Nặng – nhẹ, và còn gì nữa?
Tuần qua, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đưa ra quyết định xử phạt Ngô Hoàng Thịnh ( CLB thành phố Hồ Chí Minh).
Sau khi cầu thủ này có pha vào bóng khiến tuyển thủ trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia Đỗ Hùng Dũng ( Hà Nội FC) bị chấn thương nặng, khả năng lớn không kịp bình phục để tham gia ba trận đấu cuối cùng của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á.
Ảnh minh họa
Theo đó, Hoàng Thịnh bị cấm thi đấu đến hết năm 2021 và chịu phạt 40 triệu đồng… Theo nhận định của VFF và nhiều chuyên gia bóng đá, đó là một pha phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng.
Sau quyết định nói trên, trên mạng xã hội và báo chí có nhiều ý kiến trái ngược về mức phạt đối với Ngô Hoàng Thịnh. Người này nói như thế là nặng, người khác nhận định “chưa đủ sức răn đe”… Tình cảm và lý trí dẫn người hâm mộ tới nhận xét khác nhau dù sự kiện diễn ra “rõ như ban ngày” trước ống kính máy quay.
Lỗi của Ngô Hoàng Thịnh là rõ ràng, nhưng đó có là hệ quả của hành vi cố tình, mang tính ác ý hay không? Rất khó xác định một cách chính xác bởi trong bóng đá, ranh giới giữa lối thi đấu “máu lửa” vì màu cờ sắc áo và hành vi triệt hạ đối thủ là rất mong manh.
Cách đây không lâu, Đoàn Văn Hậu chơi ác ý với cầu thủ đội tuyển Indonesia hay anh chỉ vô tình cho đối thủ “đo ván”? Những hậu vệ như Đình Đồng, Quế Ngọc Hải từng khiến cầu thủ đối phương bị thương nặng, thậm chí sau đó phải giải nghệ, có phải là cố ý chơi xấu hay không? Cùng tính chất phạm lỗi và hậu quả tương đương, sao có người chỉ bị thẻ vàng còn người kia bị thẻ đỏ kèm nhiều hình phạt khác?…
Bị phạt tiền, bị cấm thi đấu có thời hạn khi “người bị hại” đối diện với khả năng phải rời xa sân cỏ vĩnh viễn hoặc mang thương tật suốt đời, xét bề nào thì mức phạt đó vẫn còn là nhẹ. Nếu luật bóng đá chi tiết hơn, nếu sự can dự của phía tài trợ đối với đội bóng và cầu thủ chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn, chưa kể hình phạt nội bộ từ CLB chủ quản, thì thiệt hại về kinh tế chắc chắn không chỉ là vài chục triệu đồng.
Bởi vậy, điều đáng phân tích trong trường hợp này không chỉ là mức phạt nặng hay nhẹ, mà còn là văn hóa bóng đá, đạo đức cầu thủ, tính chuyên nghiệp trong tổ chức, quản lý giải đấu bóng đá và cách xử phạt hành vi không được phép có chính xác, khách quan, công bằng hay không.
Sau HLV Shimoda, tới lượt thầy Lee Nguyễn rời ghế?
HLV Alexandre Polking của CLB TPHCM đang bị đặt dấu hỏi lớn về tương lai sau những gì xảy ra với cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản Masahiro Shimoda ở Sài Gòn FC.
Điều khiến nhiều CĐV bất ngờ là trước mùa giải 2021, ban lãnh đạo Sài Gòn FC tuyên bố chủ trương xây dựng CLB chuyên nghiệp một cách bài bản và chỉ đặt thành tích là tiêu chí thứ 5 trong kế hoạch của họ.
HLV Shimoda được tin tưởng tin dùng thay HLV Vũ Tiến Thành để gây dựng nền móng cho CLB theo hướng "Nhật hóa".
Tuy nhiên, nền móng chưa thấy đâu, chỉ thấy hiện hữu ông Shimoda phải về nước sau 3 trận thua trắng của CLB Sài Gòn FC. Giữa hành động và phát ngôn của lãnh đạo đội bóng này, nhiều CĐV cảm thấy khó hiểu.
Nếu thua Topenland Bình Định tối 2/4, HLV Polking nhiều khả năng sẽ tiếp bước người đồng nghiệp Shimoda. Ảnh: TPHCM
Điều tương tự cũng đang được dư luận hoài nghi với tương lai của HLV Alexandre Polking. Chiến lược gia đang dẫn dắt CLB TP.HCM thừa nhận đang chịu nhiều áp lực sau 4/6 trận thua từ đầu mùa.
CLB TP.HCM không hẹn mà gặp, cùng đối thủ chung thành phố Sài Gòn FC tụt xuống áp chót bảng xếp hạng với 6 điểm. Khi Sài Gòn FC không màng thành tích vẫn sa thải HLV Shimoda thì bản hợp đồng 2 năm của ông Polking với TP.HCM không có gì là đảm bảo.
Giới chuyên môn nhận định, có thể điều khoản trong hợp đồng về thành tích không mong đợi của TP.HCM sẽ khiến HLV Polking bật bãi khỏi CLB nếu thua, thậm chí hòa T.Bình Định ở sân Thống Nhất tối 2/4 tới.
Ông Polking với lối chơi ưu ái Lee Nguyễn và 3 tiền đạo Brazil đang chịu sức ép nặng nề. Hàng loạt cầu thủ nội chơi trên hàng công bị loại bỏ khỏi đội hình chính, dù các cầu thủ ngoại trình diễn thứ bóng đá bị CĐV chán nản.
Lee Nguyễn bất lực rời sân sớm vì chấn thương ở trận thua HAGL 0-3 cũng là dấu hiệu cho thấy sự bất lực của HLV Polking trong việc chỉ đạo đội hình.
3 bàn thắng của Huy Toàn, Silva và Lee Nguyễn không đủ bù đắp cho số tiền lớn mà CLB TP.HCM bỏ ra đầu năm nay.
Với mức lương khoảng 700 triệu đồng/tháng của HLV Polking, bộ tứ Lee Nguyễn và 3 cầu thủ Brazil cũng ngốn vài tỷ mỗi tháng của CLB TP.HCM, đổi lại là mục tiêu vô địch phải thay thế bằng đua trụ hạng, bài toán đầu tư rõ ràng kém hiệu quả.
Khi Sài Gòn FC không chịu nổi chiến lược gia có lý lịch hoành tráng như Shimoda, CLB TP.HCM không có nhiều lý do để kiên nhẫn với HLV Polking.
Trước chiến lược gia 45 tuổi này, CLB TP.HCM cũng đã sa thải hàng loạt ông thầy ngoại như Alain Fiard, Toshiya Miura, Chung Hae Seong.
Chiếc thẻ đỏ mà cựu cầu thủ SLNA Ngô Hoàng Thịnh phải nhận ở trận thua Hà Nội FC 0-3 cũng phần nào báo hiệu những gì diễn ra trong phòng thay đồ CLB TP.HCM.
Đá thô bạo như Hoàng Thịnh, Samson nhận án nặng Sau án phạt treo giò 9 tháng với Ngô Hoàng Thịnh, Ban kỷ luật VFF tiếp tục phạt nguội tiền đạo Samson của Thanh Hoá vì pha vào bóng nguy hiểm. Hoàng Vũ Samson bị thẻ vàng sau hành vi tung chân đá thẳng vào phần ngực của thủ môn Tuấn Mạnh trong trận đấu giữa CLB Thanh Hóa và SHB Đà Nẵng...