Năng lực quản trị bệnh viện: Đến lúc phải thay đổi
Lâu nay, lãnh đạo cơ sở y tế công lập được bổ nhiệm theo kiểu “sống lâu lên lão làng”. Việc phải gánh trên vai năng lực chuyên môn lẫn quản lý khiến mô hình tổ chức ở các bệnh viện gần như giống nhau, cùng thể hiện bất cập trong quản lý, điều hành khiến nhân viên y tế, người bệnh đều… oải.
Trước bất cập trên, Bộ Y tế tính đến phương án thay đổi cách quản lý ở cơ sở y tế bằng nhiều hình thức.
Rắc rối nảy sinh từ cách quản lý thiếu chuyên nghiệp
Theo quy định hiện hành, việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ sở y tế phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn, quá trình công tác tại đơn vị. Điều này đồng nghĩa với việc để trở thành người đứng đầu cơ sở y tế thì yếu tố chuyên môn phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội biến đổi không ngừng. Bệnh viện không còn là “ thế giới riêng” của những người làm công tác cứu người mà trở thành xã hội thu nhỏ, cách điều hành, tổ chức của người đứng đầu đôi khi không còn phù hợp, thậm chí có nơi còn là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà.
Sự cố y khoa của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, tình trạng bạo hành bác sĩ hay những vấn đề xã hội nảy sinh trong bệnh viện như bảo vệ chặn xe cấp cứu khiến bệnh nhi tử vong trên đường, lạm dụng chỉ định cận lâm sàng cho người bệnh, mâu thuẫn trong đầu tư trang thiết bị y tế theo hình thức xã hội hóa… xảy ra ở hầu hết cơ sở y tế đều liên quan đến năng lực quản lý của người đứng đầu.
Thực tế cho thấy năng lực quản lý thiếu hoặc yếu dẫn đến cách tổ chức rối rắm, không khoa học. Tình trạng trên càng trầm trọng ở bệnh viện tuyến cuối, khiến người bệnh mệt mỏi bởi thủ tục hành chính, bởi quá tải và nhầm lẫn trong y khoa.
Quản trị bệnh viện không chỉ là chuyên môn mà còn liên quan đến vấn đề xã hội (người bệnh nghèo, ăn uống của người nhà bệnh nhân, vận chuyển bệnh nhân…), đặc biệt là cách ứng xử sau khi xảy ra tai biến y khoa.
Video đang HOT
Nếu không có năng lực quản lý, người đứng đầu bệnh viện không thể với tới lĩnh vực trên. Những phản ánh, bức xúc của người bệnh và người nhà bệnh nhân đổ dồn lên vai nhân viên y tế thời gian qua minh chứng cho yếu kém trong tổ chức, quản lý, điều hành tại một số cơ sở y tế.
Đến lúc phải thay đổi
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy lãnh đạo bệnh viện phải đáp ứng được năng lực cơ bản như lập kế hoạch, giám sát theo dõi thực hiện kế hoạch, làm việc nhóm, giao tiếp ứng xử, quản lý nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất… Như vậy, chuyên môn chỉ đóng góp phần nhỏ trong tiêu chuẩn năng lực quản lý của người đứng đầu cơ sở y tế. Nhưng trên thực tế, hiếm có lãnh đạo bệnh viện công nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
Giải quyết những bất cập về năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo cơ sở y tế hiện nay, Bộ Y tế đã tính đến phương án thuê giám đốc điều hành cho các bệnh viện.
Thuê giám đốc điều hành không phải là vấn đề mới. Tại bệnh viện tư, tự chủ tài chính hoặc có yếu tố nước ngoài, bên cạnh giám đốc về chuyên môn còn có giám đốc điều hành. Đây là đội ngũ đảm nhận việc điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh viện.
Họ sát sao từ bữa ăn của người bệnh, chỗ gửi xe của người nhà bệnh nhân, vấn đề an ninh đến môi trường làm việc của bác sĩ và dịch vụ người bệnh được thụ hưởng. Ngoài ra, giám đốc điều hành còn là người lo việc đối nội, đối ngoại, có thể phán đoán các rủi ro để có ứng xử phù hợp.
Quản lý bệnh viện chuyên nghiệp là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để “có đất” cho đội ngũ này đòi hỏi sự thay đổi từ nhiều phía. Trước hết là cơ chế chính sách.
Theo quy định hiện hành, giám đốc bệnh viên phải hội tụ 7 tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn là bác sĩ chuyên khoa 2 hoặc tiến sỹ chuyên ngành phù hợp, trải qua vị trí lãnh đạo và phải lấy phiếu tín nhiệm từ cấp cơ sở.
Chiểu theo quy định này, người ngoài không có cơ hội lọt vào bệnh viện để làm quản lý. Như vậy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Phạm Văn Tác cho rằng, thay đổi mô hình, tổ chức của bệnh viện trước hết cần phải thay đổi quy định trên cho phù hợp với thực tế.
Trong khi chờ chính sách thay đổi, Bộ Y tế đưa ra giải pháp tình thế là đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ này. Hàng trăm cán bộ quản lý cơ sở y tế đăng ký theo chương trình trên cho thấy thực tế năng lực quản lý cũng như nhu cầu cập nhật kiến thức ở mức báo động.
Theo GS. TS Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế Công cộng, các học viên được học lý thuyết, thực hành, đặc biệt là kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng thực hiện chính sách, quản lý các nguồn lực và quản lý hoạt động chuyên môn.
Một khóa học chưa thể giải quyết gốc rễ vấn đề nhưng chắc chắn sẽ tác động nhận thức, tư duy và cách quản lý của người đừng đầu bệnh viện. Người bệnh, nhân viên y tế đang trông chờ hiệu quả của sự thay đổi trên, trước mắt là giảm phiền hà trong hoạt động khám chữa bệnh hàng ngày, giải quyết tình trạng quá tải và thay đổi thái độ, cách ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh.
Quế Vân
Theo giaoducthoidai.vn
Cà Mau: 74 giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm 2018
Chiều 10/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở GD&ĐT Cà Mau tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh, năm 2018.
GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân trao giấy khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại Hội thi
Hội thi năm nay có 154 thí sinh là giáo viên của 31 trường THPT trong tỉnh đăng ký dự thi, với 11 môn thi, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh,Thể dục và Giáo dục công dân.
Trong đó, các môn như: Thể dục, Tin học và Giáo dục công dân lần đầu tiên có thí sinh đăng ký dự thi.
Các thí sinh dự thi phải thực hiện 3 nội dung: Có sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học (Bài thi số 1); Bài thi viết về kiểm tra năng lực chuyên môn (Bài thi số 2) với thời gian 120 phút. Sau đó là bài thi giảng dạy theo tiết học( Bài thi số 3).
Các trường có thí sinh tham dự nhiều nhất là THPT Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi; THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn; THPT Hồ Thị Kỷ và THPT Cà Mau, TP Cà Mau.
Sau thời gian tranh tài tại hội thi, kết quả có 74/154 giáo viên được công nhận đạt danh hiệu giáo viên cấp tỉnh (tỷ lệ hơn 48%). Các môn đạt tỷ lệ cao nhất là Lịch sử (có 6/7 thí sinh dự thi đạt giải, tỷ lệ gần 86%); môn Địa lý (có 8/12, tỷ lệ gần 67%) và môn Tiếng Anh (có 8/13, tỷ lệ hơn 61%).
Trường có thí sinh đạt giải nhiều nhất là Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (có 6/6 giáo viên đạt giải) và các Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, THPT Viên An, THPT Quách Văn Phẩm (có 1/1 giáo viên đạt giải, tỷ lệ 100%); Trường THPT Cái Nước (có 8/10 giáo viên đạt giải, tỷ lệ 80%).
Tại hội thi, các giáo viên thể hiện kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Dịp này, Sở GD&ĐT Cà Mau trao giấy chứng nhận và khen thưởng 6 thí sinh đạt thành tích xuất sắc từ hội thi.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân, nhấn mạnh: Làm sao mỗi lần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi thì kết quả là thực chất, khách quan, đánh giá đúng năng lực. Từ đó, mỗi thầy cô giáo phải tự học, tự rèn luyện và sáng tạo, để tạo sức lan tỏa thật sự sau mỗi lần thi...
Thông Sắc
Theo giaoducthoidai.vn
Đề xuất giáo viên phổ thông phải đạt 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí Bộ GD&ĐT mới công bố dự thảo để xin ý kiến xã hội về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, giáo viên phổ thông phải đạt 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Cụ thể: Ảnh minh họa/Minh Phong Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp Yêu thương, tôn trọng, thân thiện với hoc sinh; giư...