Nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch nông thôn
Đó là đánh giá chung của các chuyên gia, để hướng đến mục tiêu vào năm 2020 có 90% cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Việt Nam; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Cùng với đó, cần thay đổi nhận thức và cách tiếp cận trong quá trình triển khai Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (NSVS MTNT).
Mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng trong quá trình triển khai, Chương trình NSVS MTNT còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cả nước hiện chỉ có 2/3 công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn trong tổng số 12.600 công trình hoạt động hiệu quả; trong số 86% cư dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh thì gần 1/2 trong số đó được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Việt Nam của Bộ Y tế….
Theo ông Lê Thiếu Sơn – Giám đốc Trung tâm Quốc gia NSVS MTNT (Bộ NNPTNT), năng lực quản lý điều hành ở các cấp, đặc biệt ở một số địa phương còn hạn chế, làm giảm hiệu lực và hiệu quả thực hiện các chính sách của Chính phủ. Các cơ chế chính sách chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực tư nhân, làm chậm tiến trình xã hội hóa.
Hiện 86% dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Báo Lâm Đồng
“Các đơn vị liên quan đặc biệt là ở cấp Sở NNPTNT phải có hướng dẫn cụ thể, quy định cách thức những bước đi và giảm bớt thủ tục hành chính để các thành phần kinh tế không những biết mà người ta phải thấy rằng khi cùng tham gia đầu tư thì được tạo mọi điều kiện thuận lợi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước và Trung tâm NSVS MTNT các tỉnh phải hỗ trợ kỹ thuật để khu vực tư nhân nắm bắt và quản lý khi vận hành, thậm chí có thể hỗ trợ tài chính lúc mới triển khai” – ông Sơn cho chia sẻ.
Ông Trần Ngọc Hiểu – Giám đốc Trung tâm NSVS MTNT tỉnh Nam Định chia sẻ: Để đạt mục tiêu năm 2016 tăng hơn 9% tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch cần nguồn vốn đầu tư hơn 370 tỷ đồng, cùng với hỗ trợ từ phía Trung ương, tỉnh đã xây dựng “Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu”.
Theo đó, Nam Định tập trung kêu gọi các nguồn lực đầu tư trong nước và quốc tế theo mô hình công – tư (PPP). “Từ năm 2016 trở đi Chương trình NSVS MTNT lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, có rất nhiều lĩnh vực và việc phải làm, trong khi nguồn lực của Trung ương và cấp tỉnh còn hạn chế. Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh thu hút khu vực tư nhân, thông qua theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Theo đó, chúng tôi thí điểm triển khai “mô hình cấp nước liên xã” tại xã Trung Đông huyện Trực Ninh và xã Nam Thanh – Nam Hải, huyện Nam Trực” – ông Hiểu cho biết.
Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng, trong quá trình triển khai chương trình phải thay đổi cách tiếp cận, lấy người dân làm chủ thể trong rà soát, xây dựng quy hoạch và thúc đẩy các dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Đối với những hệ thống lớn phải khuyến khích khu vực doanh nghiệp, hình thành thị trường nước sạch minh bạch. Trong đó các công cụ nhà nước như giá nước phải hợp lý cộng với hỗ trợ cho đối tượng người nghèo. Vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa đảm bảo thúc đẩy khu vực tư để cung cấp các dịch vụ công.
Theo Danviet
Thu nhập tăng gấp đôi nhờ làm cánh đồng lớn
Xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với việc phát triển các cánh đồng mẫu, cánh đồng lớn (CĐL) sản xuất lúa, hoa màu đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân QuảngNam, cụ thể là thu nhập tăng gấp 1,5-2 lần so với trước đây.
6.000ha cánh đồng mẫu lớn
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, kiêm Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam chia sẻ, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn được tỉnh Quảng Nam triển khai thí điểm từ vụ hè thu năm 2013 ở xã Điện Phước (thị xã Điện Bàn). Sau thành công ở đây, tỉnh đã khuyến khích và nhanh chóng nhân rộng ra toàn tỉnh.
Toàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 6.000ha đất sản xuất nông nghiệp được phát triển theo quy mô CĐL. Ảnh: Đ.H
"Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 6.000ha đất nông nghiệp được sản xuất theo mô hình CĐL, cánh đồng mẫu, với diện từ 10ha đến vài chục ha/cánh đồng. Hầu hết các mô hình đều có liên kết với doanh nghiệp (DN) để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, việc triển khai CĐL tại đây được chỉ đạo gắn với dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa nên các DN (chủ yếu là DN sản xuất giống lúa giống, đậu xanh, rau quả, bắp...) và bà con nông dân tham gia rất tích cực" - ông Muộn nhấn mạnh.
Trò chuyện với phóng viên, ông Hồ Ngọc Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, những năm qua địa phương đã xây dựng nhiều CĐL và các vùng sản xuất chuyên canh có giá trị kinh tế cao như: Trồng thuốc lá, trồng ớt lai xuất khẩu, trồng đậu xanh giống, rau các loại, trồng chuối liên vườn... Đặc biệt, huyện đã xây dựng 28 CĐL sản xuất lúa giống ở Đại Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Quang... và hàng chục cánh đồng rau, hoa màu ở Đại An, Đại Hòa, Đại Cường... với tổng diện tích trên 1.711ha.
Hiệu quả tăng gấp 2 lần
Theo ông Muộn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng CĐL đã giúp hàng ngàn nông dân có thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên đáng kể. Đáng chú ý là việc liên kết với DN để sản xuất lúa giống trên các CĐL đã giúp nông dân có lãi cao hơn trồng lúa thương phẩm khoảng 20%, riêng sản xuất hạt lúa lai F1 cho thu nhập cao gấp 2 lần.
Ông Hồ Ngọc Mẫn chia sẻ thêm:"Tính đến nay, toàn huyện Đại Lộc đã có trên 3.000ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 2.118ha đạt từ 80 -150 triệu đồng/ha và 882ha đạt giá trị trên 150 triệu đồng/ha. Đặc biệt, địa phương đã xây dựng được cánh đồng sản xuất rau xanh theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại An gắn với thương hiệu rau Bàu Tròn và 6ha ở thôn 10 (xã Đại Cường), cho giá trị kinh tế cao".
Được biết, với sự thành công của các mô hình trồng rau màu VietGAP, huyện Đại Lộc đã nhân rộng ra thành nhiều vùng chuyên sản xuất rau ở các xã Đại Nghĩa, Đại Minh, Đại Phong, Đại Thắng,... với diện tích quy hoạch 120ha, mang lại giá trị thu nhập bình quân từ 200 - 220 triệu đồng/ha.
Có mặt tại cánh đồng rau Bàu Tròn, ông Đỗ Văn Hòa - Chủ tịch UBND xã Đại An (Đại Lộc) cho biết, khi cánh đồng Bàu Tròn được chọn làm cánh đồng mẫu để sản xuất rau, quả theo hướng VietGAP, bà con nhân dân rất phấn khởi và tham gia tích cực, có sản phẩm thu hoạch quanh năm. Bình quân 1 sào (500m2) trồng xen canh các loại rau quả như: Rau xanh các loại khổ qua, dưa hấu, đu đủ..., nông dân có thu nhập 7 - 9 triệu đồng/năm. Như vậy mỗi ha sản xuất ở Bàu Tròn cho thu nhập từ 170-180 triệu đồng/năm. Nhờ trồng rau màu, nhiều gia đình tại đây đã cất được nhà to, mua xe mới và vươn lên thành hộ khá giả...
Theo Danviet
Agribank cho vay 280.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới Sáng 10.8, tại Hà Nội Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương và Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (Agribank) đã ký kết Chương trình hợp tác giữa 2 bên trong Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Theo báo cáo, sau 5 năm triển khai, đến nay cả nước đã có 1.976 xã đạt chuẩn NTM, 24...