Nắng nóng sẽ lên tới 41-42 độ C
Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư Lê Thanh Hải cho biết nắng nóng đỉnh điểm sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, mưa đá vẫn tiếp diễn.
Nắng nóng, mưa đá, lốc xoáy
Xin ông cho biết nắng nóng sẽ diễn biến như thế nào trong mùa hè năm nay?
Mùa hè năm nay, theo dự báo của chúng tôi, sẽ không quá nóng và cũng không quá mát, tương tự mùa hè năm 2012 và ít có khả năng xảy ra nắng nóng kỷ lục như năm 2010. Nhìn chung, các đợt nắng nóng sẽ không quá gay gắt và không kéo dài. Nắng nóng đỉnh điểm sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7. Các đợt nắng nóng ở Bắc bộ được cho là sẽ chỉ kéo dài 5-7 ngày/đợt, ở Trung bộ kéo dài hơn, có đợt nắng nóng liên tục trong 10-15 ngày. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng kết hợp của áp thấp nóng phía tây và hiệu ứng phơn, nhiệt độ cao nhất tại các tỉnh Bắc Trung bộ có thể lên tới 41-42 độ C.
Miền Bắc đã bước vào mùa nóng nhưng mưa đá và lốc xoáy vẫn liên tiếp xuất hiện, gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương. Đây có phải là hiện tượng bất thường và bao giờ thì mưa đá và lốc xoáy mới chấm dứt?
Khoảng hơn một tháng trở lại đây, mưa đá và lốc xoáy liên tiếp xuất hiện tại một loạt các tỉnh, thành trên khắp cả ba miền của đất nước. Trong đó, tại một số địa phương như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang… hai hiện tượng thời tiết nguy hiểm này đã quần thảo nhiều lần, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Mưa đá xuất hiện tại Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà của Lào Cai là trận mưa đá kinh hoàng nhất xảy ra ở nước ta từ trước đến nay và thời gian qua mưa đá xuất hiện dồn dập.
Tuy nhiên, hiện tượng này đang xảy ra đúng quy luật. Vào thời điểm giao mùa, những đợt không khí lạnh tràn về trong khi trời đang có nắng nóng, sự xung đột của hai khối khí nóng và lạnh sẽ kích thích dòng thăng phát triển, đẩy hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại và tạo nên mưa đá.
Hiện mùa mưa đá vẫn đang tiếp diễn. Theo nhận định của chúng tôi, phải đến cuối tháng 5, mưa đá mới giảm dần và sang tháng 6 thì dứt hẳn. Sớm nhất, khoảng đêm 30.4, sáng 1.5, sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tràn xuống miền Bắc, nguy cơ xảy ra lốc xoáy và mưa đá là rất cao, đặc biệt ở miền núi phía bắc và Bắc Trung bộ, người dân cần chủ động phòng tránh.
Video đang HOT
Bão, mưa lũ
Ngay từ đầu năm 2013, bão số 1 đã xuất hiện trên biển Đông. Đây có phải là dấu hiệu báo trước về một mùa bão khốc liệt?
Trong mùa mưa bão năm nay, chúng tôi dự báo sẽ có 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm. Trong đó, nhiều khả năng sẽ có 5-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta.
Ngay từ đầu năm, bão số 1 và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện rất sớm trên biển Đông. Mấy năm nay, bão vẫn đang có xu hướng xuất hiện sớm và kết thúc muộn, giữa mùa thì ít bão. Năm nay, bão sẽ xảy ra dồn dập trong các tháng chính vụ, từ tháng 9 đến tháng 11. Người dân và các cấp chính quyền địa phương trên cả nước cần chủ động đề phòng những cơn bão cường độ mạnh đạt mức “siêu bão”, di chuyển dị thường, đem theo mưa to, gió mạnh và lũ lớn.
Nắng nóng đỉnh điểm sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 – Ảnh: Ngọc Thắng
Mưa lũ sẽ diễn biến như thế nào?
Nhiều khả năng, mùa mưa ở Bắc bộ đến sớm hơn bình thường, tổng lượng mưa các tháng nửa đầu mùa (từ tháng 5-7) cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm (TBNN) và nửa cuối mùa (từ tháng 8-10) ở mức xấp xỉ với TBNN. Các đợt mưa lớn sẽ tập trung vào thời kỳ các tháng từ tháng 5 đến tháng 7.
Tại các tỉnh Trung bộ, nửa đầu mùa mưa bão, lượng mưa ở mức cao hơn TBNN, nửa cuối mùa lượng mưa ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Trong khi đó, mùa mưa ở Tây nguyên và Nam bộ đến sớm hơn so với bình thường, mưa lớn tập trung trong nửa đầu mùa mưa bão. Cần lưu ý tới những trận mưa lớn và đặc biệt lớn, diễn ra cấp tập trong một thời gian ngắn, ngay sau những đợt “hạn bà chằn” ở Nam bộ và Tây nguyên, ngay trong mùa mưa.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất là rất cao, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc bộ và Tây nguyên.
Theo TNO
Sẽ rút lại tên bão Sơn Tinh
Nhiều ý kiến bạn đọc băn khoăn, liệu có nên lấy tên một vị phúc thần của Việt Nam để đề xuất quốc tế đặt tên bão.
Bản đồ dự báo đường đi của bão Sơn Tinh Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trước đây, việc đặt tên cho các cơn bão do Cơ quan dự báo khí tượng của Hải quân Mỹ thực hiện. Ban đầu, người ta đánh số cho từng cơn bão trong từng mùa mưa bão theo nguyên tắc lấy ngày cơn bão xuất hiện để đặt tên cho nó. Sau đó, Hải quân Mỹ có sáng kiến lấy tên Thánh của ngày xuất hiện cơn bão để đặt tên. Danh sách tên đề cử này sẽ được gửi cho Tổ chức khí tượng thế giới sử dụng theo thứ tự từ A đến Z.
Trong một số ngôn ngữ châu Âu, bão là danh từ thuộc giống cái nên người ta đã sử dụng tên phụ nữ để đặt tên bão. Những năm 60 của thế kỷ trước, phong trào nữ quyền thế giới cho rằng bão lũ toàn đem lại những điều tồi tệ nên phản đối việc lấy tên phái nữ để đặt tên các cơn bão. Trước yêu cầu này, Tổ chức khí tượng thế giới đã phải dung hòa bằng cách dùng một tên nam giới và một tên nữ giới đặt tên cho các cơn bão xen kẽ nhau. Tên này do các nước thành viên tiến cử cho Tổ chức khí tượng thế giới lựa chọn.
Riêng ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, các nước trong Ủy ban bão của khu vực đã họp lại, bàn thảo và đưa ra quyết định: các nước sẽ đề cử tên các cơn bão để lựa chọn vào danh sách được "chốt", các tên trong danh sách này sẽ được dùng để đặt tên cho các cơn bão.
Trên thực tế, các nước đã lấy tên của các vị thần, các loài hoa, con thú quý hiếm, địa danh nổi tiếng... để đề cử cho Ủy ban bão của khu vực. Trung Quốc có đề cử tên Ngokhong (Ngộ Không), có nước lấy tên thần Sấm, thần Gió... "giới thiệu" cho Ủy ban bão của khu vực lựa chọn. Theo quy định, khi gửi các tên đề cử, các nước thành viên phải chú thích rõ cách phát âm và giải thích ý nghĩa của những cái tên đó.
"Tổng cục Khí tượng thủy văn trước kia đã đề xuất 20 tên gọi. Việc đưa ra danh sách các tên đề cử được thực hiện theo đúng trình tự, đã được Viện Ngôn ngữ Việt Nam thẩm định và khẳng định đó là những cái tên thuần túy Việt Nam. Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên do chúng ta đề cử, trong đó có: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Saomai, Bavi, Tramy, Halong, Vamco", ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, mỗi năm Ủy ban họp một lần, việc đề cử tên mới, loại tên cũ ra khỏi danh sách cũng được bàn thảo và đi đến quyết định cuối cùng. Trên thực tế, sau khi cơn bão Saomai đổ bộ vào Hàn Quốc gây hậu quả nghiêm trọng, nước này đã đề xuất loại bỏ tên Saomai ra khỏi "ngân hàng tên bão" và đã được chấp nhận. Cơn bão Chanchu cũng thế. Sau khi gây tổn thất lớn đối với ngư dân Việt Nam, cái tên này cũng đã được loại bỏ.
Trao đổi với Thanh Niên về ý kiến liệu có nên lấy tên một phúc thần để đặt tên bão, ông Bùi Văn Đức, Tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, cho rằng việc để tên Sơn Tinh đặt cho cơn bão, một hiện tượng thời tiết cực đoan là "chưa hợp lý". "Phát hiện của Thanh Niên là chính xác. Theo quy định, chúng ta có thể rút lại tên gọi này. Chúng tôi sẽ có kiến nghị để rút lại tên này trong phiên họp thường niên của Ủy ban bão của khu vực", ông Đức nói.
Bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung
Ngày 24.10, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Sơn Tinh, tên do Việt Nam đề cử. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, chiều cùng ngày, tâm bão nằm trên khu vực phía bắc đảo
Mindanao (Philippines), cường độ mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9 - cấp 10. Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km, nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông và trở thành cơn bão số 8 trong mùa mưa bão năm nay ở nước ta. Sau đó, bão sẽ hướng về phía vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Chiều mai 26.10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 310 km về phía đông nam.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết khoảng ngày 28 - 29.10, bão Sơn Tinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh bắc Trung bộ và trung Trung bộ. Trước mắt, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ sáng 25.10 ở vùng biển phía đông biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - cấp 9, giật cấp 10 - cấp 11, biển động rất mạnh. Trong ngày 24.10, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện khẩn yêu cầu các bộ ngành liên quan và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai các biện pháp phòng chống bão Sơn Tinh.
Theo TNO
Rét đậm đến muộn trong mùa đông năm nay Nền nhiệt độ trung bình toàn mùa đông xuân ở Bắc Bộ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, những đợt rét đậm đến muộn và không kéo dài. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ dự báo mùa đông năm nay, những đợt rét đậm sẽ...