Nắng nóng: Đề phòng những bệnh trẻ thường mắc khi vào hè và cách phòng tránh
Thời tiết nắng nóng cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát sinh và gây bệnh.
Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa hè nắng nóng.
Bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản.
Thời tiết nắng nóng được xem là nguyên nhân tiếp sức cho bệnh tiêu chảy gia tăng cao hơn bởi nguồn thực phẩm bảo quản dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu gây hại cho hệ tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, nắng nóng khiến cơ thể mất nước cần phải bù liên tục. Mặt khác, trẻ chưa tự giữ vệ sinh cá nhân, thường hay mút tay nên chỉ cần tiếp xúc với mầm bệnh, nguy cơ mắc tiêu chảy rất cao.
Thời tiết nắng nóng làm cho các bệnh về viêm não do virus ngày càng tăng cao. Viêm não và viêm màng não là bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng về thần kinh, có thể khiến trẻ bị lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần…
Video đang HOT
Khi thời tiết nóng bức là điều kiện cho các bệnh về da như; rôm sẩy, chốc, mụn nhọt… Rôm sảy xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do trẻ em có làn da mỏng và nhạy cảm hơn.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều trẻ ít được chú ý tắm rửa, mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Theo Helino
Những món ăn giúp bệnh nhân tiêu chảy nhanh chóng phục hồi sức khỏe
Tiêu chảy khiến bạn dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi do mất nước, rối loạn chất điện giải. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng nhanh chóng và sớm phục hồi sức khỏe sau khi bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp do đường ruột bị nhiễm trùng hay dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Người mắc các bệnh về tiêu hóa mãn tính như: Hội chứng ruột kích thích hay bệnh Crohn có thể bị tiêu chảy thường xuyên.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp do đường ruột bị nhiễm trùng hay dị ứng, ngộ độc thực phẩm - Ảnh minh họa: Internet
Dù là từ nguyên nhân nào, bệnh nhân tiêu chảy thường nhanh chóng bị mất nước và chất điện giải, dẫn đến sức khỏe suy kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc.
Để sớm phục hồi sức khỏe, người bị tiêu chảy nên ăn những thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa và dồi dào dinh dưỡng dưới đây.
Chuối
Chuối là một trong những gợi ý dinh dưỡng hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng lấy lại nguồn năng lượng đã mất sau khi bị tiêu chảy.
Không chỉ cung cấp đường để chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, thực phẩm này giàu tinh bột có chức năng kháng amylase, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng khó tiêu, viêm loét dạ dày.
Chuối còn chứa nhiều kali - nhanh chóng bổ sung và cân bằng chất điện giải, giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng mệt mỏi do mất nước - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều kali - nhanh chóng bổ sung và cân bằng chất điện giải, giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng mệt mỏi. Một nghiên cứu còn cho thấy chuối cũng có tác dụng làm giảm tiêu chảy và táo bón cùng một lúc.
Gạo trắng
Sự thiếu hụt năng lượng khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi và có thể không đáp ứng yêu cầu công việc. Việc bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu tinh bột và dễ tiêu hóa như gạo là điều rất cần thiết.
Bạn nên chọn gạo trắng thay vì gạo lức để đảm bảo hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân là gạo trắng đã được tinh chế, loại bỏ bớt cám và chứa nhiều carbohydrate, khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành năng lượng.
Bạn nên chọn gạo trắng thay vì gạo lức để đảm bảo hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, các carbohydrate hoạt động như một thành phần liên kết, giúp làm săn chắc các chất thải lỏng ở đại tràng, đồng thời bù nước nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu cho thấy gạo có đặc tính chống bài tiết, giảm thể tích phân và thời gian bị tiêu chảy.
Chúng ta có thể ăn bánh mì thay cho gạo trắng. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng có nhiều chất xơ và carbohydrate, giúp bạn dễ tiêu hóa và làm cứng phân. Tuy nhiên, không nên kết hợp bánh mì với phô mai hay bơ thực vật để tránh hệ đường ruột đang yếu ớt phải làm việc cật lực hơn.
Táo
Thưởng thức những quả táo đỏ mọng cũng là gợi ý dinh dưỡng đáng chú ý sau khi bị tiêu chảy.
Táo giàu vitamin, khoáng chất cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp bạn cân bằng điện giải, bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
Táo giàu vitamin, khoáng chất cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp bạn cân bằng điện giải, bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nguồn chất xơ hòa tan dồi dào trong quả táo có tác dụng kích thích nhu động ruột và hấp thu lượng chất lỏng cùng độc tố trong ruột, giúp bạn dễ dàng đại tiện hơn.
Theo phunusuckhoe
Ăn măng khô, người đàn ông 59 tuổi phải nhập viện vì tắc ruột Bác sĩ CK I Vũ Huy Hiền - Trưởng khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội cho biết u bã thức ăn là do sản phẩm của các loại thức ăn khó tiêu như quả hồng, măng khô, quả hồng xiêm tạo nên. Ảnh bác sĩ cung cấp Mới đây, bệnh nhân Vũ Quang L, 59 tuổi,...