Năng lực ngân hàng Việt đến đâu?
Đến năm 2020, Việt Nam phải “mở cửa” ít nhất 70% dịch vụ tài chính ngân hàng, tài khoản vốn trong thị trường ASEAN. Đây là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng Việt.
Câu chuyện hội nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên 4 phương diện: dịch vụ tài chính, tài khoản vốn, thị trường vốn, hạ tầng thanh toán.
So với lĩnh vực thương mại, hội nhập tài chính, ngân hàng đang chậm hơn. Chẳng hạn, các ngân hàng ở Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn Basel III nhưng ngân hàng Việt Nam mới chỉ áp dụng Basel II.
Đối với TPP, điều quan trọng đối với các ngân hàng Việt là thách thức về cạnh tranh dịch vụ khi TPP cho phép ngân hàng của 12 nước trong TPP được cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng xuyên biên giới. Nghĩa là ngân hàng ở Mỹ có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, chuyển tiền… cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc cạnh tranh chất xám sẽ rất khốc liệt trong thời gian tới khi TPP quy định không phân biệt quốc tịch đối với nhân sự cấp cao.
“Độ mở tài chính” mới chỉ 30%
Theo TS. Cấn Văn Lực, hiện Việt Nam đang đàm phán và ký kết khoảng 11 Hiệp định thương mại song phương (FTA) với các nước.
Hội nhập TPP và AEC, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường tài chính ít nhất 70% trong thời gian tới. Hiện nay, “độ mở tài chính” của Việt Nam chỉ mới ở mức 30%. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, nhưng tính tới nay số lượng sản phẩm ngân hàng bán lẻ khoảng 83 sản phẩm và 97 sản phẩm bán buôn.
Ảnh minh họa.
Quy mô thị trường tài chính Việt Nam (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu) bằng 150% GDP, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Indonesia. Thị trường tài chính Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Cơ cấu thị trường tài chính mất cân đối, 75% là hệ thống ngân hàng, còn lại là thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm. Do vậy, cần phải phát triển thị trường tài chính cân đối hơn, tránh phụ thuộc vốn quá nhiều vào ngân hàng.
Video đang HOT
Tín dụng ngân hàng dành cho tư nhân của Việt Nam là 100% GDP, cũng không quá cao khi bình quân tỷ lệ này của các ngân hàng trên thế giới khoảng 125% GDP. Nguyên nhân, do thị trường vốn mất cân đối khi quy mô thị trường chứng khoán là 32% GDP, so với Trung Quốc 98% GDP, Indonesia 54%, Ấn Độ 86%… Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam khá èo uột chỉ chiếm 20% GDP và chủ yếu là trái phiếu Chính phủ.
Quy mô “tí hon”
Hiện tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) khá cao ở mức 12% (năm 2014 là 13%) so với quy định là 9%. Nếu tỷ lệ CAR quá cao trên 20% thì lại không tốt vì điều đó cho thấy việc sử dụng vốn có vấn đề. Do vậy, làm sao tỷ lệ này phù hợp để đảm bảo rủi ro vừa đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
Chi phí trên thu nhập của ngân hàng năm 2013 là 62%, nă 2014 là 57%-58%, cao so thông lệ quốc tế là 43%-45%, do các ngân hàng Việt Nam phải trích lập dự phòng rủi ro lớn để chủ động xử lý nợ xấu. Do vậy, ngân hàng Việt phải tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất trong thời gian tới.
Nguồn thu chính của ngân hàng Việt hiện nay chủ yếu là tín dụng. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cũng chiếm tới 26%, ở mức trung bình khá của so với các ngân hàng trên thế giới khoảng 30%-40%. Đối với ngân hàng ở nước phát triển như Singapore có tỷ lệ này rất cao là 63%.
Khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng Việt rất thấp chỉ ở mức 5,5%, vì NIM (chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra) chỉ 3%, thấp nhất so với ngân hàng khu vực. Bên cạnh đó, ngân hàng Việt đang phải trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ xấu khiến tỷ lệ sinh lời rất thấp. Nếu không cải thiện tình hình này các ngân hàng Việt sẽ gặp khó khăn so với các ngân hàng khu vực.
Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Việt đã qua thời kỳ khó khăn khi tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt đã giảm nhiều, từ mức 100% (huy động bao nhiêu cho vay bấy nhiêu), đến nay tỷ lệ này đã giảm còn trên 84%.
Trung Quốc quy định trong luật là 75%, nhưng các ngân hàng nước này đang đề nghị dỡ bỏ tỷ lệ này.
Quy mô của các ngân hàng Việt còn bé nhỏ so với khu vực mặc dù thời gian gần đây hệ thống ngân hàng đã tăng vốn nhanh. Chẳng hạn, ngân hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay có quy mô tổng tài sản chỉ 36 tỷ USD, tương đương quy mô ngân hàng của Philippine, còn so với các ngân hàng Ấn Độ, Singappore, Indonesia thì vẫn còn nhỏ.
Chỉ 31% người lớn có tài khoản ngân hàng
Mặc dù số lượng ngân hàng Việt hiện nay đang bị cho là nhiều, nhưng sự phân bổ không đồng đều khiến tỷ lệ người lớn có tài khoản tại ngân hàng cũng chỉ chiếm 31%, mức trung bình của khu vực khi Indonesia, Laos, Philipines khoảng 20-27%, trong khi đó Thái Lan là 73%, Malaysia là 66%… Tuy vậy, điều này cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng còn rất lớn.
Dư luận gần đây cho rằng số lượng ngân hàng Việt quá nhiều, tuy nhiên chưa chính xác vì các ngân hàng phân bổ không đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn, còn các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, vùng xa xôi độ “phủ sóng” của ngân hàng chưa nhiều.
Câu chuyện quản trị của Việt đang được đánh giá ở mức thấp, chỉ bằng Thái Lan. Các ngân hàng Việt phải phấn đấu trong công tác điều hành.
Mức độ tham gia của các ngân hàng nước ngoài còn thấp, hiện có 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam, nhưng chưa có nhiều ngân hàng con 100% vốn nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Khi hội nhập TPP, AEC thì số lượng ngân hàng con 100% vốn nước sẽ xuất hiện nhiều tại Việt Nam, bình đẳng với ngân hàng Việt.
Theo TS. Cấn Văn lực, để hội nhập và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam, Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc xử lý nợ xấu, giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại đúng lộ trình. Cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hiệu quả hơn…
Theo_Zing News
Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người
Sau 5 năm thực hiện, Đề án "Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người (DTRIN)" đã giúp nhiều em học sinh được đến trường. Tuy nhiên đề án đã khép lại, trong khi chính sách kế cận chưa có, khiến nhiều học sinh, sinh viên (HS-SV), giáo viên lo lắng.
Nâng bước cho học sinh vùng khó
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện có 616 người dân tộc Cống và Si La (nằm trong 9 DTRIN được hưởng lợi từ đề án "Phát triển giáo dục đối với DTRIN"), sinh sống chủ yếu tại bản Nậm Kè (xã Nậm Kè) và Nậm Sin (xã Chung Chải). Năm học 2015, cả huyện có 169 HS dân tộc Cống và Si La theo học ở cả 3 cấp học. Các em được hỗ trợ học phí, cấp sách vở, đồ dùng học tập, đến trường được ăn uống nên sĩ số các lớp học đông và đều trông thấy.
Lớp học của trẻ em dân tộc Si La ở Trường Mầm non Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Ảnh: Lê San
Em Hù Cố Vả (dân tộc Si La) - HS Trường Tiểu học Nậm Sin cho biết: "3 anh em cháu đều được bố mẹ cho đi học. Đi học không tốn kém gì, lại có bạn bè, được học đọc, học viết nên cháu không bỏ buổi nào".
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: "Nhờ có chính sách hỗ trợ này mà tỷ lệ HS DTRIN bỏ học đã giảm đáng kể. Nếu trước đây, huy động HS đến lớp chỉ đạt khoảng 55 - 60%, thì nay tỷ lệ bỏ học của cả 6 tỉnh có HS DTRINchỉ còn 0,14% cấp tiểu học; cấp THCS là 1% và cấp THPT là 1,3%". Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, từ chỗ nhiều địa phương không có HS DTRIN nào vào được cấp 2, cấp 3, hiện nay đã có rất nhiều em được vào hệ cử tuyển, thậm chí đỗ thẳng đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). "Đến năm 2015, tỷ lệ huy động trẻ DTRIN 5 tuổi ra lớp đã đạt 100%, tiểu học đạt 99,77%; THCS đạt 98,83%. Trong 5 năm đã có 103 em học trung cấp, 40 em học cử tuyển, 2 em học dự bị đại học và 21 em đỗ thẳng vào ĐH, CĐ" - bà Nghĩa nói.
Mong có chính sách kế cận
Theo Đề án phát triển giáo dục DTRIN, đối tượng thụ hưởng là trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi, HS-SV 9 dân tộc rất ít người (gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. Sau 5 năm thực hiện, đã có 13.655 lượt trẻ em, HS-SV được hỗ trợ.
Vui mừng trước những chuyển biến của giáo dục DTRIN bao nhiêu, đại diện các địa phương càng lo lắng bấy nhiêu khi đề án đã kết thúc mà chưa có chính sách kế cận để hỗ trợ HS tiếp tục đến trường.
Ông Mộc Văn Thành - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Mường Khương (Lào Cai) lo lắng: "Vận động HS dân tộc đến trường rất khó khăn, đối với HS DTRIN lại đặc biệt khó khăn vì gia đình các em thường sinh sống ở những nơi xa xôi hiểm trở, tập tục lạc hậu và rất nghèo, nếu không có hỗ trợ, e rằng rất nhiều HS sẽ bỏ học. Chúng tôi đang lo đến tháng 1.2016 không biết lấy đâu ra tiền mua gạo cho HS".
Ông Nguyễn Phùng Đạt - Trưởng ban Giáo dục dân tộc tỉnh Nghệ An đề xuất: Bộ GDĐT nên tham mưu với Chính phủ nhanh chóng có chính sách kế cận để hỗ trợ cho các em. "Đối với HS vùng xuôi, một vài trăm nghìn không đáng gì nhưng với HS DTRIN đó là một khoản tiền rất lớn. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính sách mới, đề xuất Bộ GDĐT nên duy trì hỗ trợ của đề án cho các em học sinh đến hết năm học này".
Ngoài việc duy trì và nhanh chóng có chính sách hỗ trợ mới, ông Văn Trọng Lưu - Phó Trưởng phòng Giáo dục dân tộc (Sở GDĐT Kon Tum) cho rằng, cần mở rộng đối tượng đối với tất cả trẻ em, HSSV đồng bào DTRIN chứ không nên dừng lại ở 9 dân tộc. Bởi theo ông Lưu, hầu hết cộng đồng các dân tộc ở Kon Tum đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sống ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Ông Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Nên mở rộng đối tượng Các chính sách tiếp theo cũng cần để ý đến đối tượng không thuộc DTRIN nhưng sinh sống trên địa bàn khó khăn và thiếu thốn ngang với đồng bào DTRIN. Có như vậy sẽ không tạo khoảng cách, dẫn đến HS không so bì nhau khi cùng học chung lớp, chung trường" Ông Vũ Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Tôn giáo (Ban Chỉ đạo Tây Bắc): Tiền hỗ trợ nên tập trung cho học sinh "Ngoài hỗ trợ vật chất, cần nâng cao việc tuyên truyền cho đồng bào hiểu, việc cho con cái đi học chữ, nâng cao trình độ văn hóa là lợi ích cần thiết cho chính bản thân và gia đình họ chứ không phải đi học để được hưởng hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ tiền cũng nên tập trung vào HS, tránh việc phụ huynh dùng tiền hỗ trợ vào những việc không đúng mục đích. Ông Hoàng Đức Minh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Lai Châu: Quan tâm hơn đến bếp ăn Việc đầu tư cơ sở vật chất nên tập trung vào nhà công vụ giáo viên, vệ sinh, bếp ăn... vì hệ thống trường lớp hiện đã tương đối đầy đủ. Ngoài ra, cần có kinh phí cho các trường thuê người phục vụ HS. Hiện, nhiều trường sĩ số lên đến gần 500 em nhưng không có người nấu nướng, giáo viên sau giờ giảng vẫn phải vào bếp nấu ăn cho HS. T.A (ghi)
Theo_Dân việt
Tin mới nhất về xe máy vô chủ chứa 1,6 tỷ đồng ở Lương Sơn, Hòa Bình Tin nhanh với PV, Trưởng CA huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết, đơn vị này đã xác minh mọi nguồn tin nhưng không tìm được chủ nhân xe máy chứa 1,6 tỷ đồng. Thủ tục thanh lý xe đang được hoàn tất. Không tìm được chủ nhân Theo tin tức mới nhận vào sáng 22/12, trao đổi với phóng viên báo Người...