Năng suất lao động thấp khiến tiền lương không thể tăng nhanh
Năng suất lao động thấp “ghìm” tăng lương tối thiểu, sự khác nhau trong việc xác định mức sống tối thiểu, việc cân đối giữa tăng lương và tốc độ phát triển của doanh nghiệp… đang là các vấn đề “ nóng” trong giai đoạn đầu của quá trình bàn thảo tăng lương tối thiểu vùng năm 2016.
PV Dân trí đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân về những vấn đề trên.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân
Thưa ông, khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng tiền lương của Việt Nam còn thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một phần nguyên nhân do năng suất lao động thấp đã “ghìm” mức tăng tiền lương?
Tổ chức Lao động quốc tế mới đây đã công bố nhiều tư liệu về năng suất lao động Việt Nam thấp. Đó là thực trạng đúng và đương nhiên tiền lương không thể tăng nhanh được. Điều này khiến chúng ta phải xem xét và đánh giá lại nhiều vấn đề.
Tiền lương ở Việt Nam đang theo xu hướng thị trường, tức là tuân theo quy luật giá trị và cung cầu. Việt Nam hiện còn thiếu nguồn việc làm. Điều này ảnh hưởng tới sự mất cung cầu, là yếu tố làm tiền lương tăng chậm. Thậm chí ở một số lĩnh vực không tăng.
Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực gia công, chế biến và cơ khí lắp ráp. Công việc từ xuất phát những lĩnh vực này mang tính đơn thuần, lương không cao.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 áp dụng cho 4 vùng, như sau: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng.
Mức lương vùng này cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000-400.000 đồng/mức.
Video đang HOT
Mặc dù tốc độ tăng lương của chúng ta tăng thuộc hàng cao của thế giới nhưng mặt bằng vẫn còn khoảng cách xa với thế giới.
Đây là thực trạng chung của các nước đang phát triển. Trong quá trình tới, chúng ta cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp và ngành nghề có hàm lượng chất xám cao từ đó là điều kiện để tăng cương cao hơn.
Nhà nước cũng có lộ trình xây dựng sàn lương tối thiểu để doanh nghiệp và người lao động làm căn cứ để thỏa thuận không thấp hơn mức này.
Theo lộ trình tới năm 2017, mức lương tối thiểu phải đáp ứng được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, quan điểm về xác định mức sống tối thiểu của các bên tại Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn còn khác nhau, thưa ông?
Hiện nay đang có cách giải thích mức sống tối thiểu khác nhau ở các bên. Phía Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra khái niệm mức sống tối thiểu dựa trên sự nhấn mạnh về mức giá của một số hàng hóa cụ thể.
Phía bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương lại đưa ra khái niệm mức sống tối thiểu dựa trên chỉ số các mặt hàng của Tổng cục Thống kê và rổ hàng hóa đó để đưa ra mức sống tối thiểu.
Chúng tôi chỉ đạo bộ phận lỹ thuật thống nhất lại cách tính để cả bên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) có thể căn cứ vào đó là cơ sở thống nhất. Tuy nhiên, kinh nghiệm quan sát thực tế ở các nước cũng cho thấy việc thống nhất là rất khó.
Bởi lẽ khi đi vào đàm phán cụ thể, các bên đều nhấn mạnh vào một số yếu tố nào đó nên bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Vấn đề là đưa khoảng cách đó càng hẹp càng tốt.
Vậy thực tiễn nhiều năm qua, để dung hòa việc này thì Bộ đã tính như thế nào?
Trong những năm qua, việc xác định mức lương tối thiểu đã phần nào dựa trên mức sống tối thiểu. Tuy nhiên đó là mức sống tối thiểu có tính “đơn phương”. Đó là cách Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê, trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số cơ quan khác.
Trong khi đó, Viện Công nhân của Tổng liên đoàn Lao động VN cũng đưa ra cách tính khác. Quan điểm của tôi là phải thống nhất phương pháp tính toán. Còn cách tiếp cận khác nhau thì đây là câu chuyện rất khó nói.
Xin cảm ơn ông!
Sẽ xác định một bộ chuẩn về đánh giá mức sống tối thiểu
“Trên góc độ của Hội đồng Tiền lương quốc gia, chúng tôi đang chỉ đạo các bộ phận kỹ thuật nghiên cứu lại về mức sống tối thiểu. Khi đánh giá mức sống tối thiểu, chúng ta sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học và các bên để đưa ra một bộ chuẩn về mức sống tối thiểu. Để sau này khi Hội đồng tiền lương họp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu thì sẽ dựa trên một cơ sở thống nhất” – Thứ trưởng Phạm Minh Huân nói.
Hội đồng Tiền lương quốc gia gồm đại diện của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ VN, VCCI, Liên minh hợp tác xã… Trong đó, đại diện Bộ LĐ-TB&XH giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng. Theo thông lệ, tháng 10-11 hàng năm, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ họp để lấy ý kiến các bên và thống nhất trình Chính phủ quyết định mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm sau.
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo dantri
Lương tối thiểu 2015 sẽ tăng nhưng khó cao
Trong tháng 8/2014, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ chốt phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2015 để trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 9 tới. Theo thông tin chúng tôi có được, lương tối thiểu năm 2015 chắc chắn sẽ tăng nhưng khó tăng cao, nhiều khả năng tăng trên 10%.
Có mức lương đủ sống là mong muốn của đa số lao động
Đang thảo luận 2 phương án
Trao đổi với phóng viên ANTĐ ngày 29/7, ông Nguyễn Tiến Đăng, Trưởng phòng Tiền lương, Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tổ chức các phiên họp chung để thảo luận về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ áp dụng cho năm 2015. Tại các phiên họp này, đại diện của 3 bên thành viên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng phía sử dụng lao động là Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) có những trao đổi, tranh luận rất thẳng thắn về các phương án điều chỉnh lương được đưa ra.
Phía đại diện người sử dụng lao động là VCCI đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2015 hoặc nếu tăng thì mức tăng chỉ từ 10-12%. Ông Phùng Quang Huy, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động - VCCI cho rằng, mức lương tối thiểu tăng thêm 10% có thể làm tổng quỹ lương mà doanh nghiệp phải chi trả tăng thêm hơn 17%. Trong bối cảnh kinh tế đang hết sức khó khăn như hiện nay, khả năng chi trả nếu điều chỉnh lương tối thiểu vào đầu năm tới là rất yếu. Trong khi đó, phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu năm 2015 lên 23% so với năm 2014. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với mức lương tối thiểu hiện nay, kể cả mức cao nhất ở vùng I là 2,7 triệu đồng/tháng thì ngay cả người lao động độc thân cũng không đủ chi tiêu chứ chưa nói đến việc phải nuôi con.
Dự kiến trong tháng 8 này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ chốt phương án cuối cùng về điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2015 để trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 9 tới. Ông Nguyễn Tiến Đăng cho biết, tuy đến thời điểm này chưa có phương án cuối cùng song chắc chắn lương tối thiểu năm 2015 sẽ được điều chỉnh tăng để đảm bảo đời sống cho người lao động. Ở năm 2013 - năm đầu tiên lương tối thiểu được xây dựng bởi Hội đồng Tiền lương Quốc gia, lương tối thiểu được điều chỉnh tăng 17% so với năm 2012 và nằm ở khoảng giữa trong 2 phương án do VCCI và Tổng Liên đoàn lao động đề xuất.
Lương tăng vẫn chưa đủ sống
Trong quý I và quý II vừa qua, Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khảo sát 1.500 công nhân tại 60 doanh nghiệp ở 12 tỉnh/ thành phố trên cả nước về vấn đề tiền lương, mức sống tối thiểu. Theo đó, tiền lương trung bình của người lao động, bao gồm cả các loại phụ cấp và làm thêm giờ hiện mới đạt hơn 3,7 triệu đồng/tháng, trong khi mức chi tiêu trung bình cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng của họ (có nuôi con) đã lên tới 4,1 triệu đồng/tháng. Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, có tới hơn 13% người lao động cho biết thu nhập của họ hiện không đủ sống, gần 25% phải chi tiêu hết sức tằn tiện và gần 50% cho biết thu nhập chỉ vừa đủ chi trả các sinh hoạt thiết yếu nhất. Chỉ có 12,3% người lao động cho biết có tích lũy nhưng phần lớn trong đó số tiền tích lũy rất nhỏ, chỉ từ 200.000-500.000 đồng/tháng.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng, hiện tại lương tối thiểu ở nước ta mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu đời sống tối thiểu của người lao động. Nếu lương tối thiểu được điều chỉnh đều đặn hàng năm theo đúng lộ trình, với mức điều chỉnh mỗi năm tăng bình quân khoảng trên 15% thì cũng phải đến năm 2016, lương tối thiểu mới đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu cho đời sống tối thiểu của người lao động.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, nếu tăng lương tối thiểu cao khiến doanh nghiệp gặp khó khăn thì từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người lao động khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự. Để hài hòa quyền lợi, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã cho phép doanh nghiệp được quyền thảo luận, bàn bạc với người lao động tăng lương theo khả năng của doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Phan
An ninh thủ đô
Thưởng Tết 2015: Chỗ trăm triệu, nơi vài trăm nghìn đồng Ngày 9/1, Hà Nội công bố tình hình lương, thưởng Tết năm 2015 ngay sau khi mức thưởng Tết cao nhất 457 triệu đồng được TPHCM công bố. Nhìn chung, mức thưởng năm nay ở hai đầu tàu đất nước thấp hơn năm ngoái, khoảng cách cao thấp giữa hai thành phố vẫn khá xa. Chỗ trăm triệu, nơi vài trăm nghìn Trao...