Nâng tầm Cuộc thi ‘Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung’ 2018
Bước vào mùa thứ 18, Cuộc thi ‘ Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung’ ngày càng nhận được nhiều tình cảm của công chúng bởi chất lượng chuyên môn cao và sự tham gia đông đảo các thí sinh khắp mọi miền của Việt Nam và Trung Quốc.
NSƯT Hoàng Xuân Bình – Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi.
“Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung” là cuộc thi được tổ chức thường niên và luân phiên nhằm phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của ca sĩ trẻ hai nước. Đây là một sự kiện giao lưu văn hóa đặc biệt, thể hiện tình hữu nghị tốt đẹp gắn bó lâu đời, nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc. Bước sang năm thứ 18, Cuộc thi “Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung” được kỳ vọng sẽ ngày càng lan tỏa và trở thành một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp, giàu sức hút… Để hiểu hơn về Cuộc thi năm nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với NSƯT Hoàng Xuân Bình – Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi.
PV. Ông có thể cung cấp một số thông tin về Cuộc thi “Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung” 2018 ?
“Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung” là cuộc thi ca nhạc chuyên nghiệp do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức thường niên và luân phiên giữa hai quốc gia, nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, thể hiện tình hữu nghị tốt đẹp gắn bó lâu đời giữa hai nước, đồng thời, phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của đôi bên.
Năm nay, cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung” đã thu hút đông đảo thí sinh khắp mọi miền đất nước tham gia. Trong tháng 10, Ban tổ chức đã tiến hành vòng sơ khảo ở 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam, với hơn 100 thí sinh thi tài. Mỗi thí sinh, nhóm nhạc trình diễn 1 bài hát tiếng Việt và 1 bài hát tiếng Trung.
Ban tổ chức đã chọn được 18 thí sinh và 3 nhóm nhạc tranh tài tại đêm chung kết Việt Nam được tổ chức tối mai ngày 10/11. Tại Đêm chung kết Việt Nam sẽ chọn ra 5 phần thi xuất sắc trong số 21 tiết mục vào chung kết quốc tế cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung” tổ chức tại Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 28/11.
Ban tổ chức đã chọn được 18 thí sinh và 3 nhóm nhạc tranh tài tại đêm chung kết Việt Nam.
Video đang HOT
PV. Theo đánh giá của Ban tổ chức, chất lượng thí sinh Việt Nam tham gia Cuộc thi năm nay như thế nào? Ban tổ chức đã có những hỗ trợ gì cho các thí sinh?
Năm nay, theo đánh giá của Ban tổ chức, chất lượng thí sinh qua các vòng sơ khảo tại ba miền Bắc, Trung, Nam đều đảm bảo mục tiêu, mục đích đề ra. Các thí sinh đã có sự đầu tư luyện tập, tìm tòi nhiều tác phẩm Trung Quốc rất tốt.
Ban tổ chức đã có sự hỗ trợ cho các thí sinh như cung cấp tất cả tư liệu do phía Trung Quốc cung cấp theo yêu cầu của phía Việt Nam. Vì thế, các thí sinh có thêm sự lựa chọn đối với nhiều tác phẩm của Trung Quốc, ngoài các bài Trung Quốc nổi tiếng mà thí sinh đã tự chọn lọc.
Đặc biệt, các thành viên trong Ban tổ chức, Ban Giám khảo đều là các nghệ sĩ, ca sĩ hàng đầu Việt Nam về thanh nhạc, cũng như các lĩnh vực về âm nhạc để thẩm định tất cả các tác phẩm đó, cũng như hỗ trợ về chuyên môn cho các thí sinh.
Ngoài ra, đối với các thí sinh ở các vùng, Ban tổ chức lo đầy đủ về hạ tầng ăn ở, đi lại… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham dự cuộc thi đạt kết quả thành tích tốt đẹp.
PV. Sau 17 năm tổ chức, năm nay là năm thứ 18, Cuộc thi đã để lại những dấu ấn gì trong ngoại giao văn hóa gi ữa hai quốc gia?
Cuộc thi tiếng hát Hữu nghị Việt – Trung là hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc biệt và rất ý nghĩa.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là cả chiều dài lịch sử, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam tự hào là một trong những mốc đánh dấu mối quan hệ thiết lập văn hóa giữa hai nước. Kể từ khi thành lập Nhà hát năm 1951 đến nay đã có nhiều hoạt động phong phú giữa hai nước được tổ chức, tuy nhiên, Cuộc thi “Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung” đã đóng góp tích cực trong vấn đề quảng bá văn hóa của hai nước đối với nhân dân. Thông qua những lời ca tiếng hát, giai điệu âm nhạc và điệu múa làm cho nhân dân gắn bó hơn.
Có thể khẳng định, Cuộc thi tiếng hát Hữu nghị Việt – Trung là hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc biệt và rất ý nghĩa, là nhịp cầu âm nhạc, giao lưu văn hóa quốc tế sinh động, ca ngợi tình đoàn kết và tương đồng văn hóa giữa hai bên qua các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Xin chân thành cảm ơn Ông!
Theo Báo Mới
Những cuốn nhật ký của người yêu Hà Nội được đưa lên sân khấu nhạc kịch
Sau khi nhận được cơn mưa giải thưởng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2018, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long quyết định đưa vở diễn 'Hà Nội, ngày... tháng... năm... - những thanh xuân rực rỡ' ra công diễn tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội vào ngày 9.11 tới 28.11.
Vở diễn này do Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long do ca sĩ Tấn Minh đảm nhiệm vai trò Giám đốc đã giành được huy chương vàng tại liên hoan ca múa nhạc. Nếu như rất nhiều vở diễn sau khi đi tham dự liên hoan đạt giải cao rồi "cất kho" thì Giám đốc Tấn Minh lại quyết định đưa vở nhạc kịch về Hà Nội ra biểu diễn tại thị trường bán vé.
Chương trình "Hà Nội, ngày... tháng... năm... - những thanh xuân rực rỡ" do NSƯT Tấn Minh, nhạc sĩ Dương Cầm, biên đạo múa Trần Ly Ly đạo diễn, được lên ý tưởng là những trang nhật ký của những người yêu Hà Nội với những ký ức đẹp đẽ về Thủ đô yêu dấu. Chương trình được dàn dựng dưới dạng kịch hát "broadway" với tổng thể nhiều tiết mục trình diễn có kết nối nhau bằng những câu chuyện mạch lạc, rõ ràng cả về cảm xúc và ý tưởng.
NSƯT Tấn Minh quyết định không "cất kho" vở nhạc kịch về Hà Nội
Tại cuộc họp báo, nhạc sĩ Dương Cầm nhận được khá nhiều câu hỏi của giới truyền thông sau phát ngôn gây bão về ca khúc Như lời đồn của Khắc Hưng. Tuy nhiên anh từ chối trả lời về sự việc này vì không muốn câu chuyện bị đẩy đi xa hơn nữa. Nam nhạc sĩ cho biết thời gian này anh chỉ muốn tập trung vào vở diễn Hà Nội, ngày... tháng... năm - những thanh xuân rực rỡ.
Một cảnh trong Hà Nội, ngày... tháng... năm... - những thanh xuân rực rỡ
Trả lời báo chí, nhạc sĩ Dương Cầm - người chịu trách nhiệm viết kịch bản cũng như sáng tác phần lớn ca khúc trong chương trình cho biết dù anh không sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nhưng anh thực hiện vở diễn với sự tưởng tượng của một người trẻ nhớ về Hà Nội của những năm 70.
Tham gia đợt công diễn lần này, bên cạnh những gương mặt nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, như: NSƯT Tấn Minh, NSƯT Khánh Hòa, ca sĩ Lô Thủy, Hiền Anh, Khánh Linh, Đông Hùng, Bảo Trâm Idol, chương trình còn có sự tham gia của diva Hồng Nhung.
Lý giải về việc mời Hồng Nhung tham gia dự án, ca sĩ Tấn Minh cho biết vì chị là người Hà Nội gốc, có khả năng diễn xuất và ca hát để vẽ nên một thanh xuân rực rỡ của người con gái Hà thành.
Ca sĩ Tấn Minh cho biết trong chương trình có đến 80% những ca khúc là những ca khúc mới như: Khúc tráng ca Hà Nội, Cuộc đời tôi, Lá thư viết vội, Hà Nội, ngày... tháng... năm, Giấc mơ tôi... "Nếu nói đây là một liveshow thì cũng không hẳn bởi Hà Nội, ngày... tháng... năm... - những thanh xuân rực rỡ có cả phần thoại, diễn xuất và cốt truyện được xâu chuỗi chặt chẽ. Còn nếu nói như một vở nhạc kịch thì vẫn chưa đủ bởi phần thoại và diễn xuất quá ít".
Ca sĩ Tấn Minh, nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn múa Trần Ly Ly và nhà báo Ngô Bá Lục
Vở nhạc kịch Hà Nội, ngày... tháng... năm... - những thanh xuân rực rỡ hứa hẹn sẽ là một "món ăn tinh thần" mới lạ, hấp dẫn công chúng Thủ đô, bên cạnh rất nhiều chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra trong tháng 11 tới.
Theo Báo Mới
'Mảnh ghép' của nhóm Con Gái làm liveshow 'Khi gió mùa về' Ca sĩ Lê Ánh Tuyết - thành viên của nhóm nhạc Con Gái nổi danh một thuở - sẽ cùng NSƯT Đức Long, ca sĩ Minh Thu, Bách Nguyễn thực hiện đêm nhạc 'Khi gió mùa về' vào tối 24/11 tới tại rạp Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội). Liveshow Khi gió mùa về là cuộc hội ngộ của những giọng ca đã...