Nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp lên 1,5 triệu đồng/tháng
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nâng mức hỗ trợ học nghề mới dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp lên 1,5 triệu đồng/tháng. Quy định có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.
Mức hỗ trợ học nghề với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vừa được ban hành cao hơn quy định cũ là 500.000 đồng
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Video đang HOT
Quyết định 17/2021/QĐ-TTg nêu rõ, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng.
Quyết định cũng nêu rõ: Hồ sơ đề nghị học nghề và giải quyết hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP).
Hằng tháng, cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP).
Đối với người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định hỗ trợ học nghề thì được áp dụng mức hỗ trợ học nghề theo các quy định tại Quyết định này.
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thanh tra đột xuất các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm
BHXH Việt Nam cho biết tính đến hết tháng 7-2020, số người tham gia BHXH khoảng 15,27 triệu người (đạt tỉ lệ 31% so với lực lượng lao động trong độ tuổi).
Trong đó, BHXH bắt buộc là 14,534 triệu người, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,725 triệu người, số người tham gia BHYT là 85,915 triệu người (đạt tỉ lệ bao phủ 89% dân số).
Người lao động làm thủ tục tại BHXH TP HCM .Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trong 7 tháng đầu năm, toàn ngành BHXH đã kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm tại 3.465 đơn vị, phát hiện 3.651 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng hơn 31,5 tỉ đồng; 11.563 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là hơn 53,8 tỉ đồng...
Từ nay đến cuối năm, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, phản ánh của người dân về BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP chủ động thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng hoặc có dấu hiệu lạm dụng trục lợi BHXH, BHYT, BHTN; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm.
Tuyên truyền, hướng dẫn công nhân viên chức lao động cài đặt ứng dụng VssID Ngày 22/3, Liên đoàn Lao động Thành phố có công văn số 139/LĐLĐ gửi Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã; công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; công đoàn cơ sở và các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố đề nghị phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn công nhân viên chức lao...