Năng lực tài chính “trượt dốc” của 2 nhà thầu cao tốc Cam Lộ – La Sơn
Công ty CP Đầu tư XD và XNK 168 Việt Nam và Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên (vừa bị Cục QLXD&CLCTGT đề nghị xử lý nghiêm), đang có bức tranh tài chính liên tục “trượt dốc”.
Năng lực tài chính “trượt dốc”
Một số nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn vừa mới bị Cục Quản lý xây dựng và chất lượng giao thông (QLXD&CLCTGT) báo cáo Bộ GTVT về việc xử lý nghiêm khắc vì thi công yếu kém.
Các nhà thầu bị Cục QLXD&CLCTGT điểm tên gồm có Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam (gói thầu XL2) bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt, nếu trong tháng 1/2022 nếu không chuyển biến tích cực phải thực hiện điều chuyển khối lượng cho nhà thầu khác thực hiện.
Cùng với đó Cục QLXD&CLCTGT để nghị điều chuyển toàn bộ khối lượng công việc của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên (thực hiện gói thầu XL3) cho nhà thầu khác thực hiện.
Nguyên nhân khiến cho hai nhà thầu này bị đề nghị xử lý là do thi công tiến độ dự án chậm. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã nhắc nhở các nhà thầu thực hiện nghiêm các quy định trong hợp đồng đã ký. Một số gói thầu do nhà thầu thi công chậm không đảm bảo đúng tiến độ đã được chúng tôi cắt và chuyển sang cho nhà thầu khác thi công”.
“Việc các nhà thầu thi công chậm có nhiều nguyên nhân do tác động của dịch Covid-19, cùng với đó là do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, thiếu nguyên vật liệu đắp nền đường đã làm ảnh hưởng tới tiến độ của dự án”, ông Quý cho hay.
Theo tìm của PV Dân Việt, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam là nhà thầu vừa bị nhắc tên có trụ sở tại số 63 Trần Quang Diệu, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội. do ông Nguyễn Ngọc Hòa (sinh năm 1973) làm người đại diện pháp luật, kiêm chủ tịch HĐQT.
Doanh nghiệp này được thành lập ban đầu với vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, và được tăng vốn lên 30 tỷ đồng vào tháng 7/2015, Những năm gần đây, bức tranh tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam không mấy khởi sắc khi doanh thu liên tục đi xuống.
Video đang HOT
Vào năm 2018 doanh nghiệp này có doanh thu với 283,8 tỷ đồng, nhưng những năm tiếp theo doanh thu liên tục trượt dốc vào năm 2019 và 2020 lần lượt giảm mạnh xuống còn 191,4 tỷ đồng và 104,6 tỷ đồng.
Doanh thu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam liên tục bị sụt giảm qua các năm là do giá vốn hàng bán quá cao nên lợi nhuận lần lượt giảm từ 14,9 tỷ đồng (năm 2018), xuống còn 13 tỷ đồng (năm 2019) và 8,6 tỷ đồng (năm 2020).
Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp chỉ báo lãi vào năm 2019, với số lãi 1,2 tỷ đồng. Năm 2018 doanh nghiệp lỗ 258 triệu đồng và năm 2020 lỗ 4 tỷ đồng. Tài sản được hình thành chủ yếu từ nợ khi nợ phải trả luôn chiếm hơn 74% tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này trong giai đoạn 2018 – 2020 chỉ dao động từ 61 đến 71 tỷ đồng.
Tính riêng các khoản nợ năm 2018, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam nợ 182 tỷ đồng; năm 2019 nợ 229,4 tỷ đồng và năm 2020 nợ 206,8 tỷ đồng, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn.
Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn đang bị chậm tiến độ. Ảnh: Thế Anh
Tương tự, bức tranh tài chính của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên cũng èo ọt chẳng hề thua kém. Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên có trụ sở tại 36 Trần Đình Ân, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị do ông Nguyễn Đức Trực (sinh năm 1964) là người đại diện pháp luật, kiêm Giám đốc.
Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, tăng vốn lên 350 tỷ đồng vào năm 2019. Trong đó ông Nguyễn Đức Trực sở hữu 97% cổ phần, tương đương 339,5 tỷ đồng. Số cổ phần còn lại (3%) thuộc về bà Lê Thị Cúc, tương đương 10,5 tỷ đồng.
Trong 3 năm gần đây, doanh thu của Hoàng Nguyên cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ mức 108,9 tỷ đồng (2018), xuống còn 80,7 tỷ đồng (2019) và còn 19,5 tỷ đồng (2020).
Giá vốn bán hàng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận gộp của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên trong giai đoạn 2018 – 2020 chỉ lần lượt là 12,6 tỷ; 11,5 tỷ và 8,5 tỷ.
Lãi sau thuế của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên đạt đỉnh vào năm 2018 với 105,2 tỷ đồng, rồi sau đó đột ngột giảm xuống còn 9 triệu đồng vào năm 2019. Đến năm 2020, doanh nghiệp này báo lỗ 1,9 tỷ đồng.
Tài sản của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên vào năm 2018 đạt 190,2 tỷ đồng rồi tăng lên 195,6 tỷ đồng vào năm 2019 và giảm xuống còn 181,3 tỷ đồng vào năm 2020. Năm 2018 nợ 140 tỷ, rồi giảm xuống còn 108,7 tỷ vào năm 2019 và chỉ còn 74,4 tỷ vào năm 2020, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn.
Các nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Thế Anh
Chấn chỉnh thi công
Cho đến nay, dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn đang triển khai chậm. Cụ thể, sau khi triển khai thi công (từ 16/9/2019) dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2022, nhưng giá trị sản lượng của toàn dự án đến nay mới đạt khoảng 70,2%, chậm 8,8% so với tiến độ theo hợp đồng.
Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của mưa lũ từ năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 và công tác bàn giao mặt bằng, Cục QLXD&CLCTGT chỉ rõ tiến độ dự án chậm còn xuất phát từ năng lực của một số nhà thầu.
Do tiến độ thi công bị chậm nên kế hoạch hoàn thành 11 gói thầu xây lắp của cao tốc Cam Lộ – La Sơn đã phải lùi lại. Trong đó, 7 gói thầu (XL1, XL2, XL3, XL4, XL7, XL10 và XL11) dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/6/2022; gói XL5 hoàn thành vào ngày 30/7/2022; gói XL6 hoàn thành vào ngày 30/8/2022; gói XL9 hoàn thành vào ngày 30/9/2022; gói XL8 hoàn thành vào ngày 31/10/2022; chậm từ 3 – 6 tháng so với kế hoạch đề ra
Để chấn chỉnh công tác thi công, Cục QLXD&CLCTGT báo cáo Bộ GTVT đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh theo dõi đặc biệt đối với Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam (gói thầu XL2) trong tháng 1/2022 nếu không chuyển biến tích cực phải thực hiện điều chuyển khối lượng cho nhà thầu khác thực hiện.
Đặc biệt, Cục QLXD&CLCTGT kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh điều chuyển toàn bộ khối lượng của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên (gói thầu XL3) cho nhà thầu khác thực hiện.
Cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn chuẩn bị thông xe
Tin từ Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), tính đến nay sau hơn 2 năm khởi công xây dựng (2/12/2019), dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã hoàn thành khối lượng khoảng 95,6%.
Trong đó, gói thầu xây lắp chính đã hoàn thành 98,11% giá trị hợp đồng. Dự kiến, hoàn thành toàn bộ dự án đúng tiến độ yêu cầu trong tháng 12/2021, trừ hệ thống ITS (giao thông thông minh) sẽ triển khai thực hiện trong năm 2022.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình (chủ đầu tư dự án), phần tuyến chính của dự án qua địa phận tỉnh Nam Định dài 3,7km đã thi công xong lớp bê tông nhựa lớp dưới; đang thi công lớp bê tông nhựa lớp trên, dự kiến hoàn thành vào 20/12/2021.
Phần tuyến chính dự án qua địa phận tỉnh Ninh Bình cũng đã hoàn thành thi công bê tông nhựa và đường bê tông xi măng khu vực trạm thu phí. Nhà thầu đang tổ chức thi công mặt đường nhánh 2 nút giao Mai Sơn, dự kiến hoàn thành vào 20/12/2021.
Đối với hạng mục đường gom của dự án, đoạn đi qua địa phận tỉnh Nam Định, nhà thầu đã hoàn thành thi công 4,9 km, đạt hơn 94%. Còn lại 300 m đang thi công lớp mặt đá dăm tiêu chuẩn, dự kiến hoàn thành ngày 20/12/2021.
Về đường gom trên địa phận tỉnh Ninh Bình hiện cũng đã hoàn thành hơn 13,6km, đạt 91,3% và đang thi công phần thảm bê tông nhựa mặt đường, dự kiến hoàn thành ngày 20/12/2021.
"Phần cầu trên tuyến gồm các cầu: Nam Bình, Mai Sơn, Yên Khang, Khánh Phú, Khánh Hòa,... đã thi công đạt sản lượng khoảng 98%. Chúng tôi đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành công tác xây lắp, phấn đấu thông xe dự án vào cuối tháng 12/2021 theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải", đại diện Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình chia sẻ.
Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết thêm, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn sẽ là dự án được thông xe sớm nhất trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Theo lộ trình, năm 2022, Bộ Giao thông vận tải sẽ thông xe thêm các dự án khác tuyến cao tốc Bắc - Nam: Cam Lộ - La Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Tiếp đến, trong năm 2023 - 2024 sẽ hoàn thành các dự án còn lại, gồm: Cầu Mỹ Thuận 2, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn có chiều dài hơn 15,2 km đi qua địa phận hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, tổng mức đầu tư khoảng 1.607 tỷ đồng, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án được khởi công cuối năm 2019, dự kiến hoàn thành năm 2021. Đây là dự án duy nhất trong 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được Bộ Giao thông Vận tải giao cho địa phương làm chủ đầu tư.
Số phận dự án BOT Cai Lậy được đề xuất 2 phương án nào? Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất 2 phương án nhằm giao toàn bộ các đoạn tuyến thuộc dự án BOT Cai Lậy cho cơ quan có thẩm quyền khai thác quản lý. Trước những bất cập tại dự án BOT Cai Lậy trong thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT 2 phương án thực...