Nâng ngực, hút mỡ là 2 phương pháp PTTM nhiều rủi ro dễ tử vong nhất
Nâng ngực và hút mỡ luôn là 2 ca phẫu thuật thẩm mỹ được liệt vào danh sách “đen” với số rủi ro chiếm tỉ lệ cao trong ngành công nghiệp “dao kéo” này.
Mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ từ lâu đã chẳng còn quá xa lạ đối với phái đẹp. Nhẹ thì “tiền mất tật mang”, nặng thì khiến bệnh nhân tử vong oan ức. Đặc biệt là những tai nạn nghề nghiệp khiến bệnh nhân mất mạng thì luôn khiến công chúng hoang mang. Tuy nhiên, những hồi chuông cảnh tỉnh này dường như lại vô tác dụng đối với phụ nữ Việt Nam. Tiêu biểu là chị em vẫn đổ xô tới các trung tâm thẩm mỹ “ngoài luồng” hơn là các bệnh viên uy tín.
Nói về nguyên nhân của vấn đề này, Bác sĩ M – 1 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có tiếng ở Hà Nội cho biết:”Có rất nhiều lý do khiến chị em “ngại” vào bệnh viên. Thứ nhất, có thể do các bệnh viên luôn phải đón tiếp một lượng bệnh nhân đông đúc, phải chờ đợi mệt mỏi. Thêm vào đó, một số bệnh nhân cũng có lý do tế nhị khi không muốn công khai mình đi PTTM và phải nằm viện.”
Tuy nhiên, so với những khuyết điểm đó, thì việc phẫu thuật tại các bệnh viên chính thống lại có được những ưu điểm mà hầu hết các trung tâm ngoài đều không có. Cụ thể hơn, bác sĩ này còn cho biết thêm:”Về cơ bản, bất kì ca phẫu thuật nói chung hay phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng đều có tỷ lệ rủi ro và nguy cơ biến chứng nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu như được tiến hành tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chất lượng, đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu và được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn. Việc gần đây hay xảy ra các vụ việc đáng tiếc gây tử vong cho bệnh nhân tại các cơ sở tư nhân có thể do các yếu tố con người cũng như cơ sở vật chất không đảm bảo.”.
Nói về rủi ro phẫu thuật thẩm mỹ, qua tổng kết, thì phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ chính là 2 phương pháp chiếm nhiều vụ tử vong nhất từ trước đến nay trong nghành công nghiệp nhân tạo này.
Nâng ngực
Chiếm tỉ lệ phần trăm tương đối lớn trong những ca phẫu thuật thẩm mỹ của phái đẹp và có quy trình thực hiện tương đối phức tạp, cũng không mấy ngạc nhiên khi nâng ngực lại được xếp trong danh sách “đen” này. Theo thống kê, từng công đoạn trong quá trình phẫu thuật đều khá rủi ro nếu bác sĩ không có tay nghề cao. Ví dụ như vụ việc gần đây nhất bệnh nhân tử vong so sốc thuốc mê. Ngoài ra, các vụ tai nạn từ trước đến nay cũng ghi nhận khá nhiều trường hợp chết oan uổng khác vì sốc phản vệ chất lạ tiêm vào người hay thậm chí là tắc mạch phổi dẫn đến tử vong.
Có thể nói, các ca phẫu thuật này phần lớn đều không đáp ứng đủ quy trình phẫu thuật chuẩn được đưa ra. Nói về điều nay, bác sĩ M cho hay:”Để đảm bảo an toàn, mỗi ca phẫu thuật thẩm mỹ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những bước như sau:
Video đang HOT
1. Khám tư vấn, đánh giá trước phẫu thuật.
2. Bác sĩ đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân về chuyên môn và điều kiện kinh tế.
3. Tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước mổ (đây là bước vô cùng quan trọng và bắt buộc để đánh giá xem bệnh nhân có đủ yêu cầu sức khỏe để trải qua cuộc phẫu thuật hay không. Bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng hô hấp, xét nghiệm tuần hoàn, ….)
4. Phẫu thuật theo dự kiến
5. Sau mổ, bệnh nhân được chuyển về theo dõi ở phòng hậu phẫu được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cấp cứu khi cần.”
Hút mỡ
Sau nâng ngực, hút mỡ cũng là ca phẫu thuật có khác nhiều rủi ro với phái đẹp. Từ trước đến nay, thế giới đã ghi nhận khá nhiều ca tử vong khi tiến hành thủ thuật này. Điển hình như nhiễm trùng vết mổ hay ca phẫu thuật hi hữu bác sĩ đâm thủng ruột bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật… nhầm.
Để tránh gặp phải những trường hợp đau lòng này, bác sĩ M chia sẻ:”Thực chất đây không phải là phương pháp nguy hiểm về phương diện chuyên môn. Lời khuyên dành cho phái đẹp trước khi phẫu thuật là phải tìm kiểu kĩ càng về phương pháp phẫu thuật mà mình lựa chọn, về các biến chứng nó có thể xảy ra và lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng và giấy phép đăng kí rõ ràng.”
Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết thêm:”Đặc biệt hơn, các bệnh nhân có tiểu sử về bệnh huyết áp, tim mạch, hô hấp, dị ứng hay bệnh toàn thân đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn kĩ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật bởi nó ảnh hưởng khá lớn tới kết quả cũng như rủi ro trong quá trình làm đẹp.”.
Theo Afamily
Những rủi ro chết người khi hút mỡ để nâng ngực
Việc hút và bơm mỡ tự thân dễ gây tắc mạch máu, biến chứng nhồi máu phổi, tắc mạch vành hoặc mạch não...
Vụ việc chị Lê Thị Thanh Huyền sau khi hút mỡ, nâng ngực tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Hà Nội gặp biến chứng và tử vong đang khiến nhiều chị em xôn xao, lo ngại về phương pháp cải thiện vòng 1 vốn được các chuyên gia tư vấn là an toàn, ít phản ứng phụ nhất trong các liệu trình thẩm mỹ từ trước tới nay.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm là người trực tiếp tiến hành gây mê cho chị Huyền. Ông đã hút 11 ống mỡ ở vùng bụng và bơm số mỡ này vào ngực. Sau 6 tiếng thực hiện, quá trình hút mỡ, nâng ngực cơ bản hoàn thành nên chị Huyền được đưa ra ngoài phòng nghỉ. Nhưng 30 phút sau, chị bỗng có hiện tượng sùi bọt mép, chóng mặt. Khi được bác sĩ tiêm cấp cứu, chị Huyền trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, ngay khi bác sĩ rời khỏi viện thẩm mỹ không lâu, chị Huyền lại tiếp tục bị tím tái, sùi bọt mép. Lúc bác sĩ quay trở lại truyền dịch, chống sốc, chị Huyền đã chết lâm sàng và tử vong.
Các bước hút mỡ tự thân, nâng ngực kéo dài tối thiểu 4 tiếng: - Kiểm tra tổng thể: Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe tổng thể và xem xét vùng ngực để xác định vùng mỡ thừa trên cơ thể, từ đây bác sĩ đưa ra kết luận tỷ lệ mỡ cần cấy vào. Bệnh nhân phải nhịn ăn uống trước phẫu thuật từ 6 tiếng. - Gây tê: Để đảm bảo vô khuẩn và không gây đau đớn cho bệnh nhân, bác sĩ sát khuẩn và gây tê cục bộ tại vùng cho (thường là bụng, mông, đùi...) và vùng nhận (ngực). - Tiến hành hút mỡ: Dùng thiết bị chuyên dụng, hút mỡ từ vùng cho thật nhẹ nhàng. Sau đó, lọc lấy những tế bào nhỏ và loại bỏ những tạp chất trong mỡ. Tế bào mỡ sau khi lọc sẽ được bơm qua tiêm bơm chuyên dụng. - Thực hiện cấy mỡ: Sát khuẩn vùng ngực, sử dụng kim tiêm chuyên dụng để cấy lượng mỡ đã lọc sao cho phù hợp thể tích cơ thể. Sau đó, cố định vùng ngực.
Cấy mỡ ngực tự thân từ trước tới nay vốn được xưng tụng là phương pháp nâng ngực an toàn nhất, không gây dị ứng, tổn thương, hay để lại sẹo bởi các bác sĩ lấy mỡ từ chính cơ thể bệnh nhân ở các vị trí như đùi, bụng, bắp tay... rồi cấy vào ngực.
Trao đổi với Ngoisao.net, một chuyên gia phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ có tiếng tại Bệnh viện 108 (Hà Nội) khẳng định, tất cả các thủ thuật động tới dao kéo thẩm mỹ, cho dù được quảng cáo là an toàn thế nào, vẫn đều ẩn chứa những rủi ro nhất định, những biến chứng dị thường và bất ngờ mà thậm chí cả những chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu cũng khó lường hết.
Trong trường hợp của chị Huyền, theo chuyên gia từ Bệnh viện 108 (Hà Nội), nguyên nhân tử vong có thể là do tắc động mạch phổi. Khi mỡ hút ra hoặc bơm vào không đúng quy trình, sẽ dễ làm tắc mạch máu, đẩy lên phổi và gây tắc phổi thì khó có thể cứu được. Dù biến chứng này là rất hiếm nhưng vẫn xảy ra và có diễn biến rất nhanh, dẫn tới đột tử. Ngay tại các bệnh viện lớn, kỹ thuật hiện đại, triệu chứng này cũng rất khó cứu bởi tắc động mạch phổi sẽ dẫn đến phản xạ là tim ngừng đập.
Thực tế, theo bác sĩ, thủ thuật hút mỡ tự thân và nâng ngực ẩn chứa nhiều rủi ro và đòi hỏi người phẫu thuật phải có tay nghề rất cao. Trong số các biến chứng, điển hình có 4 trường hợp sau:
1. Bác sĩ lấy mỡ không đúng kỹ thuật gây tắc mạch máu hay tổn thương phân tử mỡ. Làm sai quy trình, lượng mỡ cấy vào da có thể tan sớm, gây hoại tử, méo mó vùng da. Thông thường, một người khỏe mạnh chỉ có thể hút tối đa 300 ml mỡ một lúc ở tất cả vùng bụng, đùi, mông... Với những người gầy, lượng mỡ này chỉ cho phép ở mức 80 ml.
2. Việc cấy ghép mỡ tự thân phải được bác sĩ thực hiện nhiều lần, mỗi lần không quá 100 ml mỡ.Nếu bác sĩ lấy lượng mỡ quá nhiều và bơm vào quá dư lượng, mỡ sẽ không kịp thẩm thấu, làm tắc mạch máu, gây biến chứng khó lường.
3. Khi gây tê cho bệnh nhân, nếu bác sĩ phẫu thuật không thử thuốc trước dễ bị sốc phản vệ. Như trường hợp của chị Huyền, không được cấp hồi sức cấp cứu kịp thời nên nguy cơ tử vong là điều khó tránh. Ngoài ra, nguy hiểm nhất trong cả quy trình thực hiện là quá trình gây mê bởi người bệnh khi đó không đau nhưng có thể bị ảnh hưởng hô hấp bất cứ lúc nào. Khi thực hiện gây mê, bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ các thông số về mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng oxy trong máu... để kịp thời kiểm soát khi có biến chứng.
Các thủ thuật thẩm mỹ, dù lớn hay nhỏ, đều có nguy cơ biến chứng. Ảnh minh họa: A.T.
4. Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước phẫu thuật không kỹ, bệnh nhân là người có hiện tượng máu khó đông. Tại các phòng khám tư, quá trình kiểm tra hiện tượng máu khó đông thường bị bỏ qua, trong khi đó người bệnh ít có thói quen trình bày bệnh sử cho bác sĩ biết. Khi phẫu thuật, lượng máu mất quá nhiều, không cầm được máu thì nguy cơ tử vong cũng rất lớn.
Theo Ngoisao
Rủi ro từ phẫu thuật gọt hàm Cơn sốt gọt hàm tạo mặt đang lan nhanh ở châu Á, không loại trừ Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo, phẫu thuật gọt hàm có rất nhiều rủi ro. Thông tin từ Trung tâm Phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc JW cho biết, cấu trúc chính tạo nên khuôn mặt là bởi các xương: hàm dưới, gò...