Năng suất ngô vượt trội, thu nhập khá nhờ bón phân khép kín
Nhu cầu tăng năng suất cây trồng nói chung và đối với cây ngô nói riêng luôn được nông dân đặc biệt quan tâm, tuy nhiên việc tăng năng suất ngô thông qua bón phân không phải ai cũng nắm được. Vì vậy, thời gian qua Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai xây dựng nhiều mô hình bón phân khép kín cho cây ngô lai, qua đó giúp bà con nắm được các kiến thức cơ bản vê sử dụng phân bón cũng như góp phần tăng năng suất cho cây ngô.
Thực tế khi triển khai các mô hình bón phân khép kín mới (như NPK 6.8.4 và NPK 12.3.13) cho cây ngô lai ở nhiều địa bàn đã cho thấy các loại phân bón mới của Lâm Thao phù hợp với loại cây trồng này khi giúp cây ngô lớn nhanh, chắc khỏe, ít đổ ngã và cho năng suất cao.
Phân bón tốt với cây ngô
Ông Nguyễn Đức Khương (thôn Hải Hạ, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) cho biết: “Năm qua, gia đình tôi trồng 3 sào ngô đông, trong đó có 1 sào sử dụng giống ngô lai mới và bón phân Lâm Thao khép kín mới. Quá trình theo dõi cho thấy, bón phân Lâm Thao giúp cây ngô sinh trưởng tốt, thân khỏe, lá tươi tốt, bản lá to và dày, màu lá xanh từ gốc đến ngọn, bắp nào cũng dài, hạt đều đến tận búp”.
Lãnh đạo Lâm Thao và nông dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) bên ruộng ngô được bón phân NPK mới của Lâm Thao. Ảnh: An Vũ
Ông Khương chia sẻ thêm, những vụ đông trước, ông cũng dùng phân bón Lâm Thao để bón cho cây ngô, nhưng do gieo giống ngô cũ nên năng suất không được cao như vụ này. Cụ thể, vụ vừa qua, 1 sào ngô lai bón phân bón Lâm Thao mới của gia đình ông đã thu được trên 2 tạ.
“Gia đình tôi chỉ dùng phân bón Lâm Thao để bón ngô vì đây là loại phân bón tốt, có uy tín trên thị trường. Bao năm nay bà con chúng tôi đã quen dùng rồi. Với diện tích ngô của gia đình, tôi thực hiện bón 2 lần, lần 1 bón 25kg/sào; bón lần 2 khi cây ngô được 5-6 lá là 13kg/sào và đến khi cây bắt đầu ra hoa, ra nụ bón tiếp 13kg/sào”- ông Khương cho biết.
Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bắc ở thôn Ải Quang, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) cũng cho biết: “Mấy vụ gần đây, gia đình tôi thường đăng ký mua phân bón trả chậm của Lâm Thao để bón cho ngô, lúa. Vừa qua, tôi nghe nhiều nơi xuất hiện phân bón giả, làm nhái phân bón của các hãng lớn nên chúng tôi rất lo lắng, không biết phân biệt đâu là thật – giả. Vì vậy chúng tôi rất mong cán bộ của Công ty Lâm Thao về hướng dẫn cụ thể để chọn được sản phẩm tốt nhất”.
Quy trình bón phân Lâm Thao cho cây ngô Bón lót, bà con sử dụng 250kg phân chuồng 25kg NPK-S*M1 5.10.3-8. Bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 chia làm 2 lần bón, lần 1 khi cây được 5 – 7 lá, lượng bón 8 – 9kg kết hợp với xới xáo nhẹ, lấp phân; lần 2 khi cây được 9 – 10 lá, lượng bón 8 – 9kg NPK – S* M1 12.5.10 – 14/sào Bắc Bộ, kết hợp với xới xáo, lấp phân và vun gốc. Nếu bà con thực hiện theo đúng quy trình mà Lâm Thao hướng dẫn sẽ cho năng suất ngô đông cao vượt trội, bà con không cần phải bón thêm bất kỳ một loại phân nào khác nữa.
Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chia sẻ: “Đất đai ở Bắc Giang nhiều nơi là đất xám bạc màu, vì vậy lượng kali cần dùng nhiều hơn những nơi khác. Nhiều năm nay, sản phẩm Lâm Thao của chúng tôi được đông đảo bà con Bắc Giang tin dùng nên chúng tôi sẽ không để bà con phải lo lắng về vấn đề phân bón giả. Chúng tôi đã mở các lớp tập huấn về nhận biết và sử dụng phân bón Lâm Thao tại 80% số huyện trên toàn tỉnh, đồng thời cam kết sẽ là đơn vị trọng điểm hỗ trợ bà con trong việc chọn mua và thực hiện quy trình bón phân bón cho không chỉ cây ngô mà nhiều loại cây trồng khác”.
Không phải bón nhiều phân là tốt
Video đang HOT
Tại xã Vĩnh Lại và nhiều xã khác của huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), tập quán bón phân đơn cho ngô (sử dụng riêng rẽ 3 loại phân: urê, kali và lân) từ lâu đã ăn sâu vào thói quen canh tác của bà con nông dân, do kỹ thuật canh tác của bà con còn giản đơn, ít được tập huấn kỹ thuật. Do đó, năm nào mưa thuận gió hòa thì còn có chút lãi, còn gặp thời tiết bất lợi thì ngô bị sâu bệnh nhiều, năng suất giảm mạnh, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí thua lỗ.
Được sự phối hợp giúp đỡ của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lâm Thao, thời gian qua các hội viên Hội Phụ nữ xã Vĩnh Lại đã được tiếp cận với quy trình bón phân khoa học, khép kín và đầy đủ dinh dưỡng của Lâm Thao, nên mặc dù thời tiết âm u bất thuận, mưa rét kéo dài đúng đợt thu hoạch nhưng tỷ lệ hạt ngô bị thối mốc thấp hơn hẳn so với mọi năm. Đặc biệt, ngô thu hoạch ít bị nảy mầm trên bắp do bị lá bao kín bắp, trung bình mỗi sào bà con thu lãi trên 255.000 đồng.
Là 1 trong nhiều hộ nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín cho cây ngô lai, bà Chu Thị Thủy ở xã Vĩnh Lại cho biết: “Bón phân Lâm Thao vừa đơn giản, vừa tiện lợi, ngô phát triển tốt, đồng đều, bà con chúng tôi rất phấn khởi”.
Nông dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) bón phân chăm sóc ngô. Ảnh: Viết Thành
Chia sẻ thêm với bà con về kỹ thuật bón phân cho cây ngô, kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, bà con nên dùng phân bón NPK- S Lâm Thao 5.10.3-8 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ngô ngay từ giai đoạn bón lót, với liều lượng từ 60 – 70kg/1.000m2 và bón thúc NPK- S * M1 12.5.10-14, với liều lượng 50kg/1.000m2 chia làm 2 lần. Lần 1 khi cây ngô có 5 – 7 lá, lần 2 khi cây ngô xoáy nõn.
Bà con nông dân cần bón đủ lượng phân bón cho cây ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc bón thừa hoặc thiếu phân đều ảnh hưởng đến năng suất và giảm hiệu quả kinh tế. Trong quá trình bón phân, kỹ sư Phạm Đức Thành khuyến cáo bà con nên sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao để tránh sử dụng phân bón kém chất lượng.
Trong một viên phân NPK-S, ngoài các thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali còn chứa thêm các chất dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, canxi, magiê… và các dinh dưỡng vi lượng như sắt, mangan, kẽm, đồng, bo… Nếu thiếu một trong số chúng đều có khả năng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng.
Bên cạnh đó, kỹ sư Thành cũng nhấn mạnh, không phải cứ bón nhiều phân thì cây trồng sẽ cho năng suất cao. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố phân bón là không thể thiếu được, đầu tư càng nhiều thì năng suất càng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nông nghiệp cũng đã chứng minh được rằng: Năng suất chỉ đạt đến một ngưỡng nhất định, khi đạt đến mức cao nhất, việc bón nhiều phân không những vừa lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường… mà còn làm năng suất cây trồng giảm sút. Bởi vậy, việc bón phân cho cây cần phải tuyệt đối thực hiện theo nguyên tắc đúng và đủ.
Ông Vũ Xuân Hồng- Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khẳng định: Là đơn vị sản xuất, cung ứng phân bón lớn nhất cả nước, Lâm Thao luôn mong muốn mang đến cho bà con nông dân cả nước nói chung và nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng những sản phẩm phân bón chất lượng nhất. Đặc biệt, công ty sẽ tiếp tục nỗ lực để phục vụ bà con nông dân trồng ngô, đảm bảo bằng những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp nhất.
Theo danviet
Bón phân Lâm Thao, su su Tam Đảo thêm đẹp, ngon
Bón phân theo quy trình bón khép kín bằng NPK Lâm Thao giúp ngọn rau su su mập mạp, đốt ngắn, tiện lợi cho người sử dụng trong khâu chế biến, hiệu quả kinh tế tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn. Đó là khẳng định của Trần Văn Thân - Trưởng thôn Đồng Thanh, cũng là hộ dân trực tiếp tham gia mô hình trình diễn phân bón Lâm Thao khép kín vụ đông xuân 2016 - 2017.
Đặc sản nổi tiếng ở Tam Đảo
Không chỉ là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng, không khí trong lành, mát mẻ, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) còn được nhiều người yêu thích bởi... đặc sản su su ăn ngọn. Các du khách mỗi khi lên Tam Đảo đều được nhà hàng, người dân địa phương mời dùng bữa, trong đó không thể thiếu đĩa rau su su xào hoặc luộc. Hơn thế, những bó ngọn su su xanh non còn là đặc sản dùng làm quà theo du khách về xuôi.
Hiện huyện Tam Đảo là một trong những vựa rau su su chuyên canh lớn nhất cả nước. Nhờ những lợi thế về tự nhiên, thích hợp với khí trời lạnh, rau su su Tam Đảo mang những đặc trưng ít nơi nào có được với ngọn vươn dài xanh mơn mởn, mập mạp, ăn vào có vị ngọt, thơm... Loại rau này dần trở thành hàng hóa thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân thị trấn Tam Đảo.
Quyết tâm đưa rau su su (trồng lấy ngọn) trở thành môt trong những đặc sản đặc sắc của khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, ngay từ năm 2005, Sở NN-PTNN tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo triển khai chương trình "Su su an toàn Tam Đảo", giúp cho khách du lịch có địa chỉ mua nông sản an toàn mỗi dịp ghé thăm Tam Đảo.
Ông Bùi Văn Cầu - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo cho biết: Ban đầu, chương trình "Su su an toàn Tam Đảo" chỉ triển khai được 20ha, sau do nhu cầu ngày càng lớn nên đến đầu năm 2016 đã tăng diện tích lên trên 50ha. Hiện, thương hiệu rau su su an toàn Tam Đảo có 141 hộ được đăng ký tham gia sản xuất, với diện tích khoảng 50ha và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu su su Tam Đảo. Huyện Tam Đảo cũng đang đặt mục tiêu phát triển su su an toàn Tam Đảo thành một thương hiệu mạnh.
Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, huyện Tam Đảo đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể. Trong đó, tập trung mở rộng diện tích trồng su su an toàn; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp nhập rau từ nơi khác về bày bán. Cùng với đó, Tam Đảo xây dựng mối liên kết "4 nhà" trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hướng tới phát triển su su Tam Đảo thực sự trở thành một loại nông sản có thương hiệu, thế mạnh của địa phương.
Vụ đông xuân năm 2017, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao triển khai mô hình bón phân NPK khép kín trên rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.
Cũng theo ông Cầu, để giúp người trồng su su Tam Đảo nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phát triển sản phẩm thế mạnh của huyện. nhiều năm nay Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo tích cực phối hợp các doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gần đây nhất là vụ đông xuân năm 2016-2017, Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao xây dựng mô hình trình diễn phân bón phân NPK khép kín cho cây rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.
Rau đẹp, ngon...
Ruộng mô hình trình diễn bón phân NPK khép kín cho cây su su ăn ngọn tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Ảnh: T.H
Hiệu quả bón phân khép kín cho su su
* Sau khi trồng khoảng 40 ngày thì cho thu hoạch, ngọn dài, mập hơn, năng suất tăng 15 - 20% so với ruộng đối chứng.
* Mỗi tháng sẽ cho cắt rau 15 lần, mỗi lần cắt đạt từ 22-25kg/sào.
* Sau 6 tháng, sản lượng bình quân đạt 1.890kg - 2.250kg/sào, hiệu quả kinh tế tăng từ 2 - 3 triệu đồng/sào so với mô hình bón phân đơn.
Cụ thể, ở ruộng mô hình, bà con bón phân theo quy trình bón khép kín mà công ty hướng dẫn (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2) đảm bảo rau su su đạt tiêu chuẩn VietGAP: Lượng giống 135kg, phân gà 1.000kg bón lót cùng NPK-S*M1 5.10.3-8 số lượng 200kg; bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 số lượng 120kg. Ngoài ra bà con không cần phải bón thêm bất kì loại phân nào khác.
Ông Trần Văn Thân - Trưởng thôn Đồng Thanh đồng thời cũng là hộ trực tiếp tham gia mô hình cho biết: "Cây su su được phát triển ở thôn Đồng Thanh từ năm 1999 đến nay. Nhiều năm nay, nhờ hiệu quả kinh tế từ cây su su mang lại đã phát triển thành phong trào "nhà nhà trồng su su, người người làm su su". Mọi người dân trong thôn đều tham gia vào hoạt động với cây su su như thanh niên và người trung tuổi thì tham gia trồng và thu hoạch rau su su; người già và trẻ em tham gia công việc nhặt và bó ngọn thành từng kg để vận chuyển đi các tỉnh khác".
Tuy nhiên, theo ông Thân, thời gian gần đây, việc trồng rau su su của bà con trong thôn Đồng Thanh cũng như ở huyện Tam Đảo gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh.... "Là trưởng thôn nên tôi luôn cố gắng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh sao cho rau su su đạt năng suất chất lượng cao nhất. Tôi thấy tham gia mô hình trình diễn bón phân khép kín của Lâm Thao, ngọn rau su su rất mập, đốt ngắn, tiện lợi cho người sử dụng trong khâu chế biến. Trong khi ở các ruộng đối chứng bón phân đơn theo tập quán địa phương, su su có đốt nhỏ và dài hơn" - ông Trần Văn Thân cho hay.
Năng suất su su tăng thêm 15 - 20%
Ông Lê Xuân Bách - Trạm trưởng Trạm Giao dịch của Công ty Lâm Thao tại tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: Các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg. Phân NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu, NPK-S*M1 5.10.3-8 có màu xám (hay gọi là màu lông chuột), NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ.
Cũng theo ông Thân, hiệu quả kinh tế của ruộng bón phân Lâm Thao tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn - một con số vượt ngoài sức mong đợi của ông và bà con trồng su su. Hơn nữa, nhà nông lại tiết kiệm chi phí bón phân, công sức chăm bón và hạn chế được dùng thuốc bảo vệ thực vật, ngọn su su đảm bảo sạch 100%.
"Qua theo dõi, với quy trình bón phân NPK khép kín, cây rau su su lấy ngọn trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng 40 ngày thì cho thu hoạch, ngọn dài, mập hơn, năng suất ở ruộng mô hình bón phân NPK*S Lâm Thao khép kín sẽ tăng 15 - 20% so với ruộng đối chứng" - ông Bùi Văn Cầu thông tin.
Tham gia mô hình trình diễn, bà con xã Hồ Sơn còn được cán bộ công ty trang bị thêm kinh nghiệm khi chọn phân bón tốt, tránh mua phải phân bón giả, kém chất lượng. Ông Lê Xuân Bách - Trạm trưởng Trạm Giao dịch của Công ty Lâm Thao tại tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: "Các loại phân bón NPK-S của công ty, ngoài thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali còn được bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng rất tốt cho cây trồng" - ông Bách cho biết.
Theo Danviet
Trồng ổi + bón phân đúng kĩ thuật, thu tiền tươi thóc thật Những năm gần đây, cùng với việc tích cực cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên, nông dân, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương còn đẩy mạnh việc phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình điểm trên các loại cây trồng, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Gỡ...