Nằng nặc đòi ly hôn nhưng đêm trước ngày tòa gọi, nhìn cảnh tượng bên giường tôi nghẹn ngào hối hận
Đơn ly hôn nhanh chóng được gửi ra tòa. Lần hòa giải thứ nhất tòa dành cho chúng tôi không có kết quả.
Đêm trước ngày tòa hẹn tới hòa giải lần 2 để quyết định ly hôn hay không, biến cố bất ngờ ập tới với vợ chồng tôi.
“Ly hôn đi, sống với người chồng vô tâm như anh, tôi mệt mỏi lắm rồi. Tôi thà ở vậy, nuôi con một mình còn hơn”.
Ném chiếc cốc trên tay xuống sàn, vỡ tan tành, tôi gào hét trong sự uất ức. Còn anh, ngồi ngây với điếu thuốc lá đã lụi tới đầu lọc. Sau một tiếng thở dài, anh đứng dậy buông 1 câu lạnh lùng:
“Vậy thì ly hôn. Em viết đơn đi, anh sẽ ký”.
Câu trả lời của chồng khiến tôi có chút hụt hẫng, dù rằng chính tôi chủ động đòi bỏ anh. Sống với anh 4 năm, tôi chịu không biết bao nhiêu ấm ức nhưng chưa bao giờ tôi nói ra 2 từ ấy. Lại càng không ngờ mình vừa nói, anh đã gật đầu ngay.
Chồng tôi là người ham việc. Thậm chí ngay đêm hôm cưới, anh đã để mặc vợ ngủ một mình để ôm máy tính tới sáng. Tới tuần trăng mật anh cũng không đưa tôi đi, còn bảo:
“Đã là vợ chồng rồi, cần gì cầu kỳ mấy việc ấy. Nếu em thích đi du lịch thì cứ đặt vé đi một mình. Anh bận lắm, không đi được”.
Sống với anh 4 năm, tôi chịu không biết bao nhiêu ấm ức nhưng chưa bao giờ tôi nói ra 2 từ ly hôn. (Ảnh minh họa)
Rồi suốt 4 năm sống cạnh nhau, lúc nào anh cũng vin vào lý do “đã là vợ chồng, không cần hình thức” mà vô tâm, phó mặc cho vợ tự xoay xở gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Đối với anh, chỉ cần mỗi tháng đến ngày đưa đủ lương cho vợ là hết trách nhiệm. Con ốm đau, bố mẹ 2 bên trái gió trở trời vào viện cũng là việc của tôi. Nếu vợ đề nghị chồng chung tay giúp sức, anh lại mắng:
“Em buồn cười, có mấy việc chăm lo cho gia đình cũng không làm được thì còn gì là phụ nữ?”.
Video đang HOT
Không biết bao lần tôi tủi thân ngồi nghĩ về cuộc hôn nhân của mình, cân nhắc xem cố bước tiếp hay nên buông bỏ. Nhưng vì con, vì chính bản thân còn quá yêu chồng mà lại nhắm mắt, tự động an ủi rằng rồi sẽ có ngày anh thay đổi, bớt vô tâm, biết thương, biết lo cho vợ hơn. Tiếc rằng tôi càng chờ đợi sự thay đổi ấy của chồng lại càng thêm thất vọng.
Cho đến ngày hôm ấy, công ty có cuộc họp đột xuất, tôi nhắn tin nhắc anh về đón con. Vậy mà 8h tối tôi về, nhà vẫn đóng cửa tối om, gọi điện mới biết chồng quên không đón thằng bé trong khi trời mưa tầm tã. Cuống cuồng tôi quay ra trường tìm, nhìn thằng bé đứng khóc dưới mưa, cả người rét run, tôi xót quá lao lại ôm con, khóc theo nó. Cũng tại giây phút ấy, tôi không còn cảm giác muốn chờ đợi, hi vọng thêm bất cứ điều gì ở chồng. Để rồi trong lúc cãi vã, tôi đã nói 2 từ ly hôn. Có lẽ, chồng tôi cũng phần nào hiểu được giới hạn cuối cùng của vợ mà bất lực gật đầu.
Đơn ly hôn nhanh chóng được gửi ra tòa. Lần hòa giải thứ nhất tòa dành cho chúng tôi không có kết quả.
Đêm trước ngày tòa hẹn tới hòa giải lần 2 để quyết định ly hôn hay không, biến cố bất ngờ ập tới với vợ chồng tôi.
Đêm ấy, tôi bị cảm, sốt li bì, lịm đi lúc nào chẳng biết. Lúc tỉnh giấc, tôi giật mình thấy chồng ngủ gục bên giường. Nghe thấy tiếng động, anh choàng bật dậy hỏi:
“Em có thấy trong người đỡ chút nào chưa? Đêm em sốt, đi vệ sinh xỉu ngay trước cửa nhà tắm. Cũng may anh nhìn thấy, chứ không chẳng biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Em ốm thì phải bảo chứ, sao lại cứ im lặng như thế”.
Đêm trước ngày ra tòa, biến cố bất ngờ đến với chúng tôi. (Ảnh minh họa)
Nhìn nét mặt căng thẳng, đầy lo lắng của chồng, sự nguội lạnh trong lòng tôi bỗng được xua tan, thay vào đó là cảm giác ấm áp, cảm động vô cùng. Bởi nhìn ánh mắt, cử chỉ của chồng, tôi nhận ra, anh vẫn quan tâm, vẫn lo lắng cho vợ, chứ không hoàn toàn vô tâm, sống thiếu tình cảm như tôi vẫn tưởng.
Tranh thủ lúc vợ ngủi lòng, chồng tôi nắm tay thủ thỉ:
“Anh biết mấy năm qua, anh đã để em vất vả một mình. Anh xin nhận sai và hứa sẽ thay đổi. Chỉ xin vợ cho anh cơ hội sửa sai. Mình đừng ly hôn được không em?”.
Mắt tôi ngấn nước, vừa mừng vừa tủi, cứ vậy tôi ôm chồng mà nức nở nghẹn ngào. Rồi hôm ấy, thay vì đưa nhau ra tòa hòa giải thì chúng tôi hòa giải tại nhà, thống nhất cùng nhau chung tay xây đắp tổ ấm.
Mẹ kế của tôi không thể sinh con
Từ những bài xích ban đầu, chẳng biết từ khi nào tôi không thể ghét bỏ được mẹ kế của mình nữa.
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi còn rất nhỏ. Thời gian đầu tôi ở với mẹ cho đến khi bà quyết định xuất khẩu lao động, sau nhiều bàn bạc mọi người đều thống nhất sẽ để bố tiếp tục nuôi dưỡng và giám hộ cho tôi.
Vậy là sau 6 năm trời chưa từng biết bố là ai, tôi đã lần đầu được gặp bố vào một buổi chiều chủ nhật. Khác hoàn toàn với những bộ phim truyền hình, lần đầu gặp gỡ của hai bố con tôi chẳng vui vẻ chút nào.
Tôi không biết người đàn ông lạ mặt đó là ai nên phản ứng dữ dội vì nghĩ mình bị bắt cóc. Tôi giãy gịua thậm chí đấm đá bằng hết sức lực của một đứa trẻ con để thoát khỏi vòng tay của bố. Tôi đưa mắt nhìn về phía ông bà ngoại, mẹ và các dì để cầu cứu nhưng mọi người đều chỉ đứng nhìn mà thôi. Vậy là cứ thế tôi được đưa về nhà nội với khuôn mặt giàn gịua nước mắt.
Khi về với căn nhà mới, tất cả thành viên trong gia đình đều lạ lẫm với tôi nhưng cũng may trẻ con thường có khả năng thích nghi khá tốt nên chỉ sau khoảng thời gian ngắn tôi đã dần dần trở nên tin tưởng và bám riết lấy bố.
Bố tôi rất chiều con gái, hơn nữa 6 năm trời không được ở cạnh con nên ông yêu thương, chiều chuộng tôi gấp bội phần. Vì sinh non nên tôi lúc nào cũng ốm đau dặt dẹo, người nhỏ xiú như cái kẹo mút dở.
Kể từ đó cuộc sống của hai bố con diễn ra khá êm đềm. Cuối tuần bố sẽ đưa tôi sang nhà ông bà ngoại để thăm mọi người. Ở thời điểm đó, với tâm lý của một đứa trẻ, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng, ngoại trừ những lúc nhớ mẹ thì tôi chẳng mong ước gì hơn nữa.
Có lẽ vì thiếu thốn tình cảm nên tôi trở nên khá nhạy cảm với những người thân của mình cũng như những biến động trong cuộc sống. Bởi vì lẽ đó mà năm tôi 12 tuổi, bố quyết định đi bước nữa thì bầu trời nhỏ bé của một đứa trẻ con mang tâm hôn mong manh dường như sụp đổ.
Tôi đã phản ứng rất tiêu cực. Tôi bỏ nhà ra đi, tuyệt thực, không học hành đàng hoàng, đám đúm với đám bạn hư hỏng và có thái độ rất ngang ngược với bố. Tất cả chỉ để bố cảm thấy khó mà bỏ đi cái ý nghĩ sẽ lấy vợ hai đi.
Cũng phải nói đến sự nhiều chuyện của các bà hàng xóm. Trẻ con đơn giản lắm, người lớn gieo rắc vào đầu óc non nớt của chúng điều gì thì cũng cũng dễ dàng nghe theo và nghĩ đó là sự thật. Khi ấy, chuyện bố tôi hay đưa đón mẹ kế tương lai cứ được truyền hết từ miệng người này sang miệng người khác. Có người gọi tôi lại và nói rằng bố mà lấy vợ hai là kiểu gì tôi cũng bị cho ra rìa. Và tôi thật sự đã tin mẹ kế sẽ khiến tôi bị bố cho ra rìa thật.
Mẹ kế của tôi thật sự chuyển đến nhà ở cùng bố con tôi mà chẳng có một đám cưới hỏi nào hết. Mãi về sau này tôi mới biết, một cô gái trẻ mới hơn 20 như dì đã chủ động yêu cầu không tổ chức đám cưới vì sự làm ảnh hưởng đến tâm lý của tôi.
Tôi không hề ưa mẹ kế một chút nào. Chính vì vậy mỗi sáng tỉnh dậy, tôi đều sẵn sàng cho một cuộc chiến không hồi kết. Đến bữa cơm, cứ không thấy món nào tôi sẽ đòi bằng được món đó thì thôi. Mỗi lần bố và dì dặn dò tôi làm việc gì đó thì tôi sẽ phải bằng mọi giá làm ngược lại yêu cầu của người lớn cho bằng được thì thôi.
Bởi vì tâm trạng không tốt nên tôi học hành cũng thảm hại theo. Mặc dù bố rất chiều chuộng con gái nhưng với chuyện học tập thì ông nghiêm khắc vô cùng, khi biết điểm số của mình kém đến như vậy, tôi sợ hãi không dám hé răng bảo bố đi họp phụ huynh.
Tôi không rõ vì một lý do nào đó mà mẹ kế tôi đã chủ động đi họp phụ huynh thay bố. Tôi lúc đó thật sự vừa nhẹ nhõm nhưng cũng vừa sợ hãi vì biết đâu đấy, mẹ kế ác độc sẽ nói quá lên để bố phạt tôi nặng hơn thì sao.
Vậy nhưng đến bữa cơm tối, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, bố hỏi mẹ kế đi học có vấn đề gì không nhưng tôi không ngờ rằng mẹ kế lại trả lời rằng không có gì đặc biệt, chỉ thông báo tiền qũy, tiền học và nhắc nhở giữa nhà trường và phụ huynh thôi.
Hôm sau, bố tôi phải trực đêm thì mẹ kế mới gọi tôi vào phòng và hỏi tôi rằng có cần học thêm gì hay bài giảng của cô giáo có vấn đề gì không. Mẹ kế nghĩ rằng tôi vốn dĩ là một đứa học rất giỏi nên nếu bỗng nhiên bị sa sút thì hẳn là có vấn đề khách quan nào đó chứ không thể là do tôi bỗng nhiên kém thông minh đi được.
Tôi không nói gì nhưng lòng tự trọng dâng lên cao, tôi không muốn trở thành đứa kém cỏi trong mắt mẹ kế nên kể từ đó tôi lao vào học để lại bù lại lượng kiến thức đã hổng của mình. Chẳng bao lâu tôi quay lại guồng học tập cũ, mẹ kế từ đó cũng không bao giờ nhắc đến chuyện điểm số thê thảm của tôi, cứ như thể nó chưa từng tồn tại vậy.
Càng ở với mẹ kế, tôi càng không thể ghét được người phụ nữ ấy. Thay vì so sánh dì với mẹ thì tôi thấy dì dần trở thành bạn của tôi nhiều hơn. Dì rất hiểu tâm lý của trẻ con, thậm chí cái giai đoạn ẩm ương tuổi dậy thì của tôi dì cũng rất tinh tế và khéo léo dắt tay tôi bước ra khỏi những khủng hoảng tâm lý.
Như đã nói, tôi là một đứa trẻ rất dễ thích nghi với hoàn cảnh, hơn nữa vì ở xa mẹ nên tôi luôn thiếu thốn tình cảm. Người ta có thể giả tạo điều gì nhưng với trẻ con thì rất khó để giải tạo tình cảm, chúng hiểu hết và biết hết ai thực sự yêu thương mình. Bởi vậy mà vài năm ở cùng dì, từ những bài xích ban đầu, tôi dần trở nên thân thiết và qúy mến người phụ nữ khôn khéo ấy.
Duy chỉ có một điều là bố và dì dù đã lấy nhau nhiều năm nhưng vẫn chưa có con. Năm tôi thi đỗ đại học thì cũng xin được học bổng đi du học tại Singapore. Tôi đã xin bố và dì một buổi họp gia đình, nghĩ rằng mình sẽ đi học xa vài năm, nhà cửa thiếu bóng người, bố và dì cũng đã đến lúc sinh em bé đi thôi.
Buổi họp gia đình ấy có lẽ đến cuối đời tôi cũng không thể quên. Không phải bố và dì không muốn có con mà là không thể có con. Vài năm trước, khi tôi bị ngã từ tầng hai xuống và phải nhập viện vì bị chấn thương thận, kì lạ thay người duy nhất cùng nhóm máu hiếm với tôi lại là dì.
Vậy là dì đã hiến cho tôi một lượng máu lớn, cũng trong thời gian đó, bác sĩ thông báo dì có khả năng sẽ không thể sinh con...
Suốt từng ấy năm, dì cũng đã cố gắng chạy chữa nhưng dường như một chút hy vọng nhỏ nhoi cũng không có.
Bố và dì không cho tôi biết là quyết định của dì, dì không muốn tôi phải cảm thấy áy náy vì bất kỳ chuyện gì.
Sáng nay, dì đã gọi điện hỏi thăm xem tôi ăn học ở xứ người như thế nào. Tôi và dì đã tám chuyện đến mức tôi súyt nữa thì muộn chuyến tàu điện ngầm để đến trường. Chỉ còn hơn một năm nữa thôi là tôi đã hoàn thành việc học tập rồi, cũng phải sớm về nhà với bố mẹ thôi.
Sự im lặng của vợ khi bị phản bội và pha phản đòn sau 3 năm Trong hôn nhân, hai người không nên chỉ dựa vào pháp luật để kiềm chế hành vi của nhau mà còn phải có điểm mấu chốt của riêng mình. 01 Khi Yến mới kết hôn, mẹ chồng cô sức khỏe yếu và hay ốm nên Hùng chồng cô đã yêu cầu vợ nghỉ việc, làm bà nội trợ toàn thời gian. Cũng vì...