Năng lực cách ly, điều trị có đủ đáp ứng cho chống dịch Covid-19?
Các khu cách ly hiện nay đã hoạt động gần hết công suất, thành phố đang lên phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị phục vụ công tác chống dịch sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Dã chiến chống dịch Covid-19 đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM
Sáng 9/2 BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết: “Hiện nay, các khu cách ly của thành phố gồm 3 loại gồm khu cách ly tập trung của quân đội hiện có 2 khu. Một là khu C Củ Chi sức chứa khoảng 200 người và khu Trung đoàn 10 Nhà Bè sức chứa khoảng 70 người. Phía thành phố có khu cách ly của Bệnh viện Quận 7 khoảng 67 giường. Ngoài ra, mỗi quận huyện có một khu cách ly tập trung, tổng số gần 1.100 giường”.
Việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang được đẩy mạnh (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo BS Trí Dũng: “Hiện các khu cách ly của thành phố gần như đã đầy vì trước khi có đợt dịch, thành phố đã cách ly tập trung những trường hợp đi về từ các quốc gia và tỉnh thành khác, trong đó có sân bay Vân Đồn hoặc Chí Linh. Nhóm người cách ly đến từ các khu vực trên đã đủ 14 ngày hoặc hơn 14 ngày nhưng hiện nay thành phố còn lấn cấn trong việc quyết định thời gian cách ly là 14 ngày hay 21 ngày”.
Các khu cách ly của thành phố hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mặc dù Bộ Y tế đã có văn bản dự thảo về việc những trường hợp đến từ Chí Linh, Hải Dương mới cách ly 21 ngày còn những trường hợp khác là 14 ngày. Tuy nhiên đến nay chưa có chỉ đạo chính thức của Bộ nên ngành y tế thành phố đang chờ quyết định để có hướng xử lý phù hợp nhằm giải phóng lượng người đã hết thời gian cách ly 14 ngày tăng thêm sức chứa cho các khu cách ly phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, thành phố đang mở thêm các điểm cách ly tập trung khác tại Cần Giờ, học viện hành chính quốc gia tại Thành phố Thủ Đức và một số quận huyện khác.
Video đang HOT
Mọi người, mọi lứa tuổi cần chủ động phương án 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế: “Khu cách ly trong quân đội số thống kê chính xác là 940 giường, ở quận huyện 1.339 giường đang cố gắng tăng công suất lên 2.400 giường và cách ly tại khách sạn cho chuyên gia. Tuy nhiên, những trường hợp cần thiết ngành Y tế sẽ sử dụng khu cách ly tại các khách sạn, hệ thống khách sạn đã đăng ký và được thẩm định đủ điều kiện cách ly hiện có sức chứa 2.591 người”.
Thành phố đang lên kế hoạch sẵn sàng cho phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị vào hoạt động
Sáng nay, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động mở rộng khu cách ly tại huyện Cần Giờ trước đây là Bệnh viện huyện Cần Giờ, tại đây có sức chứa khoảng 300 giường. Bên cạnh đó một số khu ký túc xá của các trường đại học, ký túc xá Đại học Quốc gia cũng sẽ được đưa vào hoạt động làm khu cách ly với quy mô hàng chục nghìn giường. Sở Y tế thành phố đã dự trù cho những tình huống dịch Covid-19 diễn biến theo chiều hướng xấu nhất vẫn có thể đáp ứng được việc cách ly.
Về điều trị, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết: “Sở Y tế đã kích hoạt hệ thống điều trị trên toàn thành phố. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã sẵn sàng 40 giường phục vụ cho điều trị các ca bệnh nặng và hồi sức Tích cực. Đây cũng là nơi tiếp nhận, điều trị các ca bệnh nặng, hội chẩn với các bệnh viện đầu ngành của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, bệnh viện Dã chiến Củ Chi 300 giường thành lập từ đầu mùa dịch đang điều trị cho bệnh nhân từ khi đưa vào hoạt động đến nay.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định thành phố đang chủ động các phương án sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát
Đối với nhóm bệnh nhi, ngành Y tế sẽ chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, tại đây có một khu riêng được xây dựng mới với 50 giường hoàn toàn tách biệt với những khu vực khám và điều trị chuyên môn khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện Cần Giờ được xây mới 300 giường sẽ được sử dụng để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đã tái khởi động tối 8/2. Các phương án đáp ứng trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến cũng đã được ngành y tế thành phố sẵn sàng đáp ứng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng đã làm việc xuyên đêm để truy vết, khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, thành phố hiện còn một bệnh viện đã xây dựng mới nhưng chưa sử dụng tới là Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 tại Thành phố Thủ Đức. Bệnh viện có sức chứa 1.000 giường điều trị nội trú đã được kích hoạt từ tuần trước khi có sự gia tăng các ca bệnh ở sân bay, mọi phương án tiếp nhận bệnh nhân đã được lên phương án.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch tại Đà Nẵng
Chiều 1/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế đã có buổi làm với với Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết rất cảm kích trước sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19; lãnh đạo Bộ Y tế trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại địa phương.
Ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh hiện Đà Nẵng đang dồn toàn lực cho công tác phòng chống COVID-19, với sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế đang có mặt tại thành phố, chắc chắn Đà Nẵng sẽ chiến thắng đợt dịch này.
Thứ trưởng Sơn động viên nhân viên y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hoan nghênh tinh thần và quyết tâm chống dịch của lãnh đạo và nhân dân Đà Nẵng. Thứ trưởng tin tưởng rằng bằng quyết tâm, sử dụng công cụ mạnh để truy vết, với sự vào cuộc và nỗ lực, chúng ta sẽ thành công.
Hiện nay các lực lượng chi viện của Bộ Y tế bao gồm: Đội Điều tra, giám sát dịch; Đội điều trị; Đội xét nghiệm đang phối hợp tích cực với y tế Đà Nẵng và các lực lượng trên địa bàn để nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị, giúp y tế Đà Nẵng chuẩn bị cơ sở vật chất để điều trị bệnh nhân COVID-19.
Thứ trưởng Sơn thăm hỏi bệnh nhân
Bổ sung ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiêm Đội trưởng Đội điều tra giám sát dịch khuyến cáo lãnh đạo TP Đà Nẵng, cần siết chặt việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội.
Đồng thời đề nghị TP Đà Nẵng cần thành lập ngay tổ giám sát COVID-19 tại cộng đồng. "Kinh nghiệm của Hà Nội và nhiều địa phương khác, là tổ giám sát này có vai trò rất quan trọng. Mỗi tổ chỉ cần 1-2 người địa phương có uy tín trong tổ dân phố, đi từng nhà, động viên, thăm hỏi để biết người dân có ai ốm, ho, sốt...rồi báo ngay cho y tế", ông Dương nói.
Thứ trưởng Sơn kiểm tra việc lắp đặt trang thiết bị tại các cơ sở y tế Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Đội trưởng Đội điều trị cho biết, cần phải tăng cường kiểm soát cách ly, phân loại phát hiện nhanh các ca bệnh. Thông tin từ các bệnh viện cho thấy, xuất hiện nhiều bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 có bệnh lý nền. Do đó, chúng ta cần cảnh giác và quan tâm hơn.
Đồng tình với các ý kiến, đề xuất của Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói: "Trước đây, Đà Nẵng đã có sẵn các tổ giám sát dịch tại cộng đồng. Đến nay, thành phố đã cho kích hoạt lại tổ giám sát với nhiệm vụ truyền thông, giám sát chặt, phát hiện sớm các ca nghi ngờ. Hiện nay, Đà Nẵng đã yêu cầu các KCN- KCX trên địa bàn phải giám sát chặt chẽ người lao động, thực hiện nghiêm việc giãn cách tại nhà máy, công ty".
TP Đà Nẵng đã chuẩn bị cho các phương án, tình huống phải cách ly thêm số lượng người nghi nhiễm lớn hơn.
Trước đó, vào sáng nay, 1/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng đã trực tiếp làm việc với Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện nay, bệnh viện này đang điều trị cho 10 bệnh nhân COVID-19. Tới đây, sẽ chuyển hết số bệnh nhân này đến các bệnh viện như Trung tâm Y tế Hòa Vang và BV Phổi Đà Nẵng.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đến từng bệnh phòng, động viên các bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. Tại BV Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ với khó khăn của bệnh viện, động viên các bác sĩ yên tâm làm việc, Bộ Y tế đã và đang hỗ trợ hết mình cho các bác sĩ trên mặt trận tuyến đầu này.
Tại BV C Đà Nẵng, hiện nay không còn bệnh nhân COVID-19, bệnh viện đang tích cực thực hiện khử khuẩn và cách ly theo đúng quy định Bộ Y tế.
Để chuẩn bị cho việc "chia lửa" đối với BVĐK Đà Nẵng trong điều trị bệnh nhân COVID-19, Sở Y tế Đà Nẵng đang khẩn trương lắp đặt các trang thiết bị quan trọng như máy thở, máy chạy thận nhân tạo, cải tạo lại cơ sở vật chất tại Trung tâm Y tế Hòa Vang và BV Phổi Đà Nẵng. BS Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Y tế Hòa Vang nói: "Bệnh viện sẽ là nơi điều trị cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo COVID-19. Với sự giúp đỡ cùa các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong thời gian ngắn, trong tối nay, 1/8, bệnh viện sẽ lắp xong 10 máy chạy thận nhân tạo và ngày 2/8/ sẽ lắp thêm 10 máy chạy thận nhân tạo tiếp. Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn và giám sát việc lắp đặt 2-4 phòng điều trị hồi sức tích cực (ICU) cho các bệnh nhân nặng".
Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, BS Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi thông tin: Bệnh viện đang điều trị 33 bệnh nhân COVID-19. Chuẩn bị cho các tình huống tiếp theo, Sở Y tế Đà Nẵng đã giao cho bệnh viện cải tạo các phòng điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
Thăm và động viên cán bộ y tế Trung tâm Y tế Hòa Vang, BV Phổi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các cán bộ y tế vượt qua khó khăn, thử thách, bám sát công việc, điều trị tốt cho người bệnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
PGS, TS Trần Đắc Phu: Dịch tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp Tình hình dịch tại TP Hồ Chí Minh được nhận định là phức tạp nhất từ đầu mùa dịch đến giờ tại địa bàn này, khi vừa qua, TP Hồ Chí Minh phát hiện một số trường hợp F1 không dương tính nhưng F2 lại dương tính. PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế,...