Nắng nóng kinh hoàng hơn 40 độ C, cảnh báo tia cực tím ở Hà Nội và Đà Nẵng đạt mức nguy hiểm
Trước tình trạng nắng nóng gay gắt có nơi trên 40 độ C, nhiều bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo người dân nên phòng tránh chống ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thậm chí tại Hà Nội đã có người tử vong do sốc nhiệt.
Tia cực tím ở Hà Nội và Đà Nẵng đạt mức nguy hiểm, gây hại cao đối với cơ thể người
Những ngày vừa qua, người dân cả nước đang phải trải qua đợt nắng nóng cao điểm nhất kể từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, các chỉ số tia UV trong nắng nóng đo được tại một số địa phương ở mức rất cao, điều này sẽ gây nên những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe, trong đó nổi bật là căn bệnh ung thư da.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày 25/6, các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 40 độ. Nắng nóng cũng mở rộng ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, thậm chí trên 37 độ.
Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Ngày 26/6, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên nắng nóng mở rộng ra các tỉnh Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ; các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ. Khu vực Hà Nội trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ.
Nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài 3 ngày tới; ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong 4-5 ngày tới. Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ngày 26/6, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 7-10 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Chỉ số tia cực tím hay chỉ số UV là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ mặt trời. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV từ 0-2 được coi là thấp, từ 11 trở lên được coi là cực kỳ cao, nguy hiểm, nguy cơ làm da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
Video đang HOT
Nhiều người đi né vào đường vành đai tránh nóng.
Chỉ số tia cực tím càng lớn thì cơ thể càng dễ bị tổn thương. Tia UV có thể gây lão hóa da, ung thư da, khởi phát và làm nặng hơn những bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ.
Tia cực tím cũng làm hại thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ảnh hưởng của tia UV đến da và mắt được cộng dồn, tích lũy dần trong suốt cuộc đời nên cần bảo vệ tối đa từ khi còn nhỏ, tránh các bệnh khởi phát sau này. Theo các bác sĩ do ảnh hưởng nắng nóng chỉ số UV có mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người.
Hà Nội đã có ít nhất 2 người tử vong do sốc nhiệt vì nắng nóng
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 6, khoa đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng, vào viện với các triệu chứng hôn mê sâu, sốt cao trên 40 độ C, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng.
Nữ bệnh nhân 50 tuổi đang điều trị tại bệnh viện do sốc nhiệt.
Theo đó, bệnh nhân đều có điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ. Khi có biểu hiện choáng ngất và hôn mê, được đưa vào viện đã trong tình trạng sốc nhiệt nặng, tổn thương nhiều cơ quan nghiêm trọng.
Mặc dù đã được cấp cứu điều trị tích cực bằng hạ thân nhiệt, lọc máu liên tục… tuy nhiên 2 trường hợp đã tử vong. Trường hợp còn lại là bệnh nhân nữ 50 tuổi, lao động tự do, được chuyển vào viện ngày 22/6 vừa qua trong tình trạng hôn mê sâu, nhiệt độ cơ thể lên 42 độ, suy đa tạng, đã lọc máu và điều trị tích cực.
Nắng nóng rất dễ gây ung thư da nếu tiếp xúc ngoài trời nhiều.
Do ảnh hưởng của nắng nóng đã có những bệnh nhân phải nhập viện vì ung thư da khi chủ quan làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt. Điển hình như trường hợp anh Nguyễn Trung Tiến (30 tuổi, ở Hà Nội, tên bệnh nhân đã được thay đổi) được chẩn đoán mắc ung thư da và phải nhập viện điều trị.
Anh Tiến chia sẻ, cách đây vài năm anh thấy xuất hiện một vết đen ở gần mi mắt, lúc đầu vết đen này rất nhỏ nhưng sau đó đã lan rộng ra vùng xung quanh. Dù vết đen này không gây đau đớn, nhưng quá lo lắng anh Tiến đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám bệnh. Tại đây, khi bác sĩ thông báo mắc bệnh ung thư da, anh đã rất sốc.
BS Lê Thanh Hiền (khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, khi đến khám bệnh nhân có nước da đen và có nhiều tổn thương do ánh sáng gây nên như: nếp nhăn nhiều, đồi mồi, tàn nhang, nám má, da sạm, da nâu đen.
Bác sĩ cảnh báo người dân ra đường làm việc vào khoảng thời gian có ánh nắng cường độ mạnh khoảng từ 10-16 giờ.
Do làm nghề xây dựng nên anh Tiến thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng, nhất là vào mùa hè. Điều đáng nói, khi làm việc dưới ánh nắng anh Tiến thường chủ quan không mặc đồ bảo hộ. Bác sĩ Hiền cho rằng, với người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng nếu không được bảo hộ kỹ càng sẽ gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư như trường hợp của bệnh nhân Tiến.
Ths.BS Vũ Nguyệt Minh – Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, ánh nắng là một trong số những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất nhiều lên da và là một trong những yếu tố gây ung thư da. Ung thư da có 3 loại ung như tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào hắc tố, cả 3 loại ung thư này đầu có liên quan tới tia cực tím.
Các chuyên gia cho rằng không chỉ làm nghề xây dựng mà một số các nghề khác thường xuyên phải di chuyển tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có nguy cơ gây bệnh như xe ôm, cảnh sát giao thông, shiper, đi biển, thợ điện… thậm chí là những người thường xuyên đi du lịch biển cần phải có phương pháp bảo vệ da, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bác sĩ Minh cho biết, có rất nhiều phương pháp, trong đó phương pháp chống nóng, chống nắng hiệu quả mà nhiều người sử dụng đó là mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, bịt khẩu trang. Ngoài ra, hạn chế ra đường làm việc vào khoảng thời gian có ánh nắng cường độ mạnh khoảng từ 10-16 giờ.
Dùng kem chống nắng đúng cách: lựa chọn đúng loại kem và bôi đúng cách. Nên chọn loại kem chống nắng có phổ chống nắng rộng tối thiểu FPS 15 trở lên. Hiện nay, có một số dùng kem chống nắng chống UVA và cả tia hồng ngoại.
Nếu có biểu hiện sốt cao> 39-40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê, là biểu hiện tiến triển đến sốc nhiệt. Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay, đồng thời gọi ngay tới đơn vị cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.
Để phòng tránh sốc nhiệt, người lao động cần mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời. Bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu. Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời nóng.
Ngoài ra, cần tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Học cách xử trí khi gặp các vấn đề liên quan đến nắng nóng.
Định Nguyễn
Theo saostar
Nắng nóng đỉnh điểm: Người già, trẻ nhỏ đổ bệnh
Nắng nóng cao điểm, kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhẹ thì nhập viện điều trị, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Cấp cứu cho bệnh nhân trong những ngày nắng nóng tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Linh Giang
Ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng, tiêu hóa...
Còn người cao tuổi đa phần nhập viện để điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, phổi mạn tính, viêm phế quản, rối loạn điện giải, các bệnh lý về khớp. Tại Bệnh viện (BV) Lão khoa T.Ư, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30 - 50% trong những ngày nắng nóng. Còn tại Khoa Cấp cứu, BV Thanh Nhàn, trong những ngày qua, bệnh nhân cấp cứu nhập viện chủ yếu là đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch, những bệnh chịu tác động mạnh của thời tiết cực đoan. Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu của BV cho biết, các bác sĩ phải căng mình để cấp cứu người bệnh với lượng bệnh nhân tăng gấp ba lần so với ngày bình thường, chủ yếu là các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim.
Theo PGS.TS Trần Thanh Tú - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, BV Nhi T.Ư, các bệnh của trẻ trong thời tiết nắng nóng hiện nay thường liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Cao điểm, có ngày, chỉ trong buổi sáng đã có đến 600 trẻ đến khám tại BV Nhi T.Ư. Đa số các bệnh nhi khám trong thời gian này có vấn đề về đường hô hấp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, nắng nóng đỉnh điểm khiến chỉ số tia UV ở mức rất cao (10 - 11) sẽ gây nguy hại cho làn da. Đặc biệt thời điểm từ 10 - 14 giờ trong ngày là lúc bức xạ tia cực tím ở mức đỉnh điểm. Nếu của người trưởng thành tiếp xúc trực tiếp với nắng ở thời gian này khoảng 25 phút sẽ bị bỏng da thì ánh nắng chỉ mất 10 phút để gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho làn da của trẻ, lâu dài có thể gây ung thư da.
Hiện các bệnh thường xuất hiện trong mùa hè phần lớn đã có các vaccine phòng. Do đó, người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để loại trừ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu tiêm chủng tỷ lệ thấp hoặc ngừng tiêm chủng thì hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, mầm bệnh dễ dàng lây lan nhanh. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu
Chủ động phòng bệnh
Ngay từ đầu mùa nóng, các BV đã lên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho bệnh nhân. Tại BV Da liễu T.Ư, bác sĩ Đặng Bích Diệp - Trưởng phòng Công tác xã hội của BV cho biết, thời tiết nắng nóng khiến các bệnh da liễu chuyển biến nặng hơn. Song nhờ công tác vô khuẩn và đảm bảo trang thiết bị làm mát sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Còn tại BV Thanh Nhàn, bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, ngay từ đầu hè, BV đã bố trí đầy đủ điều hòa công suất lớn, quạt trần, đảm bảo đầy đủ nước uống cho người dân, không chỉ tại phòng bệnh mà ngay cả tại phòng khám, phòng chờ và hành lang.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng, chống nắng nóng cho người bệnh như: Bổ sung quạt, bạt che, bảo đảm đủ nước uống, nước sinh hoạt... Hiện tại, các BV của TP đều đã khẩn trương triển khai các biện pháp chống nắng nóng cho người bệnh. Đặc biệt, tại các khoa hồi sức, khoa nhi, khoa sản, phòng cấp cứu bảo đảm đầy đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh mùa nắng nóng, trước hết các bậc cha mẹ phải biết cách bảo quản thức ăn, nước uống hợp vệ sinh; tránh cho trẻ ra vào phòng điều hòa thay đổi thời tiết đột ngột nhằm hạn chế bệnh về hô hấp. Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư Trần Minh Điển khuyến cáo, khi trẻ chơi đùa, cha mẹ cần cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh tâm lý vì ngại nắng nóng mà không đưa trẻ đến BV cho tới khi bệnh nặng mới chịu vào điều trị. Còn theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, trong những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay, khi ra đường, người dân nên mặc áo chống nắng, mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm để bảo vệ da, góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da.
Theo kinhtedothi
Nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện kín bệnh nhân Nắng nóng gay gắt trên 40 độ C trong 2 ngày cuối tuần đã khiến lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột biến. Bệnh nhân cấp cứu tại BV Thanh Nhàn ngày nắng nóng Sáng Chủ nhật (19/5) khoa Cấp cứu Nội Nhi (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) rất đông bệnh nhân. Trong những ngày nắng nóng vừa qua, mỗi ngày khoa...