Nắng nóng khắc nghiệt, người dân dễ mắc bệnh gì?
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị – đã đưa ra khuyến cáo về những bệnh lý thường gặp khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: Minh Thúy
Theo BS. Nguyễn Đặng Khiêm, nhiệt độ thích hợp nhất đối với cơ thể người là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C, cơ thể sẽ điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với môi trường nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt với trung tâm nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các cơ quan khác (da, các tuyến mồ hôi và các mạch máu) giúp làm ấm hoặc làm mát cơ thể khi cần.
Trung tâm điều nhiệt giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng nhất định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng, quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể sẽ xuất hiện những rối loạn nhất định do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt.
BS. Khiêm cho hay: “Cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý người dân thường gặp khi thời tiết nắng nóng thất thường.
Phù do nhiệt
Triệu chứng này xuất hiện khi người dân thay đổi môi trường như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng.
Phù chân. Ảnh: Internet
Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân. Nguyên nhân là do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây ra phù. Sau khi cơ thể đã có sự thích nghi nhất định (thường trong thời gian vài giờ hay một vài ngày) thì triệu chứng sẽ mất đi. Ngoài ra chúng ta có thể kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ này thì không cần dùng thuốc.
Thực tế, nhiều người uống thuốc lợi tiểu để giảm phù, điều này không có lợi mà còn có thể gây bất lợi cho cơ thể do làm tăng tình trạng thiếu nước. Bởi thời tiết nắng nóng đã làm cơ thể mất đi một lượng nước nhất định. Nếu dùng thuốc lợi tiểu thì cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn.
Phát ban do nhiệt
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phát ban là do những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao bên ngoài khiến tuyến mồ hôi của da bị tắc, mồ hôi không thể thoát ra để bay hơi, gây viêm da. Bệnh thường có biểu hiện với rất nhiều những nốt nhỏ nổi trên mặt da, màu đỏ, gây cảm giác như kim châm, ngứa.
Phát ban do nhiệt. Ảnh: Internet
Sau một thời gian, da sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều, người dân có thể dùng các loại thuốc chống dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. BS. Khiêm nhấn mạnh người dân cần phân biệt phát ban do nhiệt với bỏng. Bỏng là do tiếp xúc ánh nắng lâu hơn như các vùng da bị đỏ, sưng rộp, có thể có phỏng nước, đau rát.
Chuột rút do nhiệt
Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng hoặc những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Khi cơ thể vận động với cường độ mạnh và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây chuột rút do nhiệt.
Video đang HOT
Chuột rút. Ảnh minh họa.
Biểu hiện của chuật rút do nhiệt là đau đột ngột, cảm giác co cứng ở các cơ của thành bụng, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng này xuất hiện do khi cơ thể hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục với cường độ mạnh đi kèm tình trạng bị mất nước, muối và các chất điện giải qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng căng cơ.
Để khắc phục tình trạng này, người dân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. BS. Khiêm lưu ý người dân không sử dụng nước lọc khi bị chuột rút do nhiệt vì nước không thể đáp ứng nhu cầu mất muối và nước của cơ thể. Nên sử dụng nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường,… Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giảm dần và hồi phục hoàn toàn.
Ngất xỉu do nhiệt
Ngất xỉu do nhiệt thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, đi lại lâu trong thời tiết nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự,… từ đó gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi làm mất muối và nước ở mức độ nhiều. Đến một ngưỡng nhất định mà không được bổ sung kịp thời sẽ làm cho khối lượng nước trong lòng mạch máu sụt giảm gây tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu đi lên não sẽ gây ra triệu chứng ngất xỉu. Ngất xỉu thường kèm theo các biểu hiện khác như: lú lẫn, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu cô đặc,…
Ngất xỉu. Ảnh minh họa.
Do đó, vai trò của việc sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. BS. Khiêm khuyến cáo nên cho người bị ngất xỉu nằm đầu thấp; di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát; nới rộng áo quần; bù nước có muối khoáng. Sau đó, theo dõi khoảng 30 phút, nếu người bệnh ổn định thì không cần phải đến bệnh viện.
Kiệt sức do nhiệt
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể mất muối và nước trong thời gian dài. Người bệnh tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu,…
Kiệt sức. Ảnh minh họa.
Người bệnh cần được phát hiện và xử trí kịp thời bằng các biện pháp như: Ngưng các hoạt động; chuyển sang nơi thoáng mát, bù nước, muối khoáng bằng các dung dịch phù hợp để cơ thể có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ do nhiệt. Tai biến này là thể bệnh nặng nhất của các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.
Sốc
Sốc do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, thường là hậu quả do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt. Là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40 độ C hay cao hơn.
Sốc do nhiệt. Ảnh minh họa.
Sốc do nhiệt có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.
Làm gì để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, giao mùa?
Để phòng ngừa các bệnh lý do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, BS. Nguyễn Đặng Khiêm khuyến cáo mỗi người dân cần mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10h đến 16h. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên mỗi giờ một lần chuyển sang nơi có không khí mát mẻ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại với công việc.
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Người dân cần chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường,…
Ngoài ra, người dân cần lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân chính là do mọi người có xu hướng ở trong phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng quạt mạnh hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá. Những hoạt động này vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp, các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên,…
Không chỉ vậy, khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi và chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già cao tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm. Ảnh: Minh Thúy
BS. Khiêm khuyến cáo quan điểm “gội đầu trước khi đi ra ngoài nắng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt” là không chính xác. Đối với một số phụ nữ có các triệu chứng bệnh lý thần kinh trước đó như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine… việc gội đầu trước khi đi ngoài nắng sẽ dễ gây ra đau đầu, chóng mặt là do nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ đột ngột. Còn đối với người bình thường thì hoàn toàn không có vấn đề nói trên.
Ngoài ra, sau khi đi dưới nắng, người dân không nên tắm ngay hoặc tắm thường xuyên. Bởi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, về nhà tắm ngay dễ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, người dân không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút. Ngoài ra, cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.
7 loại quả "ngon đã miệng", có nhiều trong mùa hè nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật những ngày nắng nóng
Cái nóng của mùa hè khiến con người chảy mồ hôi, dễ mất nước, sốc nhiệt và ốm sốt hơn bao giờ hết... Để có thể bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả nghiêm trọng này, cách quan trọng nhất là tăng cường thể chất thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn.
Trong mùa hè, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ưu tiên bổ sung trái cây và rau xanh bởi chúng là nguồn vitamin dồi dào, chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng cung cấp nước, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng để bạn luôn khỏe mạnh trong tình hình thời tiết khắc nghiệt.
Vậy những trái cây nên dùng cho mùa hè là gì?
1. Xoài
Xoài được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", nó không chỉ có hương vị và mùi đặc biệt, mà còn chứa một số vitamin như vitamin A, C D, sắt, kali, canxi... Hàm lượng pectin và chất xơ có nhiều trong xoài có thể làm giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, xoài còn có đặc tính tăng cường miễn dịch, giúp bạn vượt qua mùa nóng một cách an toàn.
2. Đu đủ
Loại trái cây nhiệt đới ngon lành này có thể được sử dụng khi đã chín, chưa chín hoặc đem sấy khô. Đu đủ rất giàu vitamin A, vitamin C, folate và các chất phytochemical khác nhau. Đặc biệt, đu đủ có chứa papain, một hợp chất có thể điều trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
So với cà rốt, đu đủ có lượng bera-carotene cao hơn, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim, đầy hơi....
3. Dưa hấu
Nói về một loại trái cây nên ăn vào mùa hè, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dưa hấu. Loại quả mang thương hiệu mùa hè này thật sự rất tốt cho sức khỏe. 92% quả dưa hấu đều là nước do đó chúng rất phù hợp để bù nước trong thời điểm này....
Dưa hấu còn chứa nhiều vitamin A, B6, C, axit amin, chất xơ, canxi, sắt... Nó cũng có chứa hàm lượng lycopene cao, quan trọng đối với sức khỏe xương và tim mạch.
4. Mận
Loại trái cây mềm, hình tròn, vị chua ngọt này tuy có kích thước nhỏ nhưng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Chúng có chứa nhiều chất xơ, sorbitol và isatin... đều là những chất giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời, đồng thời các chất này có khả năng bảo vệ tim của chúng ta khỏi huyết áp cao và khả năng bị đột quỵ.
Ăn mận cũng giúp chúng ta giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 và ung thư vú do có chứa anthocyanin, sắc tố tạo màu xanh đỏ ở mận.
5. Quả ổi
Loại trái cây nhiệt đới này thường bị bỏ quên do chúng khá cứng, tuy nhiên những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại vô cùng đặc biệt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ổi giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm kháng insulin. Hàm lượng kali và chất xơ hòa tan cao có trong ổi cũng góp phần cải thiện sức khỏe của tim.
Ngoài ra, ổi cũng được biết đến với công dụng làm giảm cường độ của cơn đau trong thời gian bị chuột rút kinh nguyệt. Nếu bạn đang muốn cải thiện sức khỏe tinh thần, thị lực, nước da, trao đổi chất... thì việc tiêu thụ loại quả nhỏ bé này sẽ có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu.
6. Dứa
Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất và nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống viêm, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, điều chỉnh huyết áp... Mùa hè là mùa của quả dứa, chính vì vậy mọi người nên tận dụng để được ăn những quả dứa ngọt ngào, thơm ngon nhất.
7. Vải thiều
Quả vải là một loại trái cây tuyệt vời, thời điểm chính vụ của nó đúng vào mùa hè. Quả vải luôn đi kèm với hàng tá các chất dinh dưỡng, điển hình là chất polyphenol, kali giúp duy trì nồng độ natri và được cho là giúp giảm huyết áp. Các vitamin C và B có trong quả vải cũng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cũng như giúp tạo ra các tế bào hồng cầu.
Mẹ bầu làm chuyện ấy, em bé trong bụng cảm thấy thế nào? Đây là câu trả lời! Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng. Khi mang thai, mẹ có thể đổ lỗi cho việc thay đổi hormone trong cơ thể, ốm nghén, đau lưng, phù chân... mà không quan tâm đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp đôi còn có...