Nâng tầm phòng khách bằng 7 cây cảnh cao cấp, sang chảnh, quý phái, thu hút tài lộc trong nhà
Đừng tùy tiện trồng cây cảnh trong nhà, hãy lựa chọn cây cảnh có thể nâng tầm phòng khách của chủ nhân nhé.
Mọi người thường chú trọng đến cây cảnh đặt ở phòng khách vì nơi đây là tâm điểm của ngôi nhà, thể hiện rõ nhất gu thẩm mỹ và phong cách của gia chủ.
Để nâng tầm phòng khách, bạn có thể lựa chọn 7 cây cảnh dưới đây, không chỉ tươi đẹp, có khả năng tạo bầu không khí sang chảnh, khí chất mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt lành.
Trong dân gian, cây cảnh tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế. Ảnh minh họa Toutiao
1. Cây cảnh: Tùng La hán
Tùng La Hán có thân cây uốn lượn, lá xanh tươi, khi trồng tại vẻ tao nhã, cao cấp. Đây là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý.
Những chậu cây tùng la hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu, bảo vệ ngôi nhà và mang lại may mắn cho gia chủ.
Đối với chậu cây tùng nhỏ trồng theo kiểu để bàn thường là những cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ, phong cách, giúp gia đình luôn yên vui, ấm no và hạnh phúc.
Cây tùng La Hán sinh trưởng khá chậm nhưng có tuổi thọ rất cao. Trong dân gian, cây tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế.
Đây cũng là cây cảnh “gia truyền” được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.
Cây cảnh hoàng dương được ưa chuộng trong phong thủy và trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người chơi cây cảnh lâu năm, giới nhà giàu. Ảnh minh họa Toutiao
2. Cây cảnh: Hoàng dương
Hoàng dương là cây cảnh được mệnh danh là “quý ông giữa các loài cây” và được cho là có khả năng trấn trạch, an gia, mang lại sự thịnh vượng cho gia đình.
Vẻ ngoài phong độ, quân tử như ngọc xinh đẹp, cây cảnh này khiến nhiều người phải ghé mắt nhìn. Hơn nữa, gỗ của loài cây này cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tín người.
Chúng được sử dụng nhiều trong việc điêu khắc các tượng phật, tượng Thần Tài, đồ thờ cúng…
Video đang HOT
Với những lý do này, cây cảnh hoàng dương được ưa chuộng trong phong thủy và trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người chơi cây cảnh lâu năm, giới nhà giàu.
Vẻ ngoài đơn giản, thanh lịch và tốc độ phát triển chậm khiến cây cảnh này trở thành sự lựa chọn lý tưởng để trang trí phòng khách, tăng thêm phong cách cao cấp cho ngôi nhà của bạn.
Đỗ quyên được mệnh danh là “hoa mỹ nhân” thể hiện địa vị, thân phận của nó trong dân gian. Ảnh minh họa SH
3. Cây cảnh: Đỗ quyên
Hoa đỗ quyên cũng cực kỳ phong phú, nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác nhau nhưng điểm chung là khả năng “sinh nở” cực kỳ tốt. Thông thường sẽ nở theo từng chùm lớn, cánh hoa mỏng và xen kẽ với nhau, hoa có mùi hương quý phái và thanh lịch.
Trồng trong chậu ở phòng khách không chỉ đẹp, trang nhã mà còn làm tăng giá trị làm cảnh cho căn phòng, khiến phòng khách trở thành một bữa tiệc thị giác.
Đỗ quyên được mệnh danh là “hoa mỹ nhân” thể hiện địa vị, thân phận của nó trong dân gian. Nó là một loài hoa rất phổ biến, được nhiều người ưa thích.
Trong phong thủy, cây cảnh này là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, cây cảnh còn có khả năng xua đuổi vận đen, xui xẻo và thu hút những năng lượng tích cực.
Cành lá mềm mại giúp cây cảnh luôn đung đưa trong gió, tạo nên vẻ quyến rũ mê hoặc. Giới trí thức rất ưa chuộng loại cây cảnh này. Ảnh minh họa sgss
4. Cây cảnh: Tre Đài Loan
Tre Đài Loan (Bambusa dolichomerithalla) có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc), là một cây cảnh có tính trang trí rất cao. Khi được trồng làm cảnh, loại tre này có vẻ đẹp sang chảnh và cao quý.
Cành của nó mảnh mai và duyên dáng, lá tre thưa thớt và mỏng manh, khoảng cách giữa các đốt cũng rất dài, càng tạo nên vẻ thanh tao hiếm có.
Cành lá mềm mại giúp cây cảnh luôn đung đưa trong gió, tạo nên vẻ quyến rũ mê hoặc. Giới trí thức rất ưa chuộng loại cây cảnh này.
So với tre cảnh thông thường thì giá tre Đài Loan cao hơn rất nhiều. Nó được coi như “Hermes” trong thế giới tre. Giá trị trang trí của nó tỷ lệ thuận với giá tiền của cây cảnh này.
Đặt cây cảnh này trong phòng khách để tăng thêm nét duyên dáng văn chương và mang bầu không khí sang trọng và nghệ thuật vào không gian trong nhà.
Cây cảnh này đúng như tên gọi, trông vừa giống hoa huệ vừa giống cây tre. Ảnh minh họa Inf.news
5. Cây cảnh: Trúc bách hợp
Trúc bách hợp (tên tiếng Anh là Lily Bamboo) hay còn được gọi là phất dụ trúc, có tên khoa học là Dracaena reflexa, thuộc chi huyết giác, họ Măng tây (Dracaenaceae).
Cây cảnh này đúng như tên gọi, trông vừa giống hoa huệ vừa giống cây tre. Lá của nó có hình dạng giống hoa huệ và có màu xanh ngọc lục bảo. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự đơn giản hiện đại và nghệ thuật cổ điển.
Cành của nó cao như một cây tre với dáng vẻ thanh lịch và lãng mạn. Đặt nó trong một chậu cây đơn giản màu trắng trong phòng khách mang lại cảm giác sang trọng, đẳng cấp.
Về phong thủy, cây măng tây chủ yếu ảnh hưởng đến chuyện học tập, mang lại may mắn trong sự nghiệp, giúp gia chủ thăng tiến tốt, thành đạt trong công việc. Ảnh minh họa Inf.news
6. Cây cảnh: Măng tây cảnh
Măng tây cảnh là một loại cây leo, lá nhỏ li ti, xanh rì, thanh nhã, luôn tạo được bầu không khí mang tính triết học sâu sắc.
Măng tây (tên tiếng Anh là Asparagus) là một loại cây cảnh rất phổ biến. Mặc dù cây của nó trông rất mỏng manh và cành rất nhỏ, lá li ti yếu ớt nhưng trên thực tế, loài cây này phát triển rất nhanh.
Nếu không được cắt tỉa thường xuyên, trong trường hợp mọc tự do, cây măng tây có thể dễ dàng phát triển cao đến vài mét, thậm chí có thể leo vào tường và trở thành một “cây đại thụ”.
Về phong thủy, cây măng tây chủ yếu ảnh hưởng đến chuyện học tập, mang lại may mắn trong sự nghiệp, giúp gia chủ thăng tiến tốt, thành đạt trong công việc.
Hình dáng của cây cảnh này khá sum suê, trông rất đẹp mắt và độc đáo. Vì vậy, nhiều người đặt cây măng tây trong phòng ngủ, bàn làm việc và văn phòng. Cây cảnh này có thể cải thiện chỉ số tâm trạng của con người và thúc đẩy sự phát triển trong sự nghiệp.
Trồng cây cảnh này trong phòng khách có thể tạo nên bầu không khí trong lành, thơ mộng, tĩnh tại, rất có ý nghĩa thư giãn.
Duy trì chậu cây cảnh này trong phòng khách tạo nên phong cách sang trọng, tao nhã, khiến phòng khách trở nên quý phái hơn. Ảnh minh họa Toutiao
7. Cây cảnh: Thanh hương mộc
Thanh hương mộc, còn gọi là gỗ thơm (tên khoa học là Pistacia weinmannifolia) là một loại cây rất tao nhã.
Cây cảnh này là loại cây bụi nhỏ, hình dáng tương đối nhỏ, lá màu xanh ngọc bích, nhìn có vẻ hoạt bát và mạnh mẽ. Ngay cả khi không cắt tỉa và trồng trọt quá mức, nó vẫn có thể thể hiện khí chất của một cây cảnh già cỗi.
Lá cây của chúng có mùi thơm thoang thoảng, ngửi rất dễ chịu. có tác dụng đuổi muỗi nhất định.
Duy trì chậu cây cảnh này trong phòng khách tạo nên phong cách sang trọng, tao nhã, khiến phòng khách trở nên quý phái hơn.
Cây ngô đồng cảnh có ý nghĩa gì?
Theo phong thủy, cây ngô đồng cảnh mang ý nghĩa tốt đẹp, loại cây cảnh này được nhiều người ưa chuộng trồng ở phòng khách, ban công.
Cây ngô đồng gồm hai loại là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Cây ngô đồng cảnh có tên khoa học là Jatropha podagrica, là loài thực vật có hoa thuộc chi Dầu mè.
Ngô đồng cảnh là loại cây phong thủy, có ý nghĩa xua đuổi tà khí. (Hình minh họa)
Cây ngô đồng cảnh có nguồn gốc từ châu Mỹ, khác hẳn cây ngô đồng thân gỗ của phương Đông. Cây ngô đồng cảnh thường được trồng nhiều để làm cảnh, với nhiều cái tên như dầu lai lá sen, cây dầu lai có củ, cây sen lục bình.
Trong phong thủy, ngô đồng cảnh là loại cây trồng mang vẻ đẹp tươi mát, lá cây nhìn tươi xanh giống lá sen, thân hình giống búp sen, hoa dạng cụm đỏ, nở quanh năm.
Do hình dạng độc đáo người ta quan niệm rằng cây có khả năng xua được tà khí, hút vận may đến gia chủ, mang đến sự an lành. Ngoài ra, cây ngô đồng không cần chăm sóc nhiều chúng vẫn tỏa ra sức sống dạt dào nên nó biểu tượng cho sự sung mãn, trường tồn, trường thọ, như ý và cát tường.
Theo thuyết ngũ hành trong phong thủy, cây ngô đồng chuộng mệnh Mộc nên phù hợp với ai mệnh Hỏa, Mộc bởi Mộc vượng Hỏa, ai trồng cây này trong nhà sẽ thu hút nhiều dòng năng lượng tốt, may mắn trong công việc.
Với ý nghĩa phong thủy trên, nhiều gia đình thích trồng ngô đồng cảnh ở vườn nhà, trong nhà. Cây ngô đồng cảnh không cầu kỳ về chăm sóc nên có thể dễ dàng sinh trưởng.
Cây ngô đồng cũng không chịu được ẩm ướt nên không cần tưới nhiều, cần thoát nước tốt. Bởi thế nên trồng cây trong đất có pha cát để thoát nước tốt hơn. Cây ngô đồng không cần chăm sóc nhiều chủ yếu là chú ý về ánh sáng cho cây sinh trưởng tốt và ra hoa.
Còn cây ngô đồng thân gỗ có tên khoa học là Firmiana simplex, thuộc họ Sterculiaceae (Trôm), loài này có nguồn gốc từ châu Á, sau này được phổ biến trên thế giới như châu Âu và Bắc Mỹ.
Cây có khả năng sinh trưởng cao, ưa sáng, thích ứng tốt ở vùng núi đá vôi, đất chua hoặc trung tính. Cây có chiều cao trung bình 15 - 17m. Ngô đồng có dáng thân thẳng, tán cây dạng trứng phù hợp trồng làm cây bóng mát ở ven đường, khu vực công cộng.
Phòng khách là nơi nghênh đón Thần Tài, trồng hoa ở đây nhớ quy tắc 3 không kẻo hao tài hại thân Khi trồng hoa trong phòng khách, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy nó mang lại, bạn cũng cần chú ý tới yếu tố sức khỏe. Không chỉ là nơi sinh hoạt chung của gia đình, đón tiếp khách khứa mà phòng khách còn là nơi nghênh đón Thần Tài. Vì vậy việc bày trí phòng khách cần đặc biệt chú ý...