Nắng nóng kéo dài: Bị sốc nhiệt phải làm thế nào?
Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao rất dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt. Sốc nhiệt ( say nắng) là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ C, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến con người không kịp thích nghi gây ra tình trạng sốc nhiệt. Vậy khi bị sốc nhiệt cần xử trí như thế nào để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Theo anninhthudo
Nắng nóng không chỉ khiến bạn xấu tính hơn mà còn dẫn đến hàng loạt tình trạng bệnh này nữa
Nắng nóng vừa gây khó chịu, bức bối, khiến da bị đen đi, không những thế còn dẫn đến hàng loạt tình trạng bệnh nguy hiểm.
Gần đây, thời tiết Sài Gòn nắng nóng hơn rất nhiều, có lúc nhiệt độ lên tới tận 40 độ C, khiến "con dân" thi nhau than trời. Việc nhiệt độ tăng cao như vậy không chỉ gây khó chịu, khiến chúng ta "khó ở", bực mình mà còn có nguy cơ dẫn đến rất nhiều căn bệnh, điển hình như các tình trạng bệnh nguy hiểm dưới đây.
Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt)
Đây là một tình trạng rất dễ xảy ra khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nguyên nhân do mất muối và nước kéo dài, kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt dẫn đến sốc nhiệt.
Sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao tương đương với đột quỵ do tim mạch hay đột quỵ do não.
Phát ban, dị ứng thời tiết
Sự thay đổi nhiệt độ dễ gây nên tình trạng phát ban, nổi mẩn, dị ứng thời tiết, nhất là ở những vùng da phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời. Nó gây nên cảm giác ngứa ngáy, bức bối, bí bách, khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Phù do nhiệt
Phù do nhiệt thường xảy ra khi bạn đột ngột di chuyển đến môi trường có nhiệt độ quá cao. Khi đó, các mạch máu giãn ra để thải nhiệt, dẫn đến tình trạng phù ở các phần thấp của cơ thể như bàn chân, mắt cá chân...
Kiệt sức, ngất xỉu
Đây là tình trạng rất hay gặp khi thời tiết quá nắng nóng, nhất là lúc bạn đang di chuyển ngoài trời. Khi bị mất nước quá nhiều, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Lượng nước trong mạch máu giảm, kéo theo đó là huyết áp giảm, khiến lưu lượng máu lên não không đủ gây nên tình trạng ngất xỉu.
Chuột rút do nhiệt
Tình trạng này thường xảy ra với những người hay phải vận động mạnh, làm công việc tay chân. Khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt mà gặp phải môi trường có nhiệt độ cao sẽ gây ra chuột rút do nhiệt. Khi đó, cơ thể bị mất nước và muối quá nhiều gây co thắt cơ, dẫn đến các biểu hiện như đau các bắp thịt, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân...
*Lưu ý phòng tránh bệnh khi trời nắng nóng:
- Tránh ra ngoài vào các khung giờ nắng cao điểm như buổi trưa, đầu giờ chiều.
- Trang bị các phụ kiện che chắn, chống nắng trong trường hợp phải ra ngoài.
- Không nên đi ngoài trời nắng quá lâu.
- Tăng cường bổ sung nước, hoa quả, trái cây.
Theo Helino
Bác sĩ ơi: Có nên tắm ngay sau khi đi ngoài nắng về? Mỗi khi đi ra ngoài trời nắng về, tôi thường tắm ngay để "giải nhiệt". Gần đây tôi nghe nhiều trường hợp sốc nhiệt, đột tử khi tắm. Vậy liệu tôi có thói quen tắm như thế có nguy hiểm cho sức khỏe không, thưa bác sĩ? (Lê Bảo An, 34 tuổi, ngụ TP.HCM) Đi ngoài trời nắng về, không được tắm ngay...