Nắng nóng, bệnh dại bùng phát ở miền Bắc
Bộ Y tế cảnh báo, số ca mắc bệnh dại sẽ bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 8.
22 trường hợp tử vong do bệnh dại
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Tất cả các trường hợp này đều không đi tiêm phòng hoặc tiêm phòng muộn sau khi bị chó cắn.
Số liệu mới nhất từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số ca tử vong do bệnh dại ở nước ta đến thời điểm này có giảm 18 trường hợp so với cùng kỳ 2013, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc (chiếm 86%), miền Trung (14%), khu vực miền Nam và Tây Nguyên chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng, Cục Y tế dự phòng nhận định, do bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng nên số trường hợp mắc bệnh dại có thể sẽ gia tăng vào thời gian tới, đỉnh điểm là từ tháng 5 đến tháng 8.
Mới đây nhất, chỉ trong 1 tuần (từ ngày 16-22/5), cả nước đã ghi nhận thêm 3 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang và Yên Bái.
Sở Y tế Hà Nội cũng đã xác nhận 2 trường hợp tử vong vì bệnh dại sau 3 năm vắng bóng. Hai trường hợp này thuộc xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ và xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn.
Theo điều tra của Sở Y tế Hà Nội, cả hai trường hợp này đều chưa được tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó nghi dại cắn.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng, Cục Y tế dự phòng cho biết, đến nay bệnh dại vẫn còn tồn tại trên toàn thế giới, chưa thanh toán được. Bệnh dại đang là gánh nặng rất lớn đối với sức khỏe người dân.
Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 55 nghìn người chết và hơn 15 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại do bị động vật nghi dại cắn. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành cao bệnh dại, với khoảng hơn 100 người chết do bệnh dại hằng năm.
Tiêm vắc xin sẽ phòng tránh bệnh dại
Theo ông Phu, tâm lý vừa để giữ nhà vừa làm thực phẩm, nên rất nhiều gia đình ở Việt Nam nuôi chó, mèo trong nhà. Vì vậy, số lượng đàn chó, mèo tại các địa phương rất lớn. Tuy nhiên, việc quản lý đàn chó, mèo tại các địa phương còn lỏng lẻo như chó ra ngoài không rọ mõm, chó chạy rông ngoài đường rất nhiều… Điều này đồng nghĩa với việc người bị chó dại cắn cũng rất lớn.
Video đang HOT
Trong khi đó, tỉ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo ở các địa phương chưa cao vì sự quan tâm và nhận thức của người dân đối với việc này còn hạn chế. Ngoài ra, do chủ quan không phải tất cả những trường hợp bị chó,mèo cắn đều mắc bệnh dại nên nhiều người không đi tiêm phòng sau khi bị chó, mèo cắn.
PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật.
Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.
Khi bị động vật dại cắn, bệnh nhân lên cơn dại có biểu hiện lâm sàng rất rõ nét như: đau nhức cơ thể, sưng tấy tại vết cắn và lan dọc theo hệ thần kinh kèm theo cảm giác bồn chồn, thổn thức. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị co cứng, co thắt cơ thực quản và hô hấp, sợ gió, sợ nước, hạ huyết áp, giãn đồng tử, phản ứng cơ thể dữ tợn. Đặc biệt, tất cả bệnh nhân khi đã lên cơn dại đều bị tử vong.
PGS-TS Nguyễn Văn Kính khẳng định, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.
Đối với con người, chỉ tiêm phòng bệnh dại khi bị động vật nghi dại cắn. Tốt nhất là sau khi bị động vật cắn, phải theo dõi và chăm sóc con vật đó cẩn thận. Nếu sau 7 ngày, động vật đó không chết thì không phải tiêm. Trong trường hợp không theo dõi được tình trạng của động vật đó hoặc bị cắn vào vùng đầu, mặt, cổ thì phải đi tiêm phòng ngay.
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo tất cả các huyện có các điểm tiêm phòng dại cho người dân. Tại một số tỉnh cũng đã có hỗ trợ kinh phí cho những người nghèo được tiêm phòng bệnh dại.
Theo TTVN
Bệnh thường gặp mùa nắng nóng ở trẻ em
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh-Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Nhiều trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém và do ý thức phòng bệnh chưa cao.
Những bệnhthường gặp ở trẻ em mùa nắng nóng
Tiêu chảy
Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường.
Nhiễm siêu vi
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn...Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 - 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc xin sắn có như siêu vi Cúm, siêu vi Sởi, siêu vi gây bệnh Thủy đậu, bệnh Quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella...
Viêm não nhật bản B
Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa, là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên bệnh lý này hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
Viêm màng não ở trẻ em
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, số trẻ nhập viện vì viêm màng não đã tăng gấp đôi so với năm trước. Đáng ngại nhất, trong số các trẻ nhập viện có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ... nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Theo bác sĩ Khanh cho biết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 trẻ mắc tay chân miệng nhập viện, trong lúc còn hơn 60 bệnh nhi đang điều trị, nhiều ca rất nặng do biến chứng thần kinh.
Ảnh minh họa.
Sốt xuất huyết
Mùa hè bệnh sốt xuất huyết tăng cao, đặc biệt tại TPHCM. Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng đã phát hiện thêm 123 trường hợp mắc SXH, nâng số trường hợp mắc bệnh SXH từ đầu năm đến nay lên hơn 1.700 trường hợp.
Các bệnh khác
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.
Phòng ngừa bệnh cho trẻ em trong mùa nắng nóng
- Rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
- Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng...để thực hiện tốt phương châm "nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết".
- Để bù đắp lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội...giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
- Tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.
Vnmedia
ừng để tử vong do bệnh dại Dại là bệnh truyền nhiễm từ chó, mèo lây sang người qua vết cắn, nếu đã phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%. Theo báo cáo của Bộ Y tế trình Chính phủ, thống kê từ 10 tỉnh: Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Nam, trong 4 tháng...