Nắng nóng kéo dài nên cẩn thận với những căn bệnh ai cũng dễ mắc phải trong mùa hè
Đừng chủ quan với thời tiết nắng nóng vì nó sẽ tác động tới môi trường xung quanh và khiến cơ thể bạn gặp phải nhiều bệnh vào mùa hè như say nắng, viêm cơ, đột quỵ…
Với tiết trời nắng nóng kéo dài ở cả hai miền Nam – Bắc thì mùa hè trở thành nỗi lo lớn với những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu xem đâu là những căn bệnh rất dễ gặp phải trong mùa hè để chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ bạn nhé!
Các bệnh về da liễu
Ánh nắng gay gắt chiếu xuống trong mùa hè chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về da. Trong tiết trời mùa hè nắng nóng, cơ thể chúng ta không chỉ dễ bị đổ mồ hôi mà còn làm các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó khiến da phải hứng chịu những tác động từ khói bụi, ánh nắng mặt trời. Lúc này, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những bệnh về da liễu như viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, nhiễm trùng da, sưng tấy, mẩn đỏ… và còn có cả ung thư da.
Vậy nên, hãy chủ động bôi kem chống nắng và mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang cùng kính râm trước khi ra ngoài nắng để ngăn chặn việc tiếp xúc da với tia UV. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh cơ thể, lau mồ hôi sau khi đi ngoài nắng về để tránh làm cơ thể bốc mùi khó ngửi.
Đột quỵ
Khi mà nhiệt độ ngoài trời tăng cao thì cơ quan tim sẽ phải hoạt động nhanh hơn, còn máu lại dễ bị đặc lại do mất nước và các chất điện giải, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Những nguy cơ này đều có thể dẫn đến bệnh đột quỵ nên rất nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
Do đó, nếu thấy những người thân trong gia đình mình có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh, thở gấp, mạch đập nhanh nhưng người không ra mồ hôi… khi vừa từ ngoài nắng trở về nhà thì nên nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa họ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Say nắng
Video đang HOT
Cứ mỗi khi trời vào hè là những người thường xuyên phải ra đường làm việc hoặc đi quá lâu dưới trời nắng rất dễ có nguy cơ bị say nắng. Do thân nhiệt cơ thể tăng cao nên làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều, từ đó khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Với những người bị say nắng ở thể nhẹ thì thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, cảm sốt, mệt mỏi… Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng ngất, hôn mê, trụy tim, còn nặng hơn sẽ để lại di chứng thần kinh không hồi phục được.
Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ say nắng thì bạn nên uống nước thường xuyên trong mùa hè. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm cấp nước như dưa hấu, trà xanh, nước chanh, dưa leo, cà chua… và nếu không có việc gì quan trọng thì đừng ra ngoài đường giữa trời nắng to.
Viêm cơ
Ít ai biết rằng, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhức cơ khớp. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, hoặc có thể là do thói quen mở điều hòa hoặc quạt suốt đêm. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ phản ứng trì trệ, mệt mỏi và khiến bạn chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi.
Viêm họng, viêm thanh quản
Mùa hè nhiều người thường có thói quen uống nước đá lạnh, từ đó dễ khiến cổ họng và thanh quản bị sưng viêm. Thêm nữa, việc nằm trong phòng điều hòa hay tắm nước lạnh nhiều lần trong ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm họng trong mùa hè.
Vậy nên, bạn cần hạn chế uống đồ lạnh và nếu có bệnh thì nên chữa trị bằng thuốc ngay, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng tới tim và thận.
Theo Helino
Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%.
Mùa hè - mùa viêm não
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, trong số các ca viêm não, màng não nhập viện đã ghi nhận nhiều bệnh nhi mắc Viêm não Nhật bản B.
Hiện tại đang có 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại viện. Tổng số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 20 ca, phần lớn là bệnh cảnh nặng nề.
Sau một cơn sốt những tưởng sốt vi rút thông thường, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não sau đó, phải trải qua quá trình điều vị nhiều tháng, nguy cơ để lại di chứng thần kinh.
Bệnh nhân thường các trẻ trước 15 tuổi, đặc biệt là 3-9 tuổi. Phần lớn trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề, với khoảng 50% các ca mắc viêm não Nhật bản bị di chứng ở mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ.
PGS Điển cảnh báo, trong mùa dịch viêm não, viêm màng não từ tháng 5 đến tháng 9, nếu trẻ sốt liên quan đến tri giác lơ mơ li bì, kèm theo dấu hiệu co giật khu trú tay chân co cứng, dấu hiệu thần kinh, đau đầu nhiều cần nghĩ đến nguy cơ này để đến viện sớm. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.
Cảnh báo dấu hiệu sớm
Viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi.
Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó.
Vì thế, ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không... để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định. chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không... để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị.
Khi có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.
Vì thế, cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.
Nếu được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn.
Nhất là với viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm. So với các thể viêm não khác, bệnh nhi viêm não Nhật Bản rất nguy kịch, nặng nề, nguy cơ để lại di chứng thần kinh sau này là khó tránh khỏi.
PGS Điển cũng cho biết, tâm lý e ngại tiêm vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ. Để phòng viêm não Nhật Bản, trẻ cần được tiêm mũi 1 khi được 12 tháng tuổi; mũi hai sau mũi một 1-2 tuần; mũi ba cách mũi hai một năm. Cần lưu ý, phải tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ mới đạt 90 - 95%. Còn nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản khoảng 5 năm sau để cũng cố miễn dịch.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đi bơi mùa hè nguy cơ luôn rình rập trẻ Đối với nhiều đứa trẻ, mùa hè là lúc chúng được bơi lội, thời tiết nắng nóng khiến bể bơi, ao, hồ thường là điểm đến ưa thích của lũ trẻ. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân khiến những vụ đuối nước thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, sức khoẻ của trẻ cũng dễ...