Nắng nóng gây trĩ cấp
Nhiệt độ cao làm tăng mức độ giãn mạch, các búi trĩ có nguy cơ sưng to đau hơn, gây các đợt trĩ cấp.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Hà Nội, cho biết nhiều bệnh nhân đến viện khám trực tràng, bệnh trĩ, khi trời nắng nóng. Nhiệt độ miền Bắc những ngày qua khoảng 35-36 độ C.
Yếu tố nguy cơ gây trĩ cấp là thời tiết thay đổi đột ngột như nắng nóng, trở lạnh; các bệnh lý đại tràng, uống rượu bia nhiều, làm việc gắng sức. Khi ấy cục máu đông hình thành trong đám rối mạch trĩ gây đau, xuất huyết cấp, thậm chí hoại tử nếu không điều trị.
Theo ông Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, trĩ và bệnh trĩ khác nhau. Trĩ là tổ chức bình thường sinh ra ai cũng có, chức năng đóng kín lỗ hậu môn. Khi đám rối mạch trĩ mất chức năng, tổn thương, gây ra máu, sa ra ngoài, ra máu… mới gọi là bệnh trĩ.
Thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh không sạch dễ gây tình trạng ngứa hậu môn. Đây là yếu tố nguy cơ gây trĩ với người chưa từng mắc. Ngoài ra, mùa hè làm cho con người mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, dùng đồ uống kích thích, khiến nhu động ruột hoạt động thất thường, khó tiêu hóa, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.
Người tiền sử bệnh trĩ sẽ gặp triệu chứng nặng hơn, bởi nhiệt độ cao làm tăng mức độ giãn mạch. Các búi trĩ nguy cơ sưng to và đau hơn. Một số người bị trĩ cấp độ 4, kèm rỉ nước, mùa nóng mồ hôi toát ra nhiều khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây mùi hôi, dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ.
Theo bác sĩ Cường, người bệnh đến viện khám thường gặp hai dạng trĩ. Thứ nhất là bị ramáu đột ngột nên đi khám. Thứ hai là bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, trĩ đã sa, tắc búi mạch đến gần 100%.
“Chưa có người nào chủ động đi khám định kỳ hay khi xuất hiện dấu hiệu sớm bệnh trĩ”, bác sĩ Cường nói.
Bác sĩ Cường cho biết nguyên tắc chung trong điều trị là can thiệp sớm vẫn tốt nhất. Đặc biệt, can thiệp đúng giai đoạn mới hiệu quả.
Bệnh trĩ ở giai đoạn sớm không cần phải mổ, chỉ cần tiêm triệt mạch trĩ kết hợp với thuốc. Bản chất của phương pháp này là triệt tiêu động mạch trĩ bằng chất gây xơ. Ưu điểm là tránh được cuộc mổ, nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong khi phẫu thuật, sang chấn về thể chất và tinh thần. Nhược điểm là bệnh nhân cần đến viện 5-6 lần để can thiệp. Lý do, mỗi người trung bình có 5-6 động mạch trĩ, mỗi lần can thiệp chỉ triệt tiêu một động mạch.
“Tỷ lệ mổ trĩ hiện nay chỉ dưới 10% nhờ áp dụng phương pháp mới này. Điều trị trĩ phải kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để kết quả tốt nhất”, bác sĩ Cường nói.
Còn theo ông Lân, đông y ưu tiên sử dụng các thảo dược như hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ để tăng trương lực mạch máu, làm co búi trĩ, co mạch máu. Dùng liên tử để cầm máu, đương quy bổ huyết trong trường hợp ra máu nhiều do trĩ. Các vị thuốc khác như bạch truật, đương quy, cam thảo, ý dĩ kích thích ăn uống…
Video đang HOT
“Những vị thuốc này an toàn cho những người bị trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, ngừa tái phát trĩ cấp”, ông Lân cho biết.
Để phòng trĩ cấp tính tái phát mùa nắng nóng, nên ăn uống sinh hoạt, hợp lý tăng cường vận động. Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,…).
Mùa hè làm đủ 6 việc này thì cả năm không lo bị ốm bệnh, cơ thể và tinh thần đều tốt
Mùa hè trời nắng nóng gay gắt, ăn uống giảm sút, tập luyện không đều đặn và công việc áp lực sẽ khiến bạn đuối sức rất nhiều. Hãy làm 6 việc này để khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.
Vào mùa hè, thời tiết ngày càng nóng hơn khiến cho mọi người cảm thấy rất khó chịu. Nhiều người hễ vào mùa hè là rất thích uống đồ uống lạnh, đồ uống cho thêm đá vào, làm mọi thứ để có thể mang lại cảm giác cơ thể được hạ nhiệt, chẳng hạn như ăn kem và đồ uống lạnh, chỉ vì muốn giải khát trong chốc lát.
Mặc dù ăn kem và uống đồ uống lạnh có thể làm giảm cơn khát tạm thời, nhưng nếu việc sử dụng đồ ăn uống lạnh diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra tác hại lớn cho cơ thể. Thực tế, vào mùa hè, chúng ta cũng phải học nhiều hơn về sức khỏe sao cho khoa học, từ đó mới trở nên khỏe mạnh.
Vậy có thể làm gì để duy trì sức khỏe trong suốt mùa hè và chuẩn bị thể lực tốt cho mùa đông sau đó? Dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) dành cho tất cả mọi người.
1. Chú ý đến việc thanh nhiệt giải độc hàng ngày
Nhiệt độ vào mùa hè thường rất cao, và sức khỏe của mọi người dễ bị ảnh hưởng lớn hơn vào mùa hè, khiến cơ thể rất dễ bị kích động, phấn khích, nóng nảy và khó chịu.
Do đó, việc thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết, giúp chúng ta trở nên dễ chịu hơn.
Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng các thực phẩm có tính mát, Đông y khuyên bạn chọn sử dụng bạc hà, kim ngân hoa, hoa cúc và các loại thuốc Đông y hoặc trà khác để đạt được hiệu quả giải nhiệt và loại bỏ nóng trong tim.
2. Chăm sóc thận tốt và nuôi dưỡng phổi ổn định
Mùa hè thời tiết nóng như một chiếc chảo đầy lửa, vì thế mà phổi và thận dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, cường độ công việc nhiều, cơ thể gắng sức quá mức. Trong mùa này, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho phổi và thận.
Ăn uống thực phẩm tốt cho phổi, tập thể dục hợp lý, tăng cường xoa bóp, mát xa cơ thể là những gợi ý mà các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng hàng ngày.
3. Chăm sóc lá lách và loại bỏ sự ẩm ướt dư thừa trong cơ thể
Mùa hè cơ thể tự nhiên tích nước và dễ bị nhiễm lạnh, nhiều người lách và dạ dày cũng sẽ rơi vào tình trạng bị lạnh, độ ẩm cơ thể cũng sẽ tăng lên. Khi độ ẩm dư thừa, giống như bị trữ nước, bạn sẽ cảm thấy nặng nề, chậm chạp, mệt mỏi, thiếu tinh thần.
Lúc này chúng ta cần củng cố lá lách và loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể, từ đó có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và giảm thiểu độ ẩm ướt.
Hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là kết hợp giữa chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường thực hiện tác động vật lý không chỉ lên các huyệt đạo của cơ thể, mà còn điều chỉnh từ chế độ ăn uống.
Các danh y gợi ý một số huyệt vị quan trọng nhất, có tác động lớn nhất trên cơ thể người, như huyệt Tam âm giao, huyệt Túc tam lý, huyệt Âm lăng tuyền, huyệt Thừa Sơn... Đây là các huyệt vị có thể loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Trong chế độ ăn vào mùa hè, bạn nên ăn nhiều rau và trái cây có hàm lượng vitamin cao hơn, và ăn ít thực phẩm có vị đắng.
4. Duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu, thanh đạm
Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời rất cao khiến cho cơ thể dễ đổ mồ hôi, và cảm giác thèm ăn giảm, trời càng nóng thì càng không muốn ăn, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ trở nên khó khăn hơn, sức khỏe cũng sẽ tồi tệ hơn.
Giai đoạn này, chế độ ăn thanh đạm, nhẹ nhàng là vô cùng phù hợp với bạn. Thực phẩm có tính mát, dễ tiêu hóa, nhạt vị hoặc hàm lượng nước cao nên được ưu tiên nhiều hơn. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn để ăn nhiều lần hơn trong ngày.
Ngoài ra, bạn không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.
5. Bệnh mùa đông nên điều trị vào mùa hè
Vào mùa hè, cơ thể con người và dương bên ngoài đều tương đối mạnh. Vào thời điểm này, bạn có thể sử dụng thuốc Đông y cổ truyền để tăng cường sức khỏe và có thể thực hiện việc châm cứu theo phương pháp y học truyền thống để điều chỉnh một số bệnh dễ xảy ra vào mùa đông.
Bạn có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để tư vấn thêm về cách chăm sóc sức khỏe chủ động, tạo nền tảng cho một thể lực tốt nhất vào mùa hè, khi mùa đông đến, sức khỏe của bạn tốt thì bạn sẽ không lo dễ bị nhiễm bệnh.
Có một cách đơn giản là bạn có thể dùng thuốc cao hoặc miếng dán nóng, dán lên các huyệt vị dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, có thể duy trì hệ thống kinh lạc thông suốt, ngăn ngừa một số bệnh có thể xảy ra vào mùa đông như thở khò khè, hen suyễn, bệnh về hô hấp.
6. Tập thể dục đúng cách, đều đặn, vừa sức
Phải nói rằng đây là điều cần thiết để bạn lên lịch tập thể dục đúng cách bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, vào mùa hè, số lượng bài tập không nên quá nhiều hay quá nặng, bạn cũng không thể tập thể dục quá mạnh mẽ so với tình trạng thể lực của mình.
Lời khuyên cho việc tập luyện là hãy duy trì đều đặn, vừa sức, phù hợp, nên tập thể dục nhẹ nhàng với ít mồ hôi. Những người thích tập thể dục vào mùa hè có thể chọn Thái cực quyền, Yoga, đi bộ, đi xe đạp và một số môn khác để tập thể dục.
Bộ môn Thái cực quyền vừa mềm mại uyển chuyển, vừa tăng sức bền và sự dẻo dai, nó phù hợp để tập thể dục hàng ngày. Môn này không quá mạnh mẽ và là một phương pháp tập thể dục tốt vào mùa hè.
Ngoài một số lời khuyên nêu trên, cần đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe trong mùa hè, rửa tay thường xuyên, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm và không ăn thức ăn lạnh.
Bên cạnh đó, do nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, những loại bệnh do vi trùng cũng sẽ sinh sản và lây lan với số lượng lớn.
Nếu bạn không chú ý đến việc phòng ngừa, bạn có thể bị bệnh về da, đường tiêu hóa và các bệnh khác.
Bài tập cổ: Hỗ trợ điều trị hiệu quả đau vai gáy Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Thực hiện bài tập cổ sẽ giúp giảm đau, phòng ngừa tái phát. Nguyên nhân đau vai gáy Đau vai gáy là tình trạng đau...