Nâng ngực có thể khiến bạn nhận cái kết đắng: Trước khi làm hãy nhớ nguyên tắc sống còn này
Nâng ngực vẫn luôn là chủ đề nóng trong nhiều năm nay nhưng theo TS Nguyễn Huy Thọ, sơ sảy một chút, bạn có thể bị biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không tuân thủ nguyên tắc nâng ngực.
Một vóc dáng hoàn hảo, cân đối không thể thiếu một khuôn ngực tròn trịa, đầy đặn, căng tràn sức sống. Nhưng nhiều người do di truyền, nhất là do tuổi tác, trải qua sinh nở, cho con bú… đều khó giữ được bộ ngực đẹp tuổi 18, đôi mươi. Đó là lý do nhiều chị em mong muốn được nâng ngực để cơ thể cân đối, đẹp hơn, tự tin hơn trong cuộc sống.
Nhưng nâng ngực cũng đi kèm những rủi ro, biến chứng không mong muốn, do đó, TS Nguyễn Huy Thọ (Nguyên chủ nhiệm khoa Phẫu thuật và Tạo hình, Bệnh viện TƯ Quân đội 108) khuyên, trước khi tiến hành nâng ngực, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
Nâng ngực đi kèm những rủi ro, biến chứng không mong muốn.
Phẫu thuật nâng ngực có tiềm ẩn rủi ro đi kèm
TS Nguyễn Huy Thọ cho biết, phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là loại phẫu thuật thông dụng, có độ an toàn cao nhưng không phải không tiềm ẩn rủi ro.
TS Nguyễn Huy Thọ
Bạn có thể gặp các biến chứng sau mổ như tụ máu, nhiễm trùng… Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp những biến chứng muộn như vỡ túi silicone, túi giọt nước bị xoay, co bao xơ…
Nâng ngực chỉ an toàn nếu chọn đúng địa chỉ tin cậy
TS Nguyễn Huy Thọ nhận định, muốn nâng ngực ít xảy ra biến chứng nhất, độ an toàn cao nhất thì cần chọn lựa địa chỉ tin cậy để tiến hành. Thực tế cho thấy có rất nhiều vụ tai biến xảy ra do nâng ngực, thậm chí mất mạng tại những cơ sở thẩm mỹ chủ yếu là do tay nghề của chủ cơ sở còn thiếu kinh nghiệm, không đảm bảo thực hiện đúng từng thao tác phẫu thuật.
Phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là loại phẫu thuật thông dụng, có độ an toàn cao nhưng không phải không tiềm ẩn rủi ro.
Quá trình gây tê và gây mê đóng vai trò cực quan trọng, cần tiến hành tại bệnh viện
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, TS Nguyễn Huy Thọ khẳng định, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Trong khi gây tê có thể được làm tại những có sở thẩm mỹ viện tư thì gây mê bắt buộc phải làm ở các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ với tay nghề cao và trang thiết bị đầy đủ.
Video đang HOT
Nguyên nhân là phẫu thuật nâng ngực gây ra máu nhiều. Nếu quá trình cầm máu không tốt, tràn máu, tràn khí vào khoang phê mạc, gây ép phôi cũng là một biến chứng nguy hiểm. Một biến chứng khác cũng có thể xảy ra trong quá trình gây mê, việc không đê ý nông độ ôxy, để nồng độ này tụt xuông quá thấp cũng là một vấn đề cần lưu ý.
Ngoài ra, quá trình gây tê có thể tiềm ẩn nguy cơ sốc phản vệ, từ đó đe dọa tính mạng bệnh nhân. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất gây tê và gây mê nên được thực hiện tại những bệnh viện với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, TS Nguyễn Huy Thọ khẳng định, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê.
Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Để đảm bảo nâng ngực thành công cũng như không có biến chứng trong và sau khi thực hiện, bệnh nhân cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân khi tiến hành nâng ngực tùy vào thể trạng sẽ có những lưu ý riêng trong quá trình chăm sóc, phục hồi sức khỏe.
Một số nguyên tắc bất cứ ai khi nâng ngực cũng cần nhớ là: không vận động vài ngày sau phẫu thuật đề phòng ra máu, thực hiện massage những tuần sau mổ đề phòng biến chứng co bao.
Chỉ nâng ngực khi thấy thực sự cần thiết
Giới chuyên gia nhận định, trước khi nâng ngực, chị em cần thiết phải trả lời câu hỏi “Liệu mình có thực sự cần nâng ngực hay không?”. Theo TS Thọ, trong một số trường hợp, việc nâng ngực là nhu cầu chính đáng như vú teo nhỏ, sa trê bẩm sinh hoặc sau sinh, phì đại… Và mỗi trường hợp này sẽ được tư vấn phương pháp nâng ngực khác nhau để điều trị dị tật đúng nhất.
Trước khi nâng ngực, chị em cần thiết phải trả lời câu hỏi “Liệu mình có thực sự cần nâng ngực hay không?”.
Những đối tượng không được tiến hành nâng ngực
Những người mắc bệnh chuyển hóa, đái tháo đường, tim mạch, gan thận, tâm thần tuyệt đối không được tiến hành nâng ngực. Do đó, trước khi tiến hành nâng ngực, bệnh nhân cần đảm bảo mình không mắc những bệnh lý trên, đồng thời không giấu bệnh với các chuyên gia, bác sĩ. Những đối tượng này khi sử dụng thuốc gây tê, gây mê rất dễ bị biến chứng hậu phẫu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Theo Helino
Lấy cả đống máu cục trong ngực nữ doanh nhân sau "nâng cấp" vòng 1 ở nước ngoài
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân đến viện trong tình trạng bầu ngực phải sưng to gấp đôi ngực trái, căng tức như muốn nổ tung. Các bác sĩ đã lấy ra đến 500gram máu cục, 500ml máu nước từ bầu ngực này.
Ngực sưng to như muốn nổ tung sau nâng ngực
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức, thành viên của Hội phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc tế (International Society of Plastic and Aesthetic Surgery ISAPS) cho biết, bệnh nhân là chị N.T.Q (33 tuổi), là chủ doanh nghiệp lớn ở Quảng Ninh.
Sau khi sinh hai con, vòng 1 của chị cứ teo nhỏ dần. Thông qua trung gian giới thiệu chị Q. đã khăn gói sắm sửa lên đường ra tận nước ngoài để phẫu thuật nâng ngực.
Ca mổ nâng ngực nhanh chóng qua đường nách không cần nội soi diễn ra cũng có vẻ thuận lợi. Sau 2 ngày phẫu thuật, dù còn rất đau, nhưng bác sĩ đã cho chị xuất viện và không phải mặc áo bó chuyên dụng cố định ngực. Đến ngày thứ 4 sau mổ chị đã về nước vì bác sĩ bảo không cần khám lại.
Sau 4 ngày về nước yên ổn, buổi sáng đó ngủ dậy chị Q. xuất hiện cơn đau dữ dội chính giữa ngực bên phải. Bầu ngực bên phải của chị trở nên căng tức, đau như muốn nổ tung, to lên một cách nhanh chóng gấp đôi bầu ngực trái.
Ngay sau khi nối máy được với phiên dịch và nói chuyện với phẫu thuật viên bên nước ngoài, bác sĩ yêu cầu chị phải đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Bác sĩ xử lý biến chứng chảy máu sau nâng ngực ở ngày thứ 8 cho bệnh nhân.
"Khi bệnh nhân đến BV Việt Đức, ngực phải sưng to gấp đôi ngực trái, căng đau. Đánh giá là một biến chứng chảy máu nghiêm trọng sau nâng ngực, chúng tôi đã ngay lập tức mổ cấp cứu cho người bệnh", PGS Hà cho biết.
"Khi mở ra trong khoang ngực đã có khoảng 500 g máu cục và 500 ml nước máu đỏ tươi. Một mạch máu đường kính 1,5 mm đang tuôn trào theo nhịp đập của tim", PGS Hà chia sẻ.
Để can thiệp, các bác sĩ đã phải dùng đến dao hàn mạch chuyên dụng để cầm máu cho bệnh nhân. Sau hơn 10 ngày nằm viện chị Q. đã được ra viện.
Theo PGS Hà, biến chứng chảy máu sau phẫu thuật nâng ngực có thể xảy ra từ 1- 5% sau mổ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, trang thiết bị của bệnh viện, trình độ cũng như mức độ cẩn trọng của từng phẫu thuật viên.
Biến chứng chảy máu có thể xảy ra 24 giờ sau mổ. Lúc này, khi thuốc co mạch (được dùng trong phẫu thuật) hết tác dụng, nếu các mạch máu lớn không được xử lý khâu, thắt hoặc đốt điện cầm máu thì sẽ giãn nở trở lại gây ra hiện tượng chảy máu sớm ngay sau mổ.
Biến chứng chảy máu cũng có thể xảy ra ngày 7 - 8 sau mổ. Đây là ngày mà các cục máu đông ở trong các mạch máu không được xử lý khâu buộc thắt hoặc đốt điện cầm máu tốt sẽ bong ra và rơi ra ngoài gây ra hiện tượng chảy máu thứ phát.
"Chỉ cần một va chạm mạnh hoặc thực hiện một hoạt động mạnh sai tư thế mà người bệnh lại không có mang áo và băng ép chuyên dụng bảo vệ ngực cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho chảy máu", PGS Hà thông tin
Nâng ngực đắt - rẻ không phụ thuộc vào túi ngực
PGS Hà chia sẻ, các chị em thường cho rằng nâng ngực đắt - rẻ phụ thuộc vào túi ngực. Thực tế, túi ngực chỉ là một phần, phương pháp mổ quyết định giá cả cũng như độ an toàn cao nhất cho người bệnh.
Hiện nay có 3 đường mổ thông dụng để nâng ngực. Đường quầng vú sẽ cắt vào nửa dưới ranh giới giữa phần da thâm và phần da trắng nên cũng tương đối kín đáo. Tuy nhiên đường mổ này lại không phù hợp với phụ nữ chưa sinh đẻ hay quầng vú nhỏ, không muốn cắt qua nhu mô tuyến vú để không bị ảnh hưởng đến khả năng cho con bú hoặc giảm cảm giác phức hợp quầng núm vú sau này.
Đường mổ chân ngực thường được phụ nữ da trắng lựa chọn. Vì bản chất ngực họ thường khá to, khi nâng sẽ có độ "rơi" xuống rất tự nhiên và che phủ vết sẹo đường chân ngực.
Còn với phụ nữ Việt đa phần có tuyến ngực nhỏ, không có da thừa, nên ngực sẽ không rơi hay trễ xuống sau mổ được.
"Lắm người phàn nàn sau nâng ngực, mỗi lần nằm xuống (ngực sẽ bẹp ra) nhìn hai vết sẹo như hai "mặt cười" ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, thẩm mỹ", PGS Hà nói.
Nâng ngực qua đường nách được nhiều người lựa chọn vì thường chỉ mất 3 đến 4 sẹo vùng hõm nách đã mờ. Sau 9 đến 12 tháng sẹo vùng nách sẽ mờ đi và lẫn vào trong nếp nhăn của nách nên ít người nhìn thấy được.
Tuy nhiên, do khoảng cách từ nách vào ngực lại tương đối xa, nên trước đây các bác sĩ không quan sát trực tiếp được trường mổ mà chỉ nhìn bên ngoài xem đã chuẩn chưa.
"Kỹ thuật mổ này được gọi là mổ mù (blind technique). Phẫu thuật viên sẽ dùng dụng cụ bóc tách giống cái xẻng con đẩy dưới cơ để nhét túi ngực vào trong. Điều này làm đứt các thớ cơ ngực lớn khỏi thành ngực để tạo khoang đặt túi. Vì thế, nguy cơ chảy máu cao hơn, người bệnh rất đau sau nâng ngực (có người cả tháng không thể nhấc tay lên cao), có nguy cơ hai ngực không cân nhau, hai ngực hay bị xa nhau", PGS Hà phân tích.
Nhưng cũng là mổ đường nách, nếu ứng dụng nội soi sẽ mang đến một cuộc cách mạng lớn trong phẫu thuật nâng ngực.
Thay vì mổ mù các phẫu thuật viên sẽ đưa hệ thống camera vào khoang mổ, phóng to ra 5- 6 lần trên màn hình full HD.
Nhờ camera phóng đại mà bác sĩ có thể cắt và tách các thớ cơ nhẹ nhàng, chính xác đến từng milimet. Bộc lộ các dây thần kinh cảm giác và cố gắng bảo tồn để giữ lại tối đa cảm giác cho quầng núm vú. Nhờ vậy nguy cơ chảy máu giảm rất nhiều, túi ngực 2 bên ở vị trí cân nhất, khe ngực không bị xa nhau và sau mổ hầu hết người bệnh đều cảm giác ít đau hơn, các động tác nhẹ nhàng có thể thực hiện được ngay ngày hôm sau.
PGS Hà cho biết, kỹ thuật này đã được ông báo cáo tại Hội nghị Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc tế tại Miami, Hoa kỳ 2018 và được bạn bè thế giới đánh giá rất cao.
PGS Hà khuyến cáo, các phẫu thuật nói chung và nâng ngực nói riêng luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro của nó. Vì vậy bệnh nhân nên chọn lựa phẫu thuật ở các cơ sở uy tín, tìm hiểu rõ phương pháp mổ đường nách nội soi hay mổ mù cũ.
Tại Việt Nam đã có những trung tâm với trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật viên đã đạt trình độ ngang tầm các trung tâm lớn nhất trong khu vực là lựa chọn tốt để bệnh nhân không phải ra nước ngoài nâng ngực, sẽ khó khăn trong việc theo dõi và xử lý các biến chứng, kiểm soát bao sơ cũng như các biến đổi nhu mô vú sau mổ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nâng ngực có nguy cơ ung thư: Bác sĩ Bệnh viện K nói gì? Mới đây thông tin về nguy cơ ung thư hạch bạch huyết ở chị em nâng ngực khiến nhiều người lo lắng đặc biệt là những phụ nữ đang mang túi nâng ngực. Ảnh minh họa. Mới đây, thông tin từ cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phát cảnh báo về nguy cơ ung thư hiếm, xảy...