Nâng tầm không gian tổ ấm bằng cách tối giản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương Tây trong ngôi nhà hiện đại
Japandi là phong cách thiết kế tối giản bắt đầu thịnh hành những năm gần đây vì có ưu điểm tiết kiệm không gian nhưng không làm mất đi vẻ sang trọng.
Xu hướng phong cách Japandi sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang theo đuổi chủ nghĩa tối giản. Scandinavian là một trong những xu hướng thiết kế nội thất thịnh hành nhất trong thập kỷ qua nhưng hiện nay phong cách này đã không còn được ưa chuộng như trước.
Về cơ bản, Japandi là mang đến không gian ấm cúng và cách tiếp cận chi tiết của một ngôi nhà Nhật Bản với sự sang trọng và ngăn nắp. Phong cách này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng nhưng không lạnh lẽo, gọn gàng nhưng có điểm nhấn. Việc kết hợp các yếu tố của phong cách Japandi vào các ngôi nhà hiện đại cũng rất dễ thực hiện trong thực tế, dưới đây là những mẹo để bố trí lại ngôi nhà của bạn.
Thiết kế nội thất Japandi là gì?
Japandi là nơi giao thoa của phong cách thiết kế nội thất Scandinavian và hiện đại của Nhật Bản. Cả hai, đều bắt nguồn từ các nguyên tắc thiết kế tối giản, tập trung vào sự ấm áp, các yếu tố tự nhiên và bảng màu tắt. Với Japandi, bạn sẽ không tìm thấy các chi tiết trang trí công phu, lòe loẹt. Thay vào đó, hình dạng và đường nét thực sự tỏa sáng trong những không gian này với đồ nội thất và trang trí tiện dụng nhưng đầy tính thẩm mỹ. Ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây cỏ cũng là đặc điểm chính trong thiết kế nội thất Japandi.
1.”Ít hơn là nhiều hơn”
Phong cách Japandi là sự kết hợp của hai chủ nghĩa tối giản, mặc dù chúng đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Nó loại bỏ sự dư thừa, lộn xộn và sử dụng các yếu tố trang trí rất “tối giản”. Owen Pacey, người sáng lập Renaissance London cho biết: “Xu hướng Japandi nằm giữa những ý tưởng tối giản của phương Tây và phương Đông. Nó cho phép các nhà thiết kế kết hợp và tham khảo chéo hình ảnh, chất liệu và màu sắc từ hai khu vực địa lý”.
Owen gợi ý: “Một trong những cách tốt nhất để áp dụng phong cách Japandi là tìm kiếm những món đồ cổ điển, kết hợp gỗ với các vật liệu độc đáo như đá và bố trí với đồ nội thất mềm mại để tạo ra một không gian ấm cúng”.
2. Thiết kế không gian mở
Không gian mở lớn cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào là điều bắt buộc trong phong cách Japandi. Chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản và Scandinavia được thể hiện rõ nhất trong các khu vực có không gian mở tạo cảm giác tổng thể rộng rãi và thoáng đãng. Bạn không nhất thiết phải phá bỏ các bức tường mà giải pháp là sử dụng đồ nội thất thấp.
Các chuyên gia gợi ý một số đồ nội thất nên sử dụng như những chiếc ghế dài, ghế bành, giường và bàn cà phê thấp. Đồ nội thất thấp giúp không gian mở về mặt trực quan..
3. Sử dụng các màu sẵn có trong tự nhiên
Phong cách Japandi sử dụng màu sắc thiên về các gam màu trắng hoặc đơn sắc. Những màu sắc mà bạn có thể nhìn thấy nhiều nhất trong bảng màu Japandi là những tông màu nhẹ nhàng, ấm áp của đất và thiên nhiên.
Một bảng màu trung tính không mang lại cảm giác nhàm chán mà ngược lại tạo ra không gian hài hòa, tự nhiên. Vật liệu tự nhiên đặc biệt là vật liệu bền vững như sắt, đá cẩm thạch, da, gỗ, tre, mây, vỏ sò, lông vũ, ghế đẩu bằng gỗ, thảm sisal, giấy, chậu đất nung, len, gỗ thô, vải lanh, và sợi gai dầu là những gợi ý hàng đầu khi trang trí nội thất.
4. Chất lượng hơn số lượng
Video đang HOT
Khi chọn phụ kiện và đồ nội thất, bạn nên giới hạn lựa chọn của bạn thành những món đồ có hữu dụng và thiết thực. Phong cách Japandi sử dụng những món đồ nội thất đa chức năng trong nhà.
Khi lựa chọn đồ nội thất hoặc phụ kiện, hãy tuân thủ nguyên tắc kết hợp các đường nét hài hoà: Hình dạng của các đồ nội thất và tác phẩm nghệ thuật cụ thể được lựa chọn phải có mục đích nhất định và nên được đặt ở những vị trí dễ thấy để tạo thành điểm nhấn cho tổng thể.
Cô gái trẻ chia sẻ 12 điều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày đã giúp cô thanh toán món nợ 1 tỷ đồng một cách nhanh chóng
Bắt đầu bằng cách dần dần thay đổi lối sống của mình, cuối cùng tôi đã trả hết khoản nợ cả tỷ đó trong 2 năm.
(Bài biết là chia sẻ của cô gái tên Charis Barg về kinh nghiệm của bản thân trên trang Buzzfeed)
Trước đây dù có công việc với thu nhập khá ổn định nhưng tôi lại mắc một khoản nợ lớn lên đến 46.500 USD (khoảng 1 tỷ đồng). Lúc ấy tôi cảm thấy mọi thứ liên quan đến tài chính thật sự quá phức tạp. Nhưng sau đó tôi nhận ra nếu mình không trả nợ càng sớm càng tốt thì khoản nợ ấy sẽ trở thành gánh nặng kinh khủng trong cuộc sống.
Bắt đầu bằng cách dần dần thay đổi lối sống của mình, cuối cùng tôi đã trả hết nợ trong 2 năm.
Cô gái Charis Barg.
1. Liệt kê các khoản nợ ra giấy
Bằng cách viết ra giấy tất cả các khoản nợ và số tiền phải thanh toán hàng tháng, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn về những món nợ mình phải trả. Từ đó bạn mới có thể đưa ra phương án để giải quyết chúng.
2. Tập trung vào trả nợ từng món một
Các khoản nợ của cá nhân tôi như sau:
1. Vay sinh viên gần 30.000 USD, trong đó chia thành 8 khoản vay nhỏ hơn dao động từ 1.000 USD đến 6000 USD.
2. Khoản vay mua ô tô 13.000 USD.
3. Ba khoản nợ thẻ tín dụng với số tiền khác nhau từ 500 USD đến 2.000 USD
Về cơ bản có 2 phương pháp trả nợ, thứ nhất là trả khoản nợ nhỏ nhất trước để tạo động lực trả những khoản nợ lớn hơn, thứ hai là tập trung vào việc trả các khoản nợ với lãi suất cao trước.
Tôi đã kết hợp 2 phương pháp ấy và trả các khoản nợ của mình theo thứ tự như sau:
1. Nợ thẻ tín dụng từ số nợ thấp nhất đến số nợ cao nhất.
2. Khoản vay mua ô tô.
3. Khoản vay sinh viên.
3. Tính toán số tiền lãi phải trả
Nợ nần thường đi kèm với lãi suất, đó là một khoản tiền rất đáng kể. Sau khi tính toán số tiền lãi mình phải trả hàng tháng, tôi thực sự cảm thấy sốc. Điều ấy đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tôi phải trả nợ càng nhanh càng tốt.
4. Nghiêm túc theo dõi chi tiêu
Trước đó tôi chưa bao giờ thực sự nắm được mình đã tiêu tiền vào những thứ gì. Để theo dõi chi tiêu, tôi bắt đầu sử dụng ứng dụng điện thoại đơn giản có tên Your Dollars Count.
Tôi ghi lại các khoản mua sắm thường xuyên nhất, bạn có thể sử dụng công cụ ghi chép khác miễn sao cảm thấy thoải mái và tiện dụng.
5. Thắt chặt chi tiêu
Trong nhiều thời điểm, nhất là giai đoạn gần trả hết nợ, tôi muốn việc trả nợ được thúc đẩy nhanh hơn, do đó tôi đã đóng băng chi tiêu của mình.
Tôi chỉ tiêu tiền vào một số danh mục cố định như nhà ở và các tiện ích đi kèm, mua sắm tạp hóa, bảo dưỡng ô tô và khí đốt, chi phí y tế. Chi phí cho giải trí tôi giữ ở mức nghiêm ngặt 100 USD/tháng. Nếu có thứ gì không thuộc danh mục ấy thì tôi không chi tiền.
6. Chấp nhận rằng nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy không thoải mái
Rõ ràng khi thắt chặt chi tiêu để dành tiền trả nợ thì nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nhiều lần tôi muốn trang trí thêm cho căn hộ, có vài món đồ cũ cần được thay mới hay tôi muốn đến một nhà hàng đẹp đẽ, mới lạ để dùng bữa. Khi không được thỏa mãn các mong muốn đó, tôi cảm thấy không thoải mái chút nào.
Nhưng tôi cũng biết rằng nợ nần không thể tồn tại lâu trong cuộc sống của mình, từ đó mong muốn trả nợ trở nên lớn hơn cảm giác khó chịu khi phải trì hoãn việc mua sắm, hưởng thụ kia.
Đến lúc trả hết nợ, bạn hoàn toàn có thể đi ăn ngoài hoặc trang trí lại căn hộ, lúc ấy niềm vui sẽ được nhân đôi.
7. Luôn tìm những lựa chọn thay thế rẻ hơn
Có nhiều món đồ giá thành rẻ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đảm bảo thẩm mỹ. Tôi mặc những bộ trang phục có giá bình dân hơn, sử dụng giày, kính mắt rẻ hơn để tiết kiệm chi phí. Không phải cứ đắt mới đẹp và tốt, bạn hoàn toàn có thể tìm được kha khá món đồ giá cả phải chăng mà chất lượng vẫn đáng khen.
Bạn có thể áp dụng tinh thần đó lên khía cạnh quà tặng, đâu phải cứ quà đắt tiền mới có ý nghĩa và được người nhận yêu thích!
8. Trở thành một người theo chủ nghĩa tối giản
Tôi dọn dẹp tất cả những đồ đạc dư thừa trong nhà, giúp không sống gọn gàng, thoáng đãng hơn. Tôi chỉ mua những món đồ mình thực sự cần, giữ gìn chúng cẩn thận và sử dụng tối đa công năng của nó. Nhờ cách làm ấy mà trong nhà tôi có rất ít đồ đạc, vừa giúp tiết kiệm tiền mà nhà cửa không bao giờ bị bừa bộn.
9. Nấu ăn thường xuyên
Tôi bắt đầu lập kế hoạch cho các bữa ăn và nấu ăn tại nhà. Phải thừa nhận rằng nấu ăn không phải là năng khiếu của tôi nhưng nó chính là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi trong suốt quá trình trả nợ. Nó giúp tiết kiệm rất nhiều tiền thực phẩm, thúc đẩy nhanh việc xóa sạch các món nợ.
Tôi thường đi mua tạp hóa mỗi tuần một lần từ các cửa hàng có mức giá hợp lý, sau đó làm các bữa ăn lớn để không phải nấu nướng mỗi ngày, tiết kiệm thời gian.
10. Học khâu vá, tại sao không?
Tôi chắc rằng có nhiều người chỉ nhìn thấy một vết rách trên áo sơ mi đã ngay lập tức bỏ nó đi. Trước đây tôi cũng có hành vi tương tự, song rõ ràng đó là thói quen khiến bạn phải chi tiêu nhiều hơn.
Tôi đầu tư một bộ dụng cụ may vá và bắt đầu học khâu quần áo, tận dụng những đồ vẫn còn sử dụng tốt.
11. Lên thư viện mượn sách thay vì mua ngoài cửa hàng
Chúng ta thường lên thư viện mượn sách trong khoảng thời gian sinh viên, vậy tại sao lúc trưởng thành lại không thể? Thực sự cách làm này không phổ biến với nhiều người nhưng nó lại là một trong những yếu tố giúp tôi trả nợ nhanh hơn.
Nếu bạn cũng yêu thích đọc sách và tiêu tốn khoản lớn để mua sách thì mẹo này sẽ cực hữu dụng cho bạn.
12. Tạm thời ngừng tiết kiệm
Vừa muốn trả được nợ lại vẫn muốn dành một khoản thu nhập cho mục đích tiết kiệm, chắc chắn sẽ rất khó khăn đấy. Nợ nần sẽ càng mất nhiều thời gian để trả.
Món nợ có lãi suất, do vậy cách làm hợp lý nhất là dành toàn lực trả hết nợ sau đó mới xây dựng lại kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm mới.
Thiết kế khéo léo, giúp căn hộ 59m2 mở rộng không gian Một căn hộ có diện tích chưa đầy 60m2 nhưng nhờ sự bố trí hài hòa, phối trộn giữa hai phong cách Nhật Bản và Scandinavian, giúp không gian như mở rộng thêm. Với thiết kế theo phong cách Japandi, căn hộ rộng 59m2 của vợ chồng chị Tống Ly (SN 1993 - TP.HCM) nhìn rộng hơn hẳn. Đặc biệt, phòng khách có...