Nắng nóng ở TP HCM tái diễn và gay gắt, mới sáng sớm đã gần 37 độ C
Nắng nóng tái diễn ở TP HCM khả năng kéo dài thêm 4 ngày với nền nhiệt đạt 37 độ C; khả năng tiếp xúc ánh nắng trực tiếp ngoài trời lúc 12 giờ lên đến 39-40 độ C.
Đài khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết trong hôm nay (19-5) nắng xuất hiện sớm trải đều trên các khu vực tại TP HCM. Nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.
Hiện tại TP bao bọc khá nhiều toà nhà bê-tông và hơi nóng từ các xe cơ giới khiến nhiệt độ tiếp xúc trực tiếp sẽ cao hơn nhiệt độ đo ở các lều khí tượng. Khả năng tiếp xúc ánh nắng trực tiếp ngoài trời lúc 12 giờ lên đến 39-40 độ C.
Đáng nói, sáng nay dù mới 8 giờ, nhiệt độ ở TP HCM đã đạt gần 37 độ C, nắng gắt và tia UV rất cao.
Lúc 8 giờ sáng nhiệt độ ở TP HCM đã đạt gần 37 độ C, nắng gắt và tia UV rất cao.
Nhân viên cây xanh liên tục tưới nước và chăm sóc cây trước Nhà thờ Đức Bà TP HCM.
Video đang HOT
Nguyên nhân, áp thấp nắng nóng mở rộng về phía Đông Nam, trong khi trên cao áp cao cận nhiệt đới lấn Tây có trục vắt qua Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Theo đó, nắng xuất hiện sớm trải đều trên khu vực.
Trong khi trước đó, các chuyên gia và Đài khí tượng thông báo Nam bộ bước vào mùa mưa. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến thất thường và nắng nóng khả năng tiếp tục duy trì và diễn ra trên diện rộng. Trong đó, dự báo tại TP HCM nắng nóng sẽ kết thúc ngày 22-5.
Những quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới
Những ngày qua, nhiều người thắc mắc việc mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới sẽ được hưởng những quyền lợi gì; bởi vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh để làm rõ về vấn đề này.
PV: Thưa luật sư, việc mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Thứ nhất, tên gọi chuẩn xác của loại bảo hiểm này là "bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới", vì là bắt buộc nên chủ xe không mua sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thứ hai, trong trường hợp không may xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ xe cơ giới sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe cơ giới. Thay vào đó, công ty bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe cơ giới tiến hành việc chi trả phần trách nhiệm dân sự này. Cụ thể, tại Điều 5 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định phạm vi bồi thường thiệt hại đối với loại bảo hiểm này là thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Ảnh minh hoạ
PV: Số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm phải chi trả trong các vụ tai nạn sẽ như thế nào, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 22/2016/TT-BTC, số tiền tối đa công ty bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như sau:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
PV: Thưa luật sư, có trường hợp nào công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại hay không?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2016/TT-BTC, công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
PV: Trường hợp không mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị xử phạt như thế nào, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mắc lỗi này sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Công an vào cuộc vụ 'voi chui lỗ kim đăng kiểm' Bốn người bị tạm đình chỉ, đuổi việc, một dây chuyền kiểm định bị dừng và cơ quan chức năng tiếp tục xử lý sai phạm. Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng loạt bài "Voi chui lỗ kim đăng kiểm bằng tiền", phản ánh việc các đăng kiểm viên lấy tiền tài xế bỏ qua các công đoạn kiểm định xe tại các...