi".
Đối với Ka Yeon, cô không chỉ muốn hướng dẫn học viên của mình cách chiến đấu trên võ đài mà cả cách đối phó với những ác ý ngoài đời thực.
"Tôi muốn cho mọi người thấy tôi có kỹ năng chứ tôi không ở đây để nổi tiếng nhờ ngoại hình. Tôi muốn được tôn trọng như là một vận động viên giỏi", cô bày tỏ.
"Bạn là con gái mà, sao lại đi đánh nhau đến đổ máu trong một cái lồng đấu vậy?" - những câu hỏi luôn khiến Ka Yeon khó chịu.
Giáo viên chủ nhiệm chống nạng đến lớp giảng dạy, không nghỉ ngơi vì sợ ảnh hưởng học sinh cuối cấp Bác sĩ và nhà trường đều khuyên cô giáo nghỉ ngơi một thời gian, nhưng cô Hứa vẫn kiên trì đến lớp giảng dạy. Ngày 12/5, tại trường THCS Changchun No.87 Middle School, Trung Quốc, cô giáo Hứa bị bong gân, không thể đi lại, nhưng cô vẫn kiên trì đến lớp giảng dạy bởi cô không muốn ảnh hưởng đến học sinh...