Năng lượng – ám ảnh ẩn giấu sau giàn khoan Hải Dương 981

Theo dõi VGT trên

Có lẽ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, những chỉ trích của cộng đồng quốc tế chẳng là gì so với nhu cầu thúc đẩy và phát triển năng lực trên biển, cũng như nhu cầu khai thác tài nguyên tại Biển Đông.

Ngày 2/5, Trung Quốc hạ đã đặt giàn khoan nửa chìm Hải Dương 981 cách bờ biển Việt Nam 119 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 180 hải lý.

Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã gọi đó là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ thì coi đó là hành động khiêu khích.

Năng lượng - ám ảnh ẩn giấu sau giàn khoan Hải Dương 981 - Hình 1

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Đây rõ ràng là động thái có tính toán nhằm làm gia tăng căng thẳng trong tranh chấp biển và lãnh thổ với Việt Nam. Hành động này đ.ánh dấu lần đầu tiên một bên yêu sách đơn phương khai thác tài nguyên dầu mỏ trong vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, dù các quan chức Trung Quốc từ bấy lâu vẫn toan tính đến động thái như vậy, và trước đó các bên yêu sách cũng đưa ra những ưu đãi khuyến khích các công ty năng lượng quốc tế khai thác trong các khu vực tranh chấp (Họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14/5).

Nhìn chung, thời điểm diễn ra hành động này có vẻ như phản tác dụng. Ý định của Trung Quốc rõ ràng là muốn gây áp lực lên các bên yêu sách bằng một loạt hành động dưới ngưỡng sử dụng vũ lực nhưng lại áp đảo đối với các quốc gia yếu hơn.

Tuy nhiên động thái này lại phá vỡ mối quan hệ một năm tương đối tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và có thể làm xói mòn thông điệp hợp tác khu vực và an ninh mà Tập Cận Bình đã tuyên bố sau đó tại Hội nghị Hợp tác và Xây dựng Lòng tin tại châu Á (Tân Hoa Xã, ngày 21/5).

Kịch bản Trung Quốc sẽ làm tiếp sau hạ đặt giàn khoan?

Mặc dù vậy, hành động trên không phải là không có tính toán, mà đó là việc hiện thực hóa một năm nỗ lực phát triển công nghệ khoan nước sâu và triển khai khoan tại khu vực. Trung Quốc đã phát triển giàn khoan Hải Dương 981 khi có đủ khả năng và thực hiện ngay khi có thể.

Hành động này hỗ trợ cho hai mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là vừa khẳng định khả năng khai thác tài nguyên trong khu vực tranh chấp, vừa ngăn cản các công ty năng lượng quốc tế hợp tác với Việt Nam và các quốc gia yêu sách khác. Tuy nhiên, dù có lợi thế đáng kể trong công nghệ khoan nước sâu, nhưng Trung Quốc lại không đủ khả năng khai thác khí đốt tự nhiên nằm xa bờ biển của mình, điều này cho thấy rằng, hành động trên vừa bị tác động bởi các tính toán chiến lược, lẫn các ý đồ về năng lượng.

Tại sao lại là thời điểm này?

Năng lực biển của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, kể cả về chấp pháp trên biển, ảnh hưởng quân sự và cả về khả năng khai thác xa bờ. Trung Quốc đã đầu tư đáng kể để biến nước này trở thành “cường quốc biển” như nguyên Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã đề cập. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đặt mục tiêu cho nền kinh tế biển nước này đóng góp 10% cho tổng GDP của Trung Quốc.

Ngoài hiện đại hóa hải quân, Trung Quốc cũng đang tăng cường năng lực thực thi các yêu sách trên biển bằng các tàu chấp pháp dân sự trang bị vũ khí hạng nhẹ. Loại tàu này thực thi các yêu sách của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trước ngư dân của Philippines và Việt Nam.

Năng lượng - ám ảnh ẩn giấu sau giàn khoan Hải Dương 981 - Hình 2

Video đang HOT

Tình hình biển Đông vẫn chưa dịu đi khi số lượng tàu Trung Quốc đưa ra bảo vệ giàn khoan tăng theo từng ngày.

Trung Quốc cũng đã đầu tư đang kể vào công nghệ khoan xa bờ. Tập đoàn quốc doanh Dầu khí Xa bờ Quốc gia (CNOOC) đang rất nỗ lực phát triển năng suất khai thác xa bờ của mình, chủ yếu tập trung tại khu vực biển nước sâu ở Biển Đông. Công ty con của CNOOC là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Dầu khí Trung Quốc (COSL) được phê duyệt 62% nguồn vốn của mình để sở hữu các doàn khoan mới vào năm 2013 (Platt’s Oilgram News, tháng 2/2013).

COSL hiện đang xây dựng thêm hai giàn khoan nửa chìm mới có khả năng khoan ở độ sâu 1500m. Mức này vẫn chỉ bằng một nửa so với dàn khoan Hải Dương 981 nhưng dù sao vẫn đạt được độ sâu đáng kể (Platt’s Oilgram News, tháng 2/2013). Trong một động thái gây ngạc nhiên, COSL đã mua một giàn khoan nước sâu của Transocean’s Richardson vào giữa 2013 sau khi Hải Dương 981 bị ngưng sử dụng do ảnh hưởng của kết cấu chống đỡ của thép hay chất lượng mối hàn (Petroleum Intelligence Weekly, ngày 19/8/2013).

Rõ ràng Hải Dương 981 là giàn khoan có khả năng lớn nhất trong số giàn khoan kể trên. Hải Dương 981 do Tập đoạn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc đóng, và COSL đã sở hữu giàn khoan trị giá 900 triệu USD này vào tháng 5/2012. Hải Dương 981 lần đầu tiên hoạt động tại Đồng bằng sông Châu Giang trước khi đưa vào hoạt động tại mỏ khí Lệ Loan ở Biển Đông, nằm cách phía đông nam Hồng Công 198 hải lý (Platt’s Oilgram News, ngày 9/5/2012).

Khi Hải Dương 981 được đưa vào hoạt động năm 2012, Liu Feng, Viện Nghiên Quốc gia Nam Hải đã trả lời tờ Petroleum Economist rằng, “với sự phát triển của công nghệ khoan nước sâu của Trung Quốc, thì việc CNOOC đẩy mạnh khai thác tại khu vực trung tâm và phía nam Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian” (Petroleum Economist, tháng 9/2012).

TQ đưa giàn khoan thứ hai (Nam Hải 9) đến Biển Đông

Cuối cùng, vấn đề khai thác tài nguyên nước sâu là mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đang rất tích cực tiếp cận. Hiện Trung Quốc đang sở hữu tàu lặn Giao Long, một trong những tàu lặn có khả năng lặn sâu nhất thế giới với độ sâu 5000m.

Trung Quốc là một trong những quốc gia tích cực nhất trên thế giới tại Ủy ban Đáy biển Quốc tế tại Jamaica, đây là ủy ban cấp phép cho các hoạt động thăm dò tài nguyên nước sâu đáy biển ở các vùng biển quốc tế. Việc theo đuổi công nghệ khoan nước sâu đã được dư luận theo dõi từ năm 2012 khi CNOOC đưa ra lời mời hào phòng đối với công ty dầu khí Canada là Nexen. Các khoản đầu tư của COSL vào việc tăng cường năng lực khoan nước sâu là mục tiêu của CNOOC nhằm khai thác nước sâu đạt 1 triệu thùng/ngày vào năm 2020 (Petroleum Economist, tháng 12/2012).

Vào đầu năm nay, CNOOC đã tuyên bố phát hiện một mỏ khí tại bể Quỳnh Đông Nam và đặt tên là Lingshui 17-2, đây là phát hiện đầu tiên trong hoạt động khai thác nước sâu độc lập của CNOOC. Theo Oil and Gas Journal (ngày 19/3), mỏ khí nằm ở độ sâu 1450m so với mực nước biển và ở độ sâu 3510m dưới đáy biển. Bể Quỳnh Đông Nam nằm ở phía nam Hải Nam và ở phía bắc vùng biển Hoàng Sa, tại khu vực mà Việt Nam không có yêu sách chủ quyền.

Những nỗ lực về kinh tế bị thúc đẩy bởi sự thiếu hụt nguồn cung trong nước, giá dầu tăng cao ở châu Á – Thái Bình Dương và tầm quan trọng về an ninh nguồn cung năng lượng của Trung Quốc. Theo quan điểm của CNOOC, khai thác nước sâu tại Biển Đông là vấn đề thiết yếu cho nền kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.

Các mỏ ở Vịnh Bột Hải đang bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm, còn các mỏ ở biển Hoa Đông lại bị ngưng khai thác do những tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản (Platt’s Oilgram News, ngày 17/4/2012). Tiềm năng khai thác dầu khí tại Biển Đông sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu về an ninh năng lượng trên ba khía cạnh.

Thứ nhất, tăng cường đa dạng hóa nguồn năng lượng để không bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng than. Thứ hai, bổ sung vào việc bản địa hóa việc khai thác nhằm tăng cường đa dạng hóa nguồn khí đốt của Trung Quốc (như việc nước này đã ký các thỏa thuận khí đốt tự nhiên với Nga). Cuối cùng, nguồn khí đốt nhập khẩu sẽ không phải đi qua đường biển, điều đó giúp làm giảm sự lo ngại của Trung Quốc vào nguồn nhập khẩu qua các lộ trình đường biển mà hiện Mỹ đang kiểm soát.

Chuyên gia phân tích mưu đồ của Trung Quốc ẩn sau giàn khoan

Làm nhụt ý chí các đối thủ trong tranh chấp

Đối với Bắc Kinh, CNOOC đóng vai trò tăng cường lợi ích và tầm quan trọng chính trị của Biển Đông, mục tiêu của Trung Quốc là đảm bảo cho các hoạt động kinh tế tại khu vực mà Trung Quốc yêu sách phải đi theo hướng của Bắc Kinh. Lý do kinh tế nêu trên càng được củng cố bởi những lo lắng về an ninh và chính trị. Năm 2012, lần đầu tiên CNOOC đã cho đấu thầu các lô dầu khí ở hai vòng khác nhau. Lần đầu là đấu thầu toàn bộ các lô ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, đây là các lô mà Việt Nam đã cấp phép cho các công ty dầu khí nước ngoài, họ là các đối tác của Petro Vietnam. Đây rõ ràng là động cơ mang tính chính trị bởi Trung Quốc đã đấu thầu trên phạm vi rất lớn, bao gồm các lô ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông, lưu vực của sông Châu Giang và Biển Đông.

Với việc triển khai dàn khoan tại vùng biển yêu sách của Việt Nam, Trung Quốc đang gia tăng căng thăng tại các vùng biển gần với các khu vực mà các công ty dầu khí nước ngoài hiện đang khai thác. Việt Nam không có đủ công nghệ khoan nước sâu hiện đại và phải phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài, mặc dù Petro Vietnam đang nỗ lực phát triển một dàn khoan nước sâu trong một dự án liên doanh với một công ty của Nga (Platt’s Oilgram News, ngày 21/7/2011).

Bằng cách gia tăng rủi ro về chính trị đối với các công ty nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, Bắc Kinh có thể ngăn cản hoạt động khai thác của Việt Nam đồng thời xây dựng khả năng đơn phương khai thác các khu vực có tranh chấp. Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị việc cố gắng loại bỏ các công ty dầu khí nước ngoài hiện đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam, mặc dù nước này trước đó đã gây áp lực lên các đối tác chính của Việt Nam không được ký các thỏa thuận với Việt Nam. Công ty ExxonMobil đang tiến hành khai thác các mỏ khí Cá Voi Xanh tại các lô 117, 118 và 119, đây là các lô nằm ở phía tây thuộc khu vực mà Trung Quốc hạ đặt Hải Dương 981.

Giàn khoan Hải Dương 981: Những luận điệu kệch cỡm, vô lối

Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện khai thác đơn phương tại Biển Đông, điều này được minh chứng rõ hơn bởi các động thái của nước này đối với Philippines ở Biển Đông. Lô SC 72, gần bãi Cỏ Rong được Philippines mời thầu vào năm 2011, tuy nhiên Trung Quốc đã cảnh báo các công ty dầu khí nước ngoài không được tham gia đấu thầu. Tàu của Trung Quốc đã cản trở nỗ lực của công ty Forum Energy khai thác trong khu vực này. Cuối cùng, các thảo luận giữa đối tac của công ty Forum và CNOOC được tổ chức nhằm đưa ra một giải pháp khả thi. Vào tháng 3/2014, truyền thông Philippines đã loan tin rằng cuộc đàm phán đã bị đình trệ.

Sự hụng hăng của Trung Quốc đối với Việt Nam hiện đang xảy ra ở Biển Đông. Không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh theo đuổi một phân định với Việt Nam giống như ở Vịnh Bắc Bộ. Cả Petro Vietnam và CNOOC đã ký một biên bản ghi nhớ khai thác và sản xuất tại các khu vực tranh chấp vào năm 2006, và khu vực nằm trong thỏa thuận đã được mở rộng vào mùa hè năm 2013. Có lẽ theo quan điểm của Bắc Kinh thì thỏa thuận ở Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết theo hướng có lợi, không giống như ở Biển Đông.

Những hạn chế đối với tham vọng của Trung Quốc

Có một số hạn chế thực tế đặt ra đối với tham vọng của Trung Quốc. Dù khả năng ngày càng phát triển nhưng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những hạn chế nhất định về khả năng thương mại trong vấn đề khai thác nguồn dầu khí tại các khu vực xa bờ. Ở tình thế hiện tại, dù Hải Dương 981 có đạt được những phát hiện quan trọng, thì tính khả thi về thương mại đối với phát hiện đó phụ thuộc vào việc đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Chi phí sẽ đội lên rất lớn do khó khăn về khoảng cách và công nghệ, cùng với đó là việc xây dựng các đường ống dẫn dưới biển sâu. Mạng lưới đường ống dẫn khí gần nhất của Trung Quốc nằm ở đảo Hải Nam, và độ sâu sẽ khiến cho việc hòa vào mạng lưới này là rất tốn kém. Điều kiện này cho thấy ý định của Trung Quốc, ngoài việc khẳng định quyền tài phán tại các vùng biển yêu sách, là nhằm thực hiện đề xuất “khai thác chung” mà nước này đang có ý định heo đuổi.

Hơn nữa, bản thân Hải Dương 981 không thực sự nhiều ấn tượng như ban đầu được quảng cáo. Như đã đề cập ở trên, giàn khoan này đã phải tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể để sửa chữa. Do vậy, Hải Dương 981 có lẽ không đủ khả năng hoạt động trong mùa bão từ tháng 7 đến tháng 9 như dự định ban đầu đưa ra, đây là dự định khiến cho người ta nghi ngờ về tuyên bố của Bắc Kinh sẽ duy trì dàn khoan ngoài khơi bờ biển Việt Nam đến tháng 8 (Petroleum Intelligence Weekly, ngày 19/8/2013).

Sau Biển Đông, Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan Hải Dương 981 đi đâu

Tuy nhiên, có lẽ Trung Quốc sẽ chấp nhận đối mặt với những thách thức này. Chẳng hạn, do sự do dự của các đối tác nước ngoài chủ chốt trong việc khai thác tại các khu vực tranh chấp, có vẻ như Bắc Kinh đã chuẩn bị cho việc độc lập khai thác. Công suất dàn khoan trong nước của Trung Quốc sẽ vẫn không đáp ứng theo yêu cầu, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng hoạt động khai thác của các công ty nước ngoài phải sử dụng các dàn khoan đăng ký tại Trung Quốc.

Các doanh nghiệp nước ngoài mất chi phí khá cao khi hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, do phải đóng 6% thuế nhập khẩu và 17% thuế giá trị gia tăng do sử dụng dàn khoan nửa chìm không được đăng ký ở Trung Quốc (Platt’s Oilgram News, ngày 25/5/2012). Dù điều này sẽ làm giảm đáng kể năng suất khai thác và giảm lợi nhuận thương mại đối với những mỏ dầu khí được phát hiện, tuy nhiên nó lại có lợi cho Trung Quốc khi nước này chuẩn bị cho việc kiểm soát hoạt động khai thác xa bờ ở các vùng biển có yêu sách chủ quyền.

Kết luận

Các nhà phân tích phương Tây cần phải lưu ý đến tầm quan trọng về khả năng của Trung Quốc. Quốc gia này giờ đây có khả năng khai thác tốt hơn bao giờ hết tại các khu vực tranh chấp. Hơn nữa, dù cho tồn tại những hạn chế đã đề cập ở trên và những chi phí khổng lồ mà CNOOC phải đối mặt, nhưng Bắc Kinh đã sẵn sàng chuẩn bị đối mặt để giải quyết tầm quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng. Rõ ràng là Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị đối mặt các khó khăn để khai thác các nguồn tài nguyên tại các vùng biển có yêu sách vì điều này thực hiện cả mục tiêu chính trị và kinh tế.

Như vậy, sau khi phân tích tất cả các mặt, thì giải thích về mặt chiến lược đối với thời điểm triển khai dàn khoan có lẽ đưa ra một sự thật rất đơn giản: động thái đó là hoạt động nằm trong kế hoạch khai thác tài nguyên của Trung Quốc ở Biển Đông. Kết luận rằng, động thái của Trung Quốc là rất “kém” về mặt thời điểm, bởi những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng nhằm vào Trung Quốc, những chỉ trích về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc gây quan ngại đối với khu vực và thế giới.

Trái lại, có lẽ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, cái giá phải trả cho những chỉ trích của cộng đồng quốc tế thấp hơn so với nhu cầu thúc đẩy và phát triển năng lực trên biển nhằm đảm bảo việc khai thác nguồn tài nguyên trong vùng biển Trung Quốc yêu sách phải có lợi cho Bắc Kinh và tuân theo những quy định của nước này.

Theo Nghiên cứu Biển đông

Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?

Tờ Eur Asia Review ngày 28/6 đăng phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila về động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bài phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam.

Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào? - Hình 1

Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: canhsatbien.vn.

Để lấp liếm cho hành động này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với 2 quần đảo trên, nhưng một điều lạ là cho đến nay họ không đưa ra được bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.

Bài phân tích của tiến sĩ Kapila viết: Bắc Kinh cũng không thể giải thích tại sao họ "sáp nhập" Tây Tạng năm 1950 mà phải đợi 20 năm sau mới "sáp nhập" (thực tế là xâm lược) Hoàng Sa, 14 năm tiếp theo để "sáp nhập" Trường Sa bằng vũ lực. Và phải mất 60 năm, họ mới tuyên bố Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi"?

Rõ ràng gần đây khi tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", Trung Quốc đang nhằm mục đích đồng bộ hóa tham vọng phi nước đại chiến lược để trở thành một trung tâm quyền lực ở Tây Thái Bình Dương. Thôn tính Hoàng Sa và tiếp theo là Trường Sa là bước mở đường cho quá trình này.

Bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, tránh vũ lực, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng yêu sách đường lưỡi bò của họ mà cho đến nay vẫn không có tọa độ chính xác.

Quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông phải đối mặt với khó khăn thực tế rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có một phần nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, bởi tính toán chiến lược của họ là sau khi thôn tính được Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thống trị hiệu quả toàn bộ Biển Đông.

Hành động khiêu khích của Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm từ lúc họ phát động chiến tranh xâm lược cho đến nay, bằng chứng là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.

Vụ Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam đã đi vào tiềm thức khu vực và quốc tế như một ví dụ điển hình trong xu hướng của Bắc Kinh muốn sử dụng lực lượng quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên cái gọi là "căn cứ lịch sử" của họ.

Bắc Kinh tiếp tục tạo thêm các nguy cơ xung đột ở Biển Đông sau khi chính thức công bố đường lưỡi bò và mở rộng các điểm chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Do đó, Trung Quốc ngày nay không chỉ còn xung đột với Việt Nam ở Hoàng Sa hay Trường Sa, mà còn với Philippines, Malaysia và Brunei.

Chính những điều này đã tạo nên chiến lược chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc trong các nước láng giềng. Căng thẳng Biển Đông không chỉ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà còn giữa Trung Quốc với Mỹ khi Washington xem tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia. Mỹ đã có kế hoạch quân sự dự phòng tại chỗ để đối phó với bất kỳ xung đột vũ trang nào trên Biển Đông.

Một thực tế có thể kiểm chứng là Trung Quốc chống lại bất kỳ quy trình giải quyết xung đột nào phát sinh từ Hoàng Sa, Trường Sa mà làm giảm tính toán chiến lược phòng thủ và tấn công của họ để mở rộng các khu vực kiểm soát (bất hợp pháp) tiến tới mở rộng ra toàn bộ Biển Đông. Ngay cả khi dưới áp lực lớn Trung Quốc buộc phải chấp nhận quy trình giải quyết xung đột đa phương ở Biển Đông thì vẫn có nguy cơ Bắc Kinh sẽ lại sử dụng chiến thuật trì hoãn các cuộc thảo luận và tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động chiến lược và quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông.

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28
13:00:14 02/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Truy tìm kẻ chiếm đoạt t.iền ủng hộ hai cha con bán rau bị tai nạn
10:06:25 02/07/2024
Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ
12:40:31 02/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?
09:36:04 02/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
5 cầu thủ Anh nguy cơ bị treo giò ở Euro 2024
07:28:42 04/07/2024

Tin mới nhất

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.

Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu

20:56:10 02/07/2024
Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp nhận, thụ lý điều tra vụ việc một người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân, phường 8, TP Vũng Tàu.

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ ảo động Sơn Mộc Hương - Sơn La

Du lịch

09:02:52 04/07/2024
Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu-cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La.

Bị bố chồng chèn ép suốt 3 năm, tôi choáng váng khi biết lý do xuất phát từ việc đáng xấu hổ của ông trong quá khứ

Góc tâm tình

09:02:10 04/07/2024
Nghe những gì bố chồng nói, tôi choáng váng đến mức đứng không vững. Tại sao ông lại có thể hiểu nhầm tai hại như thế cơ chứ.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

Thế giới

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Mách các nàng cách diện đồ chiết eo đẹp

Thời trang

08:06:12 04/07/2024
Hãy diện đồ chiết eo theo 4 cách này, các cô gái sẽ có bảo bối giúp tạo điểm nhấn cho trang phục, che đi khuyết điểm ở vòng 2.Chiếc váy hoặc áo chiết eo sẽ khiến set đồ của bạn đặc biệt hơn, đồng thời tạo điểm nhấn tôn lên vóc dáng cho ...

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

'Ma nữ đẹp nhất Thái Lan' hóa thân cô gái Việt

Phong cách sao

07:09:25 04/07/2024
Diễn viên Mai Davika gây sốt mạng xã hội khi diện áo dài, đội mấn, tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt. Tạo hình này được nhiều tín đồ thời trang, makeup trong nước hưởng ứng.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ vào một cách đơn giản

Làm đẹp

07:04:06 04/07/2024
Những sản phẩm dược mỹ phẩm organic luôn chứa các thành phần cực kỳ lành tính và an toàn tuyệt đối cho làn da, vì vậy Hà Tăng rất yên tâm về hiệu quả và độ an toàn mà chúng mang lại.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.

Xem Esports World Cup 2024 ở đâu? Link trực tiếp EWC 2024

Mọt game

06:42:21 04/07/2024
Sự kiệnEsports World Cup 2024diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út từ ngày 28/06 - 25/08. Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ Việt Nam đang cực kỳ quan tâm đến giải đấu con thuộc sự kiện này: LOL Esports World Cup 2024.