Năng suất lao động thấp, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động
“Gần đây trên truyền hình có phát một phóng sự về một số chợ lao động ở Hà Nội. Cứ có xe máy hoặc ô tô dừng lại thì cả nhóm người ùa đến với một hy vọng, khát khao có việc làm. Hàng triệu người lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khác cũng đang cần mẫn làm việc, sẵn sàng làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Những con người như vậy lẽ nào là nguyên nhân chính của năng suất lao động thấp?”.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên).
Phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 2/11, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội – cho biết, những năm trước chúng ta tăng trưởng với tốc độ khá cao 7 – 8%, nhưng lạm phát cũng gần 20% nên người dân có thực sự được hưởng thành quả đó không lại là chuyện khác.
“Năm nay tuy chỉ tăng trưởng 6,5% nhưng giữ được lạm phát ở mức độ khoảng 2%. Tôi cho đây là điều rất có ý nghĩa”- ông Hùng nói.
Ông Hùng đặc biệt quan tâm tới vấn đề năng suất lao động, bởi đây là 1 trong 9 chỉ tiêu kinh tế – xã hội không đạt kế hoạch của giai đoạn 2011 – 2015 (chỉ đạt 22% trên kế hoạch là 29 – 32%) và là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, thực chất của nền kinh tế nói riêng cũng như của đất nước nói chung.
“Vừa rồi, tôi thấy có một số quan điểm hình như đi tìm nguyên nhân từ phía người lao động, nhất là vấn đề tiền lương tối thiểu. Dường như năng suất lao động thấp thì người lao động phải chịu trách nhiệm. Do vậy, mức lương tối thiểu vùng của năm tới không nên quá 10%. Tôi cho rằng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động, vì người Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác”- ông Hùng bày tỏ quan điểm.
Ông dẫn ra ví dụ, gần đây trên truyền hình có phát một phóng sự về một số chợ lao động ở Hà Nội. Cứ mỗi khi có một chiếc xe máy hoặc ô tô dừng lại thì cả nhóm người ùa đến với một hy vọng, khát khao có việc làm.
“Hàng triệu người lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khác cũng đang cần mẫn làm việc, sẵn sàng làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Những con người như vậy lẽ nào là nguyên nhân chính của năng suất lao động thấp?”- ông Hùng nêu lý lẽ và khẳng định phải đi tìm nguyên nhân ở những lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Theo ông Hùng, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới năng suất lao động thấp: Một là do thiết bị, công nghệ lạc hậu; hai là quản trị doanh nghiệp ở nhiều doanh nghiệp, quản trị xã hội ở nhiều địa phương yếu kém; ba là tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp, chỉ đạt trên 20% – nguyên nhân này không phải lỗi hoàn toàn từ phía người lao động.
“Người Việt Nam ta có câu “Một người biết lo bằng cả kho người biết làm”, chúng ta còn ít người thực sự giỏi để biết lo. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên năng suất lao động thấp”- ông Hùng nói.
Từ những phân tích nêu trên, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đề nghị phải dứt khoát không nhập khẩu những thiết bị, công nghệ lạc hậu hoặc sắp lạc hậu. Chú trọng đổi mới công nghệ trong nước, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản trị xã hội. Đồng thời có cơ chế công khai, minh bạch trong tuyển dụng nhân lực để đảm bảo tuyển đúng người, đúng việc; đổi mới, nâng cao chất lượng đào nghề cho người lao động.
Thế Kha
Theo Dantri
Năng suất lao động thấp: Xoay sở ra sao khi hội nhập quốc tế?
Năng suất lao động của Việt Nam quá thấp, xếp cuối khu vực là vấn đề đáng lo lắng trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới.
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) dẫn chứng: Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, bằng 1/5 của Malaysia, bằng 2/5 của Thái Lan và GDP đầu người của Việt Nam còn lâu mới theo kịp các nước khác.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta xếp thứ 56, đứng sau cả Philippines. Đại biểu lo lắng cho rằng đây là câu hỏi lớn trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới.
Năng suất lao động thấp do đâu?
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) thừa nhận: NSLĐ là một trong 9 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch của giai đoạn 2011 - 2015, vì chỉ đạt 22% trên kế hoạch là 29 - 32%. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thực chất của nền kinh tế nói riêng cũng như đất nước nói chung. Theo đại biểu, vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân và từ đó có giải pháp.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng
Ông Đỗ Mạnh Hùng nói: "Vừa rồi tôi thấy có một số quan điểm đi tìm nguyên nhân từ phía người lao động, nhất là vấn đề tiền lương tối thiểu. Dường như NSLĐ thấp thì người lao động phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động, vì người Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
Gần đây trên truyền hình có phát phóng sự về một số chợ lao động ở Hà Nội. Mỗi khi có một xe máy hoặc ô tô dừng lại thì cả nhóm người ùa đến với hy vọng, khát khao là có việc làm. Và hàng triệu người lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khác cũng đang cần mẫn làm việc, sẵn sàng làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Những con người như vậy lẽ nào lại là nguyên nhân chính của NSLĐ thấp?".
Do đó, đại biểu cho rằng nguyên nhân là những lĩnh vực khác và đưa ra 3 khía cạnh chính. Một là do thiết bị và công nghệ lạc hậu. Rất nhiều doanh nghiệp của ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở trong tình trạng này. Thứ hai là quản trị doanh nghiệp. Ở rất nhiều doanh nghiệp và quản trị xã hội ở nhiều địa phương là yếu, kém. Người Việt Nam có câu "một người biết lo bằng cả kho người biết làm". Chúng ta còn ít những người giỏi, biết lo. Vì vậy đại biểu cho rằng đó là nguyên nhân tạo nên NSLĐ, năng suất xã hội thấp.
Thứ ba là tỷ lệ lao động được đào tạo và có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp, chỉ đạt trên 20%. Nguyên nhân này cũng không phải hoàn toàn từ phía người lao động.
Làm sao để hội nhập?
Từ 3 nguyên nhân trên, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị một số giải pháp như: Dứt khoát không nhập khẩu những thiết bị, công nghệ lạc hậu hoặc sắp lạc hậu. Chú trọng đổi mới công nghệ trong nước, nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp, quản trị xã hội.
Bên cạnh đó, có cơ chế công khai, minh bạch trong tuyển dụng nhân lực để đảm bảo tuyển đúng người, đúng việc. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh
Trong khi đó, đại biểu Ngô Đức Mạnh nhấn mạnh vấn đề tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp là khâu quan trọng nhất. "Chúng ta đã ban hành rất nhiều đạo luật, có những bước phát triển mới về thể chế. Nhưng năng lực thực thi của cán bộ làm công tác đối ngoại, hội nhập và đặc đặc biệt là huy động sự tham gia của người dân. Người dân phải hiểu rõ và trở thành một sứ giả trong bước đường hội nhập để không những nhà nước, doanh nghiệp mà cả hệ thống chính trị cùng tham gia.
Ông Ngô Đức Mạnh bày tỏ sự lo lắng về tình trạng và một số lượng các doanh nghiệp của chúng ta chưa biết nhiều về cộng đồng kinh tế ASEAN, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhà nước và chính cán bộ nhà nước là người hoạch định chính sách thì phải hiểu rõ, nắm được luật chơi của nền kinh tế trong thời đại hội nhập như hiện nay để có những chính sách biện pháp điều hành quản lý nhà nước theo tín hiệu của thị trường.
Đại biểu Lê Thị Yến
Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong đó chú trọng đến việc đào tạo lao động lành nghề, có tay nghề cao và giỏi ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và cạnh tranh được với lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật tiên tiến, với năng suất lao động vượt trội của các nước trong khu vực và thế giới khi chúng ta chính thức tham gia hiệp định thương mại trên Thái Bình Dương TPP.
"Trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, huy động các nguồn lực để đầu tư tập trung xây dựng các cơ sở dạy nghề có chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đồng thời đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, có đầy đủ cả kỹ năng thực hành và lý thuyết. Xây dựng giáo trình phù hợp để đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp vào thị trường lao động" - bà Lê Thị Yến nói./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Bớt xén kinh phí dành cho người tâm thần là vi phạm đạo lý, pháp lý Những người trong trung tâm xã hội là đối tượng rất khó khăn nên việc bớt xén, ăn chặn là sự vi phạm nghiêm trọng về mặt pháp lý cũng như đạo lý. Qua quá trình thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Nghệ An đã xác định những sai phạm trong vòng 5 năm từ năm 2011 - 2015 tại Trung...