Nâng mũi không phẫu thuật: Không cần động dao kéo, không đau đớn nhưng đã khiến 1 người phụ nữ bị mù mắt
Đây chính là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho bất cứ ai muốn nâng mũi theo phương pháp không can thiệp phẫu thuật.
Nâng mũi bằng tiêm filler, một phụ nữ bị mù một phần
Nâng mũi không thành công có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Điều đầu tiên phải nói là bạn sẽ có một chiếc mũi rất không tự nhiên hiện lên trên gương mặt.
Nhưng mất thị lực cũng là một tác dụng phụ không mong muốn liên quan đến việc nâng mũi, đặc biệt là nâng mũi không cần phẫu thuật. Theo đó, kỹ thuật viên sẽ tiêm filler để nâng mũi. Thủ tục này được gọi là nâng mũi không phẫu thuật hay nâng mũi lỏng, hiện nay rất thịnh hành.
Mới đây, JAMA Ophthalmology đưa ra một báo cáo trường hợp nâng mũi bằng việc sử dụng chất làm đầy canxi hydroxyapatite để giảm đau mắt. Bệnh nhân 40 tuổi được tiêm chất làm đầy có chứa canxi hydroxyapatite vào mặt. Chất làm đầy nhanh chóng ngăn chặn việc cung cấp máu cho một lớp mắt được gọi là màng đệm, dẫn đến mù một phần và đau dữ dội.
Nâng mũi không thành công có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Bệnh nhân ngay lập tức được điều trị bằng sildenafil citrate (hay còn gọi là Viagra, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể). Cô cũng được dùng corticosteroid để giảm viêm, cũng như thuốc để hạ huyết áp trong mắt. Thật không may, không có biện pháp nào trong số các biện pháp này giải quyết tình trạng mù một phần của cô.
Theo AAFPRS, mặc dù tiêm chất làm đầy mũi gây ra tổn thương cơ thể cho bệnh nhân này, nhưng quy trình này không được coi là nguy hiểm nếu sử dụng chất làm đầy đúng. Các chất làm đầy khác không gây tranh cãi bao gồm Juvederm, Belotero và Restylane.
Video đang HOT
Theo Viện Hàn lâm Phẫu thuật Tạo hình và Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAFPRS), nâng mũi không phẫu thuật được tiến hành như sau: Bác sĩ phẫu thuật tiến hành tiêm chất làm đầy vào mũi của bệnh nhân để định hình dáng mũi. Các chỉnh sửa nhỏ có thể được thực hiện với phẫu thuật nâng mũi không phẫu thuật, chẳng hạn như lấp đầy vùng kín hoặc vùng bị lõm trong mũi, nâng góc mũi hoặc làm phẳng vết sưng…
Tiêm chất làm đầy để nâng mũi sẽ cho dáng mũi đẹp nhưng không bền.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng nâng mũi không phẫu thuật là điều không nên, đặc biệt nếu bác sĩ sử dụng chất làm đầy mang tên Radiesse, có chứa canxi hydroxyapatite. AAFPRS nói rằng việc sử dụng Radiesse trong nâng mũi bằng filler đang gây tranh cãi bởi vì nhiều bác sĩ phẫu thuật tin rằng sử dụng canxi hydroxyapatite trong mũi có thể gây vôi hóa.
Hãy từ bỏ ý định nâng mũi không cần phẫu thuật
Là một chuyên gia trong ngành, GS.TS Trần Thiết Sơn (Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn) nhận định, tiêm chất làm đầy được nhiều chị em hiện nay rất ưa chuộng bởi lẽ đây là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ không cần đụng đến dao kéo, không gây đau đớn, không mất nhiều thời gian cũng như không phải nghỉ dưỡng…
Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích nâng mũi với filler. Nguyên nhân là chất này không thể đậu trên sống mũi. Trong khi cấu tạo sống mũi có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn. Cả phần mũi có hình tháp, nếu bổ ngang sẽ cho hình tam giác. Do đó, chất làm đầy không thể đậu trên đỉnh của tam giác này. Dần dần, phần da phía trên đè xuống, xẹp sang 2 bên khiến mũi bị bè, to. Càng bơm nhiều, chất làm đầy càng bị ép khiến dịch tràn sang 2 bên vì đây là vùng trũng. Từ đó, mũi có nguy cơ biến dạng, bên cạnh nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng do chất liệu không đảm bảo.
Nếu bạn đang xem xét việc nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy, hãy cân nhắc kỹ. Bởi nâng mũi không phẫu thuật chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn cùng những nguy cơ đi kèm như trường hợp của người phụ nữ trên, bên cạnh nhiều biến chứng hoại tử của những trường hợp trước đó được tiến hành tại nhiều cơ sở spa thẩm mỹ.
Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn loại chất làm đầy mà họ dự định sử dụng. Và hãy chắc chắn rằng bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật nâng mũi đồng thời thực hiện với trang thiết bị y tế đầy đủ.
Theo Helino
Người phụ nữ vẫn vui sống dù mang khối u khổng lồ che gần hết mặt
Mặc dù khối u đã lan đến mắt, mũi và miệng, tấn công thần kinh thị giác nhưng lại không thể phẫu thuật, người phụ nữ ấy vẫn lạc quan: "Khối u không phiền lắm. Tôi không mất hy vọng. Tôi sẽ tiếp tục và làm được".
Ảnh minh họa
Aline Cerqueria Leite đang ở tuổi tứ tuần, đến từ Brazil, mắc bệnh u sợi thần kinh loại 1 (NF1). Theo Daily Mail, người phụ nữ ba con này đã thực hiện 14 cuộc phẫu thuật kiểm soát sự phát triển của khối u bắt đầu từ khi lên 3 tuổi.
Vừa qua, bà đã chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật đầu tiên sau 7 năm để loại bớt phần lớn khối u, đồng thời nâng miệng và tai. Nhưng các bác sĩ cho biết khối u đã lan sang thần kinh thị giác, bất kỳ can thiệp mổ xâm lấn nào cũng có thể khiến bà mất thị lực.
Cerqueria Leite quyết định thôi dao kéo, tiếp tục tận hưởng cuộc sống của mình, vui vầy bên các con và hai đứa cháu.
Cerqueria Leite chia sẻ với Daily Mail: "Bệnh khiến mặt tôi hơi nặng, còn lại thì không sao, không tệ. Nó không phiền lắm đâu". Việc không thể phẫu thuật giảm kích thước khối u không khiến bà quá lo lắng.
"Đó không phải là điều tôi mong đợi. Nhưng tôi không mất hy vọng. Tôi sẽ tiếp tục, chắc chắn tôi sẽ làm được", bà nói.
Con gái bà, Ana, bày tỏ: "Tôi tự hào vì mẹ là mẹ và vì những gì mẹ đã làm cho chúng tôi. Vì mẹ cùng chúng tôi tận hưởng cuộc sống mỗi ngày. Và vì mẹ không bao giờ từ bỏ chiến đấu cho chính bà và cho chúng tôi"
The Neuro Foundation miêu tả u sợi thần kinh loại 1 (NF1) như sau:
- U sợi thần kinh loại 1 (NF1) ảnh hưởng đến 1 trong 3.000 người tại Anh và 100.000 người tại Mỹ ở một mức độ nào đó, gây ra một loạt các khuyết tật, thay đổi da và tăng trưởng.
- NF1 gây ra bởi một đột biến gien ảnh hưởng đến sự phát triển mô thần kinh.
- Khoảng một nửa các trường hợp bệnh di truyền từ cha mẹ và nửa còn lại xảy ra tự phát.
- Các triệu chứng ban đầu bao gồm vết bớt màu nâu phẳng, u, vết sưng ở những nơi khác thường.
- Bệnh cũng liên quan đến những khó khăn trong học tập nhẹ, mặc dù hầu hết người bị NF1 đều khỏe mạnh và sống với tuổi thọ bình thường.
- Không có cách chữa trị, tuy nhiên, có thể phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng lành tính.
Theo thanhnien
Cô gái Hà Nội bị hỏng mắt sau khi nâng mũi Bệnh nhân 27 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám do bị tắc động mạch mắt sau tiêm chất làm đầy vào mũi. Ngày 12/3, tiến sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân trước đó có tiêm filler làm đầy mũi tại Đài Loan....