Năng lượng tái tạo bùng nổ đối mặt nghẽn mạch hệ thống
Mặc dù năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian qua, nhưng đến năm 2030 có thể xảy ra tình trạng mất cân đối vùng miền, miền Bắc vẫn đối mặt với vấn đề thiếu hụt công suất định.
Trao đổi tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Vương quốc Anh về vận hành và quản lý hiệu quả mạng lưới điện quốc gia” ngày 22/11, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Phòng phân tích và quy hoạch hệ thống điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, trước khi xảy ra Covid-19, tốc độ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đạt tăng trưởng 10%/năm, sau hai năm 2020-2021 ảnh hưởng của Covid-19 khiến tốc độ có giảm, nhưng bước sang năm 2022 đã cải thiện.
Các đại biểu chia sẻ tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam tại hội thảo diễn ra ngày 22/11.
Dự kiến giai đoạn 2022-2025, tốc độ phát triển năng lượng tái tạo sẽ đạt tăng trưởng 10% và giai đoạn 2025-2030 đạt 7-8%/năm. Như vậy, quy mô hệ thống điện Việt Nam sẽ tăng gấp đôi sau 7-8 năm.
Tại Việt Nam, ở Tây Bắc có tiềm năng lớn với hệ thống thủy điện, miền trung và miền Nam có tiềm năng về nguồn điện tái tạo, điện mặt trời, điện gió, điện khí. Công suất của điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm khoảng 20% tổng công suất vào năm 2025 và đến năm 2030 con số này đạt 30%. Việc khai thác tiềm năng phát triển thủy điện sẽ giảm dần để bù vào tăng trưởng của năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, đại diện EVN cho rằng, đến năm 2030 sẽ mất cân đối cung cầu vùng miền. Miền Bắc phụ tải lớn nhưng không theo kịp tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo khi các dự án tập trung ở miền Trung và miền Nam, ít phát triển ở miền Bắc nên vấn đề cung cấp cho miền Bắc gặp khó khăn. Trong tương lai, miền Bắc đối mặt với vấn đề lớn thiếu hụt công suất định.
Khó khăn, thách thức lớn nhất của phát triển năng lượng tái tạo hiện nay là đối mặt nghẽn mạch hệ thống. Năng lượng tái tạo phát triển nhanh trong 2 năm trở lại đây nhưng lưới điện phát triển không theo kịp, bởi để phát triển công trình lưới điện theo kịp cần 5-7 năm.
Chính bởi năng lượng tái tạo phát triển nhanh trong hai năm qua khi có cơ chế hỗ trợ mà lưới điện phát triển không theo kịp dẫn đến tình trạng nghẽn mạch.
Video đang HOT
Khó khăn thứ hai là lập kế hoạch vận hành bởi đặc thù của năng lượng tái tạo, điện mặt trời buổi trưa nguồn điện cao nhưng phụ tải giảm. Bên cạnh đó là câu chuyện chuyển dịch từ cuối tuần sang đầu tuần. Cuối tuần ưu tiên phát triển tái tạo giảm năng lượng than, đến thứ Hai các nguồn năng lượng truyền thống như than gặp khó khăn trong tăng công suất đáp ứng.
Khu vực bị nghẽn mạch hệ thống chủ yếu miền Trung và miền Nam, thậm chí tác động lên cả đường dây 500 KV Bắc – Nam. Còn vào giai đoạn Tết Nguyên đán, phụ tải giảm mạnh, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn, tiềm ẩn nguy cơ.
Năng lượng tái tạo có tính biến động cao nên khi vận hành phải dự báo được biến động, đây là một khó khăn, EVN cho biết. Sau 2-3 năm vận hành, EVN đã tích lũy được kinh nghiệm khả năng dự báo đã cải thiện.
Nguồn năng lượng tái tạo không cung cấp công suất ngắn mạch trên hệ thống có thể gây ra mất ổn định cho một số nhà máy điện đấu nối xa.
Về các giải pháp, EVN cho biết đã đưa ra giải pháp cài đặt lại chế độ điều khiển cho nhà máy năng lượng tái tạo, giải pháp về giám sát kiểm soát hệ thống điện xây dựng hệ thống quán tính, xây dựng công cụ để tính toán online, trang bị các hệ thống giám sát đánh giá chất lượng điện năng hệ thống tự động vận hành.
EVN mong muốn xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo ở miền Bắc để đảm bảo an ninh năng lượng miền Bắc.
Nhu cầu tiêu thụ tăng cao, doanh nghiệp sản xuất điện 'tỏa sáng'
Quý III/2022, đa số các doanh nghiệp ngành điện báo lãi lớn, thậm chí có doanh nghiệp lãi hàng trăm lần.
Giới phân tích nhận định, nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới để đáp ứng đà tăng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu về điện.
Hệ thống các thiết bị viễn thông dùng riêng đảm bảo cung cấp kênh truyền và phục vụ tốt công tác điều hành, sản xuất, kinh doanh điện. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Nhu cầu cao
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương - VietinBank Securities, năm 2021 tổng sản lượng điện toàn cầu tăng 6,2% - tương tự như mức tăng mạnh trở lại vào năm 2010 sau hậu khủng hoảng tài chính (6,4%).
"Dự báo nhu cầu điện tiêu thụ cho tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đạt ở mức cao. Triển vọng 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của Việt Nam đạt 8,5%/năm, tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng", VietinBank Securities nêu quan điểm.
VietinBank Securities dự báo sản lượng điện thiếu hụt trên toàn hệ thống sẽ vào khoảng 13,3 tỷ kWh trong năm 2023 và 27,7 tỷ kWh đến năm 2025. Do vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và tăng phụ tải nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp phát triển kinh tế.
Ngoài ra, chuyên gia phân tích từ công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng những tín hiệu khởi sắc từ các dự án điện năng lượng tái tạo khi Chính phủ Việt Nam tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển năng lượng sạch, giảm thiểu khí thải carbon.
Tuy nhiên, VietinBank Securities không đặt kỳ vọng khả quan với sản lượng điện năng lượng tái tạo sẽ đạt được mục tiêu đề ra như trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII do những khó khăn trong việc triển khai dự án. Thay vào đó, nguồn thủy điện và nhiệt điện vẫn là nòng cốt đóng góp vào lưới điện quốc gia giai đoạn 2023 - 2025. Sau đó, nguồn điện năng lượng tái tạo có thể sẽ dần thay thế nguồn điện truyền thống này.
Theo VietinBank Securities, Việt Nam nằm trong Top quốc gia có sản lượng tiêu thụ lớn trên thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực. VietinBank Securities cho biết, trong số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 21 về quy mô sản lượng điện toàn cầu năm 2021. Cụ thể, đạt 244 TWh tương đương 1% tổng tiêu thụ điện thế giới. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh của Việt Nam được đẩy mạnh và phục hồi.
VietinBank Securities dự báo nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh dẫn đến nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2023-2025. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt gần 96% tổng sản lượng tiêu thụ toàn hệ thống.
Công ty chứng khoán này dự báo nhu cầu điện sẽ tăng cao trong các năm tới, trong bối cảnh Việt Nam liên tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Theo báo cáo cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021 - 2025 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025.
Tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025 (không tính năng lượng tái tạo) chỉ khoảng 18%. Cụ thể, tỷ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Còn ở miền Bắc, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu khẩu điện từ Lào. Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết, công trình đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) - Tương Dương (Việt Nam) đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm nhập khẩu điện từ cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Mô về Việt Nam, thực hiện Hợp đồng mua bán điện đã được ký kết ngày 4/1/2020 giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào. Đến tháng 10/2022, dự án đã đạt 91% tiến độ và dự kiến đóng điện toàn tuyến trong tháng 11 này.
Đối với các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp (vận hành thương mại (COD) sau khi hết thời hạn ưu đãi giá FIT), ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Doanh nghiệp lãi lớn
Công nhân Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tăng cường kiểm tra kỹ thuật trạm biến áp 110kV Vĩnh Phúc, đảm bảo cấp điện an toàn. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Trong quý III/2022, nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, với kết quả lãi ròng tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí tăng hàng trăm lần.
Nhóm thủy điện gây ấn tượng khi nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng rất mạnh trong quý III/2022. Dẫn đầu là Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư và Phát triển điện Miền Trung (mã chứng khoán: SEB) ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 66 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý III/2022 của SEB lên tới 31,3 tỷ đồng, tăng gần 110 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp đến, CTCP Thủy điện Nước Trong (mã chứng khoán: NTH) có lợi nhuận sau thuế quý III/2022 đạt 10,4 tỷ đồng, tăng gấp 22,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. CTCP Thủy điện A Vương (mã chứng khoán: AVC) có lợi nhuận sau thuế đạt 180 tỷ đồng, gấp hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán: PPC) báo lãi ròng155 tỷ đồng trong quý III/2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp lỗ 35 tỷ. CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã chứng khoán: VSH) báo lãi quý III/2022 đạt hơn 220 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 42 tỷ đồng.
CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán: HND) công bố lợi nhuận sau thuế gần 41 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 quý, Nhiệt điện Hải Phòng có lợi nhuận trước thuế đạt 608 tỷ đồng, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2019. CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán: QTP) cũng có lợi nhuận quý III/2022 tăng trưởng mạnh. Cụ thể, lãi sau thuế của doanh nghiệp đạt 147 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 745 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ.
CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (mã chứng khoán: BTP) có lợi nhuận sau thuế quý III/2022 đạt hơn 86,5 tỷ đồng, tăng hơn 375% so với cùng kỳ năm 2021; CTCP Thủy điện Thác Bà (mã chứng khoán: TBC) báo lãi sau thuế đạt hơn 105 tỷ đồng, tăng 211% so với cùng kỳ năm ngoái...
Theo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), tăng trưởng kinh tế thường đi kèm với sự phát triển bền vững của an ninh năng lượng. Nhận thức được tính thiết thực của ngành năng lượng, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến việc định hướng và phát triển ngành năng lượng để làm nền tảng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó, ngành năng lượng có thể được coi là một đại diện hấp dẫn cho triển vọng phát triển dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Mảng năng lượng nhìn chung sẽ trở nên tươi sáng hơn nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là sự bình thường hóa của nhiều doanh nghiệp và hoạt động sản xuất sau đại dịch, ACBS nhận định.
Tăng trưởng tín dụng xanh thúc đẩy Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tài chính xanh có thể giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng cách tài trợ cho các dự án năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, cũng như hỗ trợ phát triển các công trình xanh, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm, trung bình...