Nắng nóng cực đoan làm gia tăng số ca tử vong tại các cộng đồng ở vùng rừng nhiệt đới
Sự sống gần các khu rừng nhiệt đới đang thay đổi nhanh chóng khi số ca tử vong ngày càng gia tăng và thời gian con người có thể làm việc ngoài trời ngày càng giảm do tình trạng nắng nóng cực đoan.
Cây rừng tại Langoue Bai, gần Makokou, Gabon. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận như vậy trên tạp chí Lancet Planetary Health ngày 11/11, đồng thời cho rằng hành động phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ chỉ càng gây ra những hậu quả tồi tệ hơn.
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (TNC) đã phân tích mối liên hệ giữa tình trạng tăng nhiệt độ Trái Đất và sự gia tăng số ca tử vong do nắng nóng, cũng như điều kiện làm việc không an toàn đối với các cộng đồng ở những quốc gia ở vĩ độ thấp như Indonesia. Nghiên cứu của TNC đã phân tích tình trạng phá rừng qua vệ tinh và những dữ liệu về nhiệt độ Trái Đất, cũng như số liệu về dân số ở khu vực Berau với đa số là rừng trên đảo Borneo ở Indonesia từ năm 2002 đến năm 2018.
Kết quả cho thấy nhiệt độ Trái Đất đã tăng gần 1 độ C trong thời gian trên, làm tăng thêm 8% số ca tử vong, tức là tăng 110 người tử vong mỗi năm chỉ riêng tại khu vực Berau. Ngoài ra, thời gian nắng nóng cực đoan trong ngày gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc ngoài trời, cũng tăng thêm 20 phút mỗi ngày.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, chặt phá rừng có tác động rất lớn đến việc đạt được các mục tiêu toàn cầu về ngăn chặn tình trạng ấm lên của hành tinh vì cây xanh hấp thụ hơn 30% lượng khí thải carbon (được cho là một trong những nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên) trên toàn thế giới. Rừng cũng cung cấp lương thực và thu nhập, giúp làm sạch không khí và nguồn nước, hỗ trợ sức khỏe con người và động vật hoang dã, điều tiết lượng mưa và giúp hạn chế lũ lụt.
Theo số liệu của Tổ chức Giám sát Rừng toàn cầu (GFW), diện tích rừng nhiệt đới bị biến mất trong năm ngoái tương đương với diện tích của đất nước Hà Lan. Nghiên cứu chỉ ra rằng số ca tử vong liên quan đến biến đổi khí hậu do tình trạng nhiệt độ Trái Đất ấm lên gây ra có thể tăng thêm 20% so với mức của năm 2018 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức hơn 2 độ C. Theo đó, các cộng đồng sẽ càng phải làm việc trong những điều kiện không an toàn vì nắng nóng cực đoan.
Hiện nhiệt độ Trái Đất đã tăng khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Do đó, Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh), có thể là cơ hội cuối cùng để các nước có thể tiến tới hành động nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C đến 2 độ C được đưa ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Giới khoa học hoài nghi sự cần thiết của mũi vắc xin Covid-19 tăng cường
Giới chuyên gia cho rằng, hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy việc tiêm mũi thứ 3 vắc xin ngừa Covid-19 là cần thiết.
Một phụ nữ tiêm vắc xin Covid-19 tại Mỹ (Ảnh: Reuters).
Giới chức Mỹ dự kiến triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 mũi thứ 3 tăng cường từ ngày 20/9 tới do lo ngại hiệu quả của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Theo đó, tất cả người dân Mỹ trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm chủng và đã tiêm mũi đầu tiên cách đó ít nhất 8 tháng sẽ được tiêm liều thứ 3 tăng cường từ tháng tới.
Tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy nói với các phóng viên rằng: "Các dữ liệu gần đây cho thấy mức độ bảo vệ của vắc xin trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nhẹ và trung bình giảm dần theo thời gian. Điều này có thể là do cả miễn dịch giảm và biến chủng Delta mạnh hơn. Chúng tôi lo ngại đà suy giảm này sẽ còn tiếp tục trong những tháng tới, dẫn đến giảm mức độ bảo vệ nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19".
Các cố vấn Cục Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ dự kiến sẽ họp vào ngày 24/8 tới để thảo luận về kế hoạch tiêm chủng bổ sung.
Một số nước đã quyết định triển khai tiêm chủng bổ sung cho người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Giới chức châu Âu hôm 18/8 nói rằng, họ thấy chưa cần thiết tiêm chủng tăng cường cho toàn dân.
Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia cho rằng chưa cần thiết tiêm chủng vắc xin liều bổ sung bởi chưa có đủ bằng chứng khoa học. Họ cho rằng, các vắc xin hiện thời vẫn có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19.
"Tôi cho rằng, thời điểm này, điều quan trọng hơn tiêm liều bổ sung đó là đảm bảo tiêm chủng cho những người chưa được tiêm mũi nào nhanh nhất có thể", Tiến sĩ Dan McQuillen, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Mỹ, bình luận.
Tất cả chuyên gia trả lời phỏng vấn Reuters đều đồng tình rằng, điều quan trọng là mở rộng độ phủ vắc xin trên thế giới.
"Chúng ta có thể rơi vào tình trạng theo đuổi không có hồi kết khi Mỹ và các nước Tây Âu triển khai tiêm bổ sung, trong khi các biến chủng nguy hiểm hơn vẫn xuất hiện ở những nơi khác. Thực tế, chúng ta nên tiêm chủng cho phần còn lại của thế giới để tránh nguy cơ biến chủng mới xuất hiện", Tiến sĩ Isaac Weisfuse của Đại học Cornell cảnh báo.
COVID-19 tới 6h sáng 20/8: Ca mắc mới ở Mỹ cao nhất thế giới; Ấn Độ chuẩn bị giường bệnh nhi Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 688.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 210,7 triệu ca, trong đó trên 4,41 triệu ca tử vong. Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sao Leopoldo, bang...