Nâng mức kiểm tra với táo nhập khẩu sau vụ táo Mỹ nhiễm độc
Ngoài việc siết kiểm tra các lô táo xuất từ Mỹ sang Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đã nâng mức kiểm tra ATTP từ mức thông thường lên mức kiểm tra chặt với tất cả các loại táo xuất từ các nguồn khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) khi trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này bên lề Hội nghị công tác BVTV năm 2014 vừa khai mạc sáng 29/1 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đang trao đổi với báo chí (Ảnh: N.An)
Theo ông Hồng, sau khi xác đinh công ty Birdat Bros (ở bang California, Mỹ) là cơ sở duy nhất có táo nhiễm vi khuẩn Listeriosis, Cục BVTV đã chỉ đạo kiểm tra chặt tất cả các lô hàng táo xuất từ Mỹ sang Việt Nam. Nếu phát hiện có sản phẩm của doanh nghiệp bị cảnh báo và thu hồi thì táo đó sẽ bị tiêu hủy. Còn táo xuất từ các nguồn khác sang Việt Nam thì phải chờ sau khi có kết quả kiểm tra ATTP và đạt yêu cầu, thì mới được nhập vào Việt Nam để sử dụng. Điều này có nghĩa Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu táo từ các nguồn nước ngoài nhưng đã nâng lên mức kiểm tra chặt thay vì kiểm tra thông thường như trước kia.
“Việc kiểm tra chặt này sẽ được áp dụng cho tới khi bên Mỹ đã khắc phục được tình hình và không còn đe dọa với người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, việc kiểm tra cho thấy các nhà xuất khẩu táo sang Việt Nam thực hiện tốt các yêu cầu về ATTP thì chúng ta sẽ quay lại chế độ kiểm tra ATTP theo phương thức thông thường,” ông Hồng khẳng định.
Ông Hồng cũng cho biết thêm rằng: Tất cả các loại táo cũng như các loại hàng hóa thực phẩm nông sản đang được nhập khẩu vào Việt Nam đều được kiểm tra ATTP theo quy định của thông tư 13 năm 2013 của Bộ NN&PTNT.
Không sợ thiếu trái cây
Video đang HOT
Trước sự việc táo Úc bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam do bệnh ruồi đục quả Địa Trung Hải và chị chặn lại và táo Mỹ bị kiểm tra chặt sau vụ nhiễm độc, ông Hồng khẳng định rằng: Việt Nam không sợ thiếu nguồn cung trái cây vì nước ta nhập khẩu khá nhiều trái cây từ các nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu nhiều trái cây đi thế giới.
“Chúng ta nhập khẩu khoảng trên 500 triệu USD/năm các trái cây từ các nước nhưng chúng ta đang xuất khẩu trái cây với kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD/năm. Nghĩa là chúng ta đang xuất siêu khoảng gần 1 tỷ USD hoa quả sang các nước,” ông nói.
Cục BVTV mới đang xem xét và chưa cấp phép nhập khẩu táo Ba Lan vào Việt Nam (Ảnh minh họa)
Trước thông tin về việc táo Ba Lan đang được rao bán khá phổ biến trên thị trường Việt Nam sau vụ việc táo Mỹ nhiễm độc, ông Hồng nói: “Hiện nay chúng tôi đang có các thương lượng với phía bạn để có thể cho phép họ xuất khẩu một số trái cây sang Việt Nam, đồng thời phía Ba Lan cũng sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu các loại trái cây sang nước họ.”
Điều này có nghĩa Cục BVTV mới đang xem xét và chưa cấp phép nhập khẩu táo Ba Lan vào Việt Nam. Giải thích về việc trên thị trường lại đang quảng cáo bán rất nhiều loại táo Ba Lan, ông Hồng hứa sẽ xem xét lại cụ thể vấn để. Ông cũng cho rằng có thể là trước đây họ đã từng được nhập khẩu theo những quy định trước đây nhưng số lượng tôi cho là chưa nhiều.
Trước lo ngại rằng liệu táo Trung Quốc có nguy hiểm đối với người tiêu dùng không, ông Hồng nhấn mạnh: Không có loại táo nào hay hoa quả nào được coi là nguy hiểm cả vì tất cả các loại táo và các loại hoa quả nói chung khi được nhập khẩu vào Việt Nam đều được kiểm tra về ATTP theo quy định của pháp luật Việt Nam và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Theo Cục BVTV, kết quả kiểm tra ATTP trên hàng hóa nông sản nhập khẩu trong 3 năm (2012-2014) cho thấy số mẫu vi phạm quy định chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số mẫu kiểm tra. Năm 2014 chỉ có 5 mẫu vi phạm, chiếm tỷ lệ 0,5%, trong đó có 3 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.
Lý giải điều này, ông Hồng nói: “Khi chúng ta tăng cường công tác kiểm tra chặt và làm tốt công tác ATTP thì buộc người sản xuất và người xuất khẩu cũng phải có những động thái đảm bảo ATTP tốt hơn đối với chúng ta. Đồng thời, ở các nước xuất khẩu trái cây, họ đều có các chương trình, kế hoạch và biên pháp đảm bảo ATTP, đảm bảo kiểm dịch thực vật để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.”
Nguyên An
Theo dantri
Sâu "lạ" tràn vào Việt Nam
Thời gian qua, lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu biên giới vẫn liên tục bắt giữ được các lô hàng nhập lậu, vận chuyển sâu "lạ" từ Trung Quốc về Việt Nam, để bán cho người nuôi chim cảnh
Sâu lạ được nhập lậu vào Việt Nam
Sâu lậu bày bán công khai
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên ngành khu vực cửa khẩu biên giới Lạng Sơn và Quảng Ninh đã bắt giữ một số vụ vận chuyển sâu từ Trung Quốc về Việt Nam, để bán cho các điểm nuôi chim cảnh và người nuôi chim.
Theo Trung tá Phạm Văn Minh, Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), thời gian gần đây, Công an Chi Lăng liên tục bắt giữ các vụ buôn lậu. Đáng nói, các đối tượng đã tinh vi hơn, sử dụng những loại xe du lịch như Toyota Innova, Ford để vận chuyển hàng lậu như gia cầm giống, sản phẩm gia cầm và sâu để đưa về xuôi. Đội Cảnh sát kinh tế CAH Chi Lăng đã bắt giữ một vụ vận chuyển sâu từ Trung Quốc với gần 1,5 tạ. Trước đó, Công an TP Lạng Sơn cũng đã bắt giữ một vụ vận chuyển 9 hộp nhựa đựng loại sâu này với trọng lượng gần 1 tạ.
Tại Hà Nội, loại sâu này đã được bày bán từ khá lâu trên một số tuyến phố để phục vụ người nuôi chim cảnh. Tại khu vực cầu vượt Hoàng Hoa Thám - Văn Cao, ngày nào cũng có gần chục chiếc xe máy bày bán các loại sâu, thức chăn cho chim trong những thùng xốp. Phần lớn các loại sâu lạ nhập lậu về Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu nuôi chim cảnh là sâu rồng và sâu quy. Giá nhập tại Trung Quốc khoảng 3-4 Nhân dân tệ/kg, tương đương 13.000-14.000 đồng và khi vào Việt Nam, đến tay người có nhu cầu khoảng 25.000-26.000 đồng/kg. Theo các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, toàn bộ sâu "lạ" đang bày bán trên khắp cả nước là sâu nhập lậu. Bởi ở Việt Nam, việc gây nuôi các loại sâu này đều bị cấm.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (quản lý địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) cho biết, toàn bộ số sinh vật lạ như sâu bọ, gián... du nhập vào Việt Nam đều là hàng lậu. Do đó, trách nhiệm ngăn chặn chính thuộc về các cơ quan chống buôn lậu như Hải quan, Bộ đội Biên phòng, còn ngành kiểm dịch thực vật chỉ phối hợp.
Mối nguy hiện hữu
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), tại Lạng Sơn, vài năm trước đã xuất hiện một số tư thương nhập lậu sâu bọ về Việt Nam tiêu thụ. Ngay sau đó, Cục BVTV đã đề nghị các Sở NN&PTNT địa phương chỉ đạo rà soát tình trạng này.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, theo quy định của pháp luật, các loại sâu đều được xếp vào nhóm đối tượng dịch hại và có nguy cơ lây lan cao nên đều bị cấm nhập khẩu. Việt Nam là một nước nhiệt đới, sâu bệnh phát triển nhiều, nông dân trong nước rất tốn kém, vất vả để tiêu diệt sâu bệnh. Vì vậy, chủ trương của Bộ NN&PTNT là không cho nhập những sinh vật lạ, trong đó có sâu. Nếu cho nhập khẩu về nước mà không kiểm soát tốt sẽ tạo ra mối nguy cho ngành trồng trọt và môi trường. Vừa qua, Việt Nam đã tạm dừng nhập khẩu rau quả từ Australia chỉ vì quốc gia này bùng phát dịch ruồi giấm không kiểm soát được.
Theo tìm hiểu, hiện nay, các loại sâu người nuôi chim mua về để làm thức ăn cho sinh vật cảnh đều được coi là sinh vật lạ, thuộc hệ đa thực hoặc "siêu sâu"- ăn rất nhiều thứ khác nhau nên rất nguy hiểm cho môi trường và mùa màng nếu để phát tán ra tự nhiên. Việt Nam đã có nhiều bài học về tình trạng nhập lậu sinh vật lạ về buôn bán, gây nuôi và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nạn ốc bươu vàng, cu ly và vừa qua là chồn nhung đen, gián đất...
Theo An ninh thủ đô
Bi kịch làng "triệu phú" Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc - Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành "triệu phú" ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm. Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện...