Nắng nóng và hạn hán kéo dài tại Trung Quốc
Ngày 3/5, các quan chức khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, cho biết lượng mưa thấp và nhiệt độ cao kéo dài đã khiến khoảng 230.000 người dân ở thành phố Bách Sắc thuộc khu tự trị này rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo ông Vạn Triệu Long, Phó Văn phòng cứu trợ hạn hán thành phố, hiện có gần 27.300 người đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước phân phối của thành phố.
Trong khi tình trạng hạn hán còn diễn biến phức tạp, con số này sẽ tiếp tục gia tăng.
Ngoài ra, gần 35.000 hécta hoa màu có nguy cơ bị hủy hoại và hơn 105.000 con gia súc trong vùng cũng chịu cảnh thiếu nước.
Video đang HOT
Nguy cơ cháy rừng đang ở mức báo động cao mặc dù hiện là thời điểm bắt đầu mùa mưa.
Số liệu thống kê cho thấy, lượng mưa trong cả tháng 4 và đầu tháng 5 tại phần lớn các khu vực của thành phố chưa bằng một nửa mức trung bình của cùng thời điểm này trong năm.
Trong khi đó, nền nhiệt độ luôn duy trì mức cao, có ngày lên tới 40 độ C, khiến 46 hồ chứa của thành phố bị cạn kiệt.
Chính quyền thành phố đã phải chi tới 12,3 triệu Nhân dân tệ (tương đương 1,9 triệu USD) và huy động hơn 232.000 người để chống hạn.
Trái ngược với tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc thì tại Phúc Kiến, miền Tây nước này, mưa lớn đã gây ra lũ lụt và lở đất, khiến 22.400 người phải đi sơ tán./.
Theo TTXVN
Hà Nội: Trường học "lao đao" vì sự cố mất nguồn nước
Sự cố đường ống nước bị vỡ đã làm cho nhiều trường học ở địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) rơi vào cảnh "lao đao". Trường nào có bể ngầm thì phải sử dụng nước tiết kiệm tối đa, còng thì đành phải "đóng cửa".
Gần cuối giờ chiều nay 7/2, Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 vẫn ở tình trạng nước chưa về đến nơi cho dù có nguồn tin sự cố đã được khắc phục. Cô Đoàn Thị Thuấn - phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Sở dĩ trường vẫn hoạt động được là do mua được hai téc nước. Nếu không thì đã phải cho HS nghỉ học rồi".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, với đặc thù cấp học mầm non nên cần có nhiều nước sinh hoạt để phục vụ công tác ăn bán trú, vệ sinh cho trẻ...nhưng bể ngầm chứa của trường Lý Thái Tổ chỉ được khoảng vài khối. Vì thế lượng nước ở bể chứa chỉ sử dụng chỉ đảm bảo cho nửa ngày sử dụng.
Nước đã qua sử dụng tiếp tục được chứa lại để dùng vào công tác dọnTrước khi sự cố xảy ra, rất may là nhà trường đã gọi được nước uống tinh khiết với số lượng tương đối lớn nên khi mất nước thì toàn bộ nguồn nước này ngoài việc dùng để uống còn phục vụ luôn cả việc nấu ăn. Bên cạnh đó, trường còn mua được mỗi ngày một téc nước phục vụ công tác vệ sinh (nguồn nước này chưa đảm bảo nên nhà trường không dùng để nấu ăn - PV).
"Mất nước khiến hoạt động của nhà trường bị ảnh hưởng khá nhiều. Từ việc dùng nước như tiết kiệm rồi đến cả khâu tích trữ nước đã qua sử dụng để dùng vào việc dọn sinh cũng được tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra đối với HS, để tiết kiệm nước khi rửa tay trước và sau khi ăn, trường đành phải sử dụng dung " - cô Thuấn bày tỏ nỗi khổ trong những ngày bị mất nước.
Một trong những giải pháp tiết kiếm nước của trường mâm non là dùng dungTuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng được may mắn như vậy. Chẳng hạn như sáng nay trường Lý Thái Tổ 2 bắt buộc phải cho HS nghỉ học vì nguồn nước của nhà trường cạn kiệt trong khi trường lại không thể đàm phán để mua.
Theo bà Thu Hà - phó phòng Giáo dục Quận Thanh Xuân, mặc dù hai ngày mất nước nhưng do các trường có bể ngầm nên vẫn duy trì cho đến hôm nay, song đang ở mức cạn kiệt. Tuy nhiên, các nhà vệ sinh không thể đảm bảo so với những ngày trước đây. Nếu ngày mai (8/2) mà nước vẫn chưa có thì nguy to.
Trường THPT Lý Thái Tổ được coi là có nguồn nước dự trữ dồi dào khi mà có đến hai bể chứa với dung tích 100 khối, một bể nước sạch và một bể chỉ dành cho công tác cứu hỏa. Tuy nhiên khi bị mất nguồn nước cấp, trường đành phải lấy nguồn nước cứu hỏa để dùng cho nhà vệ sinh.
"Do trường đào tạo cả cấp THCS và THPT, bên cạnh đó lại còn tổ chức ăn bán trú nên lượng nước tiêu thụ cho một ngày rất lớn. Hiện tại bể nước sạch chỉ còn ngót chưa đến 10 khối. Nếu ngày mai vẫn chưa có nước thì bắt buộc chúng tôi phải mua nước nhưng cũng chưa biết có mua được không" - hiệu trưởng nhà trường tâm sự.
Theo khảo sát của chúng tôi, sau gần 4 ngày khắc phục sự cố, một số địa bàn của quận Thanh Xuân đã được cấp nước trở lại nhưng vẫn còn nhiều nơi mỏi mòn "ngóng trông" vì chưa thấy nước về.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Đã đấu nối lại đường nước sạch sông Đà bị vỡ Lúc 10h45 sáng nay (7-2), đoạn đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội bị vỡ đã được đấu nối lại Đường ống dẫn nước bị bục khiến nước phun chan chứa ra đường Trao đổi với P.V Báo ANTĐ, ông Nguyễn Anh Việt- giám đốc Công ty CPĐT Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco) xác nhận, đoạn đường...