Nắng nóng ‘như ngày tận thế’ ở Pháp
Một nhà khí tượng học người Pháp ví tình trạng nắng nóng vượt 42 độ C như hiện nay ở Pháp nói riêng và châu Âu nói chung như ‘ngày tận thế’, khiến cuộc sống gặp muôn vàn rủi ro.
Nhiệt kế bên ngoài một hiệu thuốc ở thành phố Toulouse, miền nam nước Pháp, ngày 17-7 – Ảnh: AFP
Ngày 18-7, ít nhất 15 tỉnh của Pháp phát cảnh báo mức cao nhất khi đợt nắng nóng bao trùm đất nước đã lên tới đỉnh điểm.
Nắng nóng cũng đang bao trùm các khu vực Tây Nam châu Âu trong nhiều tuần qua, gây ra cháy rừng ở Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha. Hàng ngàn hecta đất bị thiêu hủy, hàng ngàn người dân phải di tản.
Các nhà khoa học đổ lỗi cho biến đổi khí hậu và dự đoán các đợt thời tiết khắc nghiệt sẽ diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Video đang HOT
Du khách nghỉ ngơi bên bờ biển ở tỉnh Landes, ngày 18-7. Vụ cháy rừng ở tỉnh này lớn đến nỗi để lại khói đen trên bầu trời bãi biển – Ảnh: AFP
Tại khu rừng Landes, thuộc vùng Aquitaine phía Tây Nam nước Pháp, nhiệt độ lên tới 42 độ C trong ngày 18-7.
Vùng Bretagne của Pháp (gồm 4 tỉnh) ghi nhận nhiệt độ lên tới 40 độ C, cao kỷ lục đối với vùng này.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa ở tỉnh Gironde, nơi đã bị lửa thiêu rụi 11.000ha rừng – Ảnh: AFP
Tại tỉnh Gironde, phía Tây Nam nước Pháp, các nhân viên cứu hỏa bận rộn suốt cuối tuần qua để kiểm soát vụ cháy đã thiêu rụi gần 11.000ha rừng.
Các đám cháy rừng ở Pháp đã buộc hơn 16.000 người, bao gồm cư dân và du khách, phải di tản. Các nhà chức trách đã thiết lập 7 địa điểm trú ẩn khẩn cấp cho người sơ tán.
Cháy rừng ở tỉnh Gironde lớn tới mức có thể nhìn rõ từ rất xa – Ảnh: AFP
Một góc rừng cháy rụi ở thành phố Rennes, Pháp – Ảnh: AFP
Bộ Nội vụ Pháp thông báo sẽ gửi thêm 3 máy bay cứu hỏa và 200 lính cứu hỏa để ổn định tình hình.
“Một số khu vực phía Tây Nam giống như trải qua ngày tận thế nhiệt”, nhà khí tượng học Francois Gourand nói với Hãng tin AFP.
Em bé uống nước từ vòi nước công cộng dưới cái nắng thiêu đốt ở tỉnh Hautes Alpes – Ảnh: AFP
Hãng bia Heineken rút khỏi thị trường Nga
Công ty sản xuất bia Heineken (Hà Lan) ngày 28/3 thông báo rút khỏi thị trường Nga.
Chai bia Heineken trong dây chuyền sản xuất ở Schiltigheim, miền Đông Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, đầu tháng 3/2022, Heineken đã dừng bán và sản xuất sản phẩm nhãn hiệu Heineken tại Nga cũng như dừng đầu tư mới và xuất khẩu sang Nga.
Thông báo của Heineken nêu rõ: "Sau khi đánh giá lại hoạt động, chúng tôi kết luận rằng việc sở hữu doanh nghiệp của Heineken tại Nga không còn được bảo đảm cũng như không thể đứng vững được trong môi trường hiện nay. Do đó chúng tôi quyết định rời Nga".
Heineken cho biết có ý định chuyển giao doanh nghiệp cho một chủ sở hữu mới phù hợp với luật pháp Nga và quốc tế và sẽ không lấy lãi từ giao dịch này. Heineken dự kiến sẽ tốn 400 triệu euro (438,7 triệu USD) cho chi phí bất thường này.
Heineken cho biết sẽ tiếp tục hoạt động với quy mô thu hẹp trong thời gian chuyển giao để giảm nguy cơ bị quốc hữu hóa và đảm bảo an toàn cũng như phúc lợi cho nhân viên, khẳng định công ty "đảm bảo trả lương cho 1.800 nhân viên từ nay đến cuối năm 2022 và sẽ làm hết sức để bảo đảm việc làm cho họ trong tương lai".
Hàng trăm công ty phương Tây đã đóng cửa hàng và văn phòng tại Nga kể từ khi xung đột xảy ra ở Ukraine, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Ikea, Coca-Cola và MacDonalds.
Pháp nhấn mạnh sự cần thiết duy trì đối thoại với Nga Ngày 27/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng các cường quốc thế giới phải tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Diễn đàn Doha ở Qatar, người đứng đầu ngành ngoại giao của Pháp nhấn mạnh...