Nâng mức độ cảnh báo trong cộng đồng về dịch COVID-19
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị nâng mức độ cảnh báo trong cộng đồng, khuyến cáo mạnh mẽ người dân đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng bối cảnh dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, phải triển khai đồng bộ các biện pháp để “chung sống an toàn với dịch” – Ảnh: VGP
Sáng 14-8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp triển khai biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Trước những khuyến cáo, tin nhắn trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Bộ Y tế, cùng với nhận định “từ nay trở đi sẽ không có “khoảng yên bình”, thường xuyên xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch nhỏ lẻ tại các tỉnh, thành phố”, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị nâng mức độ cảnh báo trong cộng đồng; khuyến cáo mạnh mẽ người dân đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà”.
Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang
Với nguy cơ dịch bệnh thường trực tại tất cả các địa phương, đặc biệt tại các đô thị lớn, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị mới.
Các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao tăng cường công tác quản lý, siết chặt kiểm tra và chấn chỉnh tình hình tiếp nhận người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nêu rõ, việc quan trọng nhất hiện nay là kêu gọi và quy định rõ ràng việc người dân thực hiện biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch như hạn chế đi ra ngoài; thường xuyên giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay…
Các chuyên gia nhấn mạnh, đây không chỉ là nghĩa vụ của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.
Liên quan đến tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, với thành công của Kỳ thi đợt 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng cho đợt thi thứ 2. Trên cơ sở nhận định tình hình dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổ chức thi trong thời gian sớm.
Phân tích triển vọng về vaccine, các chuyên gia cho rằng đến khi có vaccine hữu hiệu hoặc thuốc đặc trị, phải xác định tinh thần “chung sống an toàn với dịch bệnh”; thay đổi thói quen toàn xã hội nhằm phản ứng kịp thời với dịch bệnh khác…
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Ảnh: VGP
Xuất hiện lây nhiễm thứ phát trong phạm vi hộ gia đình
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 6hiờ ngày 14-8, Việt Nam ghi nhận 911 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 361 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam; 21 trường hợp tử vong.
Từ ngày 23/7 đến nay, Việt Nam ghi nhận 496 trường hợp, trong đó có 52 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam, 444 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 15 tỉnh, thành phố, gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM, Hà Nội, Quảng Trị, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Đồng Nai, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hải Dương, Khánh Hòa.
Một số địa phương đã có lây nhiễm thứ phát trong phạm vi hộ gia đình (tại Quảng Nam, Bắc Giang, Lạng Sơn).
Hiện Bộ Y tế đã cấp phép cho 70 đơn vị thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR, trong đó miền Bắc có 34 đơn vị, miền Trung 6 đơn vị, Tây Nguyên 2 đơn vị, miền Nam 28 đơn vị. Từ ngày 23/7-13/8, gần 253.860 mẫu (trên tổng số gần 669.687 mẫu đã lấy, chiếm 37,9%) được xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Hỗ trợ Hải Dương khoanh vùng, dập dịch
Xác định tình trạng phức tạp của chùm ca nhiễm COVID-19 tại Hải Dương, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo điều tra, bệnh nhân số 867 có thể nhiễm COVID-19 từ ngày 30-7 và đã đi khám tại nhiều cơ sở y tế, tiếp xúc với nhiều người. Bộ Y tế sẽ sớm có kết quả giải trình tự gen các ca bệnh này để so sánh với chủng virus đã xuất hiện tại Đà Nẵng trước đó.
“Thành phố Hải Dương thực hiện cách ly xã hội là giải pháp mạnh mẽ, kịp thời, đúng đắn. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ Hải Dương truy vết, cách ly; khoanh vùng, dập dịch; đặc biệt triển khai nhanh nhất có thể việc lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng với tất cả những người đi đến, có liên quan đến quán ăn ở Hải Dương”, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Bộ Y tế cũng phối hợp với tỉnh Hải Dương nhanh chóng khôi phục toàn bộ hệ thống máy xét nghiệm COVID-19 của 4 cơ sở tại địa phương, tiến hành xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng dự kiến 1.500 mẫu/ngày.
Về 21 trường hợp tử vong do COVID-19, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay từ khi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên tại 3 khoa trọng yếu của Bệnh viện Đà Nẵng, Bộ Y tế đã cử đội ngũ y bác sĩ tinh nhuệ hỗ trợ Đà Nẵng với mục tiêu hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
“Với mỗi trường hợp, lực lượng y tế đã cố gắng hết sức”, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Quyền Bộ trưởng Y tế: Tăng tốc truy vết, rà soát tất cả người trở về từ Đà Nẵng
Quyền Bộ trưởng Y tế vừa gửi công điện khẩn tới các tỉnh/thành phố đề nghị tăng tốc độ rà soát các trường hợp đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 đã trở về địa phương.
Ngày 7/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có công điện gửi UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường rà soát, báo cáo kết quả xác minh, quản lý các trường hợp đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 đã trở về địa phương.
Đây là công điện thứ 3 liên tiếp của Bộ Y tế nhằm đẩy nhanh tốc độ rà soát, xác minh, quản lý tất cả các trường hợp đến TP.Đà Nẵng thời gian vừa qua.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Trong công điện, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương, quyết liệt, tăng tốc hơn nữa việc truy vết, xác minh, lập danh sách tất cả các trường hợp đến, lưu trú tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 1/7 đến 28/7 đã trở về địa phương trên mọi phương tiện.
Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh hoặc đến các khu vực có nguy cơ cao theo các thông báo của Bộ Y tế phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc và cách ly y tế phù hợp.
Các địa phương cần tổ chức triển khai xét nghiệm xác định ca bệnh thông qua phát hiện kháng nguyên của virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hàng ngày có báo cáo gửi về Cục Y tế dự phòng trước 15h theo địa chỉ email: covid19ytdp@gmail.com.
Tính tới 18h ngày 7/8, Việt Nam ghi nhận 784 trường hợp mắc COVID-19. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 178.451 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta.
Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này có 395 /784 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm 50,4%. Trong số các bệnh nhân còn lại, 19 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 14 bệnh nhân âm tính lần 2 với nCoV. Cả nước hiện còn 346 người dương tính với virus corona, 10 bệnh nhân tử vong.
Video: Người dân cần làm gì khi COVID-19 quay trở lại?
Chuẩn bị nhân lực, vật chất cho tình huống dịch lan rộng Ngày 5/8 tại cuộc họp giao ban với giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo dịch lần này khó khăn hơn nhiều, tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình, cần chuẩn bị nhân lực, vật lực. Các y bác sĩ...