Nặng lòng với Bản Giốc
Du xuân đến thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đúng là một trải nghiệm không dễ thực hiện, và cũng không dễ quên được. Bởi đường đến Bản Giốc và những gì chúng ta được đồng bào cũng như non nước Cao Bằng ban tặng, thì đúng là đi rồi mới biết, không tiếc công tới đây…
Nếu như cách đây độ 20 năm, từ Hà Nội mà đi đến thác Bản Giốc, thuận lợi cũng phải mất 2 ngày, vì những đèo Giàng, đèo Gió và vô số khúc cua tay áo; vì những ổ voi, ổ trâu, của Quốc lộ 3… Nhưng giờ thì đã khác, đường lên Cao Bằng có thể nói “mượt” vô cùng, và cũng đẹp mê hồn bởi sắc vàng của cúc quỳ, trắng xóa của hoa mận, hồng tươi, đỏ thắm của hoa đào…
Cùng tôi lên Cao Bằng dịp cuối năm có phượt thủ Trần Nhật Minh, nhà báo Võ Hoàng Thiên Nga từ Tây Nguyên ra, chị Lê Vân – Giám đốc điều hành dự án ChildFund (tổ chức phi chính phủ đã nhiều năm gắn bó, giúp đỡ nhân dân Cao Bằng trong công tác nâng cao dân trí, chăm sóc y tế và công tác vệ sinh môi trường).
Nhà báo Võ Hoàng Thiên Nga bên thác Bản Giốc. ảnh: N.V
Từ Hà Nội, Trần Nhật Minh điều khiển chiếc xe 2 cầu chở chúng tôi theo hướng đi Thái Nguyên, chạy êm ái. Người hào hứng nhất có lẽ là nhà báo Thiên Nga. “Mình ở Tây Nguyên, cũng đã đến thác Bản Giốc rồi, nhưng mình muốn ngắm con thác này thêm nữa, ở nhiều mùa khác nhau, để cảm nhận được những vẻ đẹp khác nhau của một trong những đệ nhất thác”- chị Nga tâm sự. Cũng vì nặng lòng với vẻ đẹp của Bản Giốc mà chị Nga đã phải cất công đi một chặng đường 2.000km để được thỏa mãn sự thích thú của mình. Còn Lê Vân – tuy là người Hà Nội nhưng đã “nhập khẩu” ở Cao Bằng một thời gian khá lâu, cũng chân thành chia sẻ: “Tuy Cao Bằng là một tỉnh miền xa, còn nghèo, nhưng có nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào nơi đây, có nhiều cảnh quan di tích lịch sử đẹp. Nổi tiếng nhất là thác Bản Giốc, chính vì con thác này mà nhân dân cả nước cũng như du khách nước ngoài biết tới Cao Bằng nhiều hơn”.
Xe của chúng tôi đi được hơn 2 giờ đồng hồ, qua địa phận TP.Bắc Kạn đến huyện Bạch Thông trên Quốc lộ số 3. Cứ sau mỗi một khúc cua tay áo, khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc lại được mở ra, tay lái Trần Nhật Minh lại thốt lên: “Phê thật. Có cảm giác như mình đang đi trong mây, trong sương và bay giữa núi rừng”.
Video đang HOT
Xe của chúng tôi cứ lướt qua những nếp nhà, những khu dân cư với bạt ngàn hoa lá đang độ vào xuân khoe sắc, một cảm giác lâng lâng khó tả đến mê hồn.
Sau hơn 9 giờ vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi đã vượt qua quãng đường gần 400km để đến được thác Bản Giốc. Từ
Thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên hùng vĩ được xếp vào top 10 thác nước hùng vỹ nhất thế giới do Tạp chí Touropia bình chọn; top 5 thác nước đẹp hùng vỹ mang nhiều huyền thoại do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Lễ hội thác Bản Giốc thường được tỉnh Cao Bằng tổ chức đầu tháng 10 hàng năm.
xa đã nhìn thấy con thác với một vẻ đẹp khó tả, vừa kỳ vĩ lại vừa thơ mộng.
Trước đó, tỉ mỉ đọc những dòng giới thiệu về Bản Giốc thì chúng tôi biết thêm rằng thác nằm trên dòng chảy của con sông Quây Sơn, được biết đến là thác nước tự nhiên đẹp nhất Đông Nam Á.
Ở chính giữa thác Bản Giốc ở giữa có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng nước thành ba luồng chính và chia thác thành hai phần dễ nhận thấy với tổng chiều rộng 208m. Phần thác ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Phần thác ở phía dưới gọi là thác Thấp là thác chính, có lượng nước lớn, nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt – Trung.
Vào những ngày nắng đẹp, ánh nắng chiếu rọi qua những bọt nước trắng xóa tạo thành hiệu ứng cầu vồng vô cùng kỳ ảo và tuyệt đẹp. Dưới chân thác là một mặt sông rộng, hai bên bờ là những vạt cỏ xanh mướt, ngoài xa là cây rừng thấp thoáng rất nên thơ. Cách thác Bản Giốc hơn 3km còn có động Ngườm Ngao. Động nổi tiếng này có chiều dài hơn 2km.
Bản Giốc ở địa đầu Tổ quốc nên khí hậu ở đây chia thành 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Đây là thời điểm thác Bản Giốc hùng vĩ nhất, thác tuôn nước ồ ạt, bọt tung trắng xóa. Không khó để suy đoán ra đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để ngắm nhìn biểu tượng sức mạnh của thiên nhiên. Tuy nhiên, những cơn mưa lớn đem lại lượng nước dồi dào cũng kèm theo những trận lũ nước cuốn ầm ầm. Do đó vào những ngày của tháng mưa, du khách phải cân nhắc việc đến thác Bản Giốc. Thời gian tốt nhất để lên đây là khoảng tháng 9 trở đi, lúc này đã ngớt những cơn mưa, thời tiết vào thu mát mẻ, lượng nước của thác Bản Giốc vẫn rất lớn, có thể tha hồ tận hưởng vẻ đẹp con thác.
Vào mùa khô – từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, thời điểm này thác Bản Giốc khá yên bình, nước xanh trong vắt kết hợp với mùa lúa chín vàng dưới chân thác tạo nên một khung cảnh không thể lãng mạn hơn. Tuy nói là mùa khô, nước ít nhưng thác Bản Giốc vẫn rất đẹp và thu hút nhiều khách du lịch. Hơn nữa gần vào dịp Tết Dương lịch hay Tết Nguyên đán có rất nhiều gia đình hoặc các đoàn tham quan đến đây tận hưởng khung cảnh thanh bình, tươi mát của núi rừng.
Là một người mê chụp ảnh, nhà báo Thiên Nga liên tục lựa những góc đẹp nhất của Bản Giốc để ghi lại trong ống kính nhưng vẫn luôn miệng thốt lên: “Đẹp quá! Đẹp đến không ngờ. Bản Giốc ngoài sự diễm lệ thì còn huyền bí đến vô biên. Đúng là không thấy tiếc công đi hàng nghìn km để tới đây ngắm ngọn thác này”.
Đến với Cao Bằng không chỉ có thác Bản Giốc, mang vẻ đẹp đại điện, mà Cao Bằng con vô số những danh lam thắng cảnh như khu di tích Pắc Pó, khi rừng Trần Hưng Đạo, khu nghỉ dưỡng Phia Pốc. Và đáng yêu hơn nữa là lòng người Cao Bằng luôn rộng mở đón chúng ta, “mời rượu cả chum, mời quả cả cây…”. Chính vì vậy, khám phá Cao Bằng trong mùa xuân là một sự lựa chọn đáng yêu đến ngỡ ngàng cho du khách.
Theo danviet.vn
Có một Cao Bằng đẹp như mùa thu trời Âu giữa ngày đông giá lạnh
Đến Cao Bằng vào một ngày mùa đông, thế nhưng khung cảnh sơn thủy hữu tình, non xanh nước biếc khiến tôi như lạc giữa trời thu xứ Âu mơ mộng.
Tôi bắt gặp hình ảnh rừng cây thay lá ở vùng đất Trùng Khánh, Cao Bằng, trong một sớm mờ sương trên diễn đàn nhiếp ảnh. Những hình ảnh đó cứ quanh đi quẩn lại trong đầu tôi. Như một sự tình cờ, lúc nói chuyện với người bạn về những góc chụp mới giống trời Tây nơi núi rừng Đông Bắc, hình ảnh cánh rừng thay lá trong sớm mờ sương lại hiện lên.
Tôi nghĩ bụng: "Hay là hủy kế hoạch đã lên để thực hiện chuyến đi ngắm rừng thay lá". Vậy là, tôi đã dành trọn hai ngày lang thang Cao Bằng đầy thú vị và lạ lẫm với nhiều góc ảnh như trời Tây vào độ thu về. Cao Bằng thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 286 km. Nơi đây được du khách biết đến với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ.
Điểm đến đầu tiên khi tôi đặt chân đến Cao Bằng là hồ Bản Viết, nằm trong xã Phong Châu, Trùng Khánh rộng mênh mông, được bao quanh bởi những ngọn núi, thảm thực vật phong phú, đa dạng. Rừng được bao phủ bởi một màn sương huyền ảo, cây rụng lá đi nhiều vì những con mưa trước đó nhưng nhiêu đó thôi vẫn làm tôi trầm trồ và thích thú.
Những tán lá phong chuyển sang vàng rồi đỏ, hồ nước xanh trong như ngọc làm tôi như bị cuốn mắt vào khung cảnh đó. Rời khỏi hồ Bản Viết, tôi tiếp tục hành trình đến điểm thứ hai trong chuyến hành trình.
Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn, miền biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhìn từ dưới chân thác, phần thác bên trái thuộc chủ quyền của Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng, phần thác bên phải thuộc chủ quyền Trung Quốc thuộc thành phố Sùng Tả, Quảng Tây.
Gửi xe xong, tôi lang thang xuống thác. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi này, bất chấp thời tiết lạnh, nước lạnh như đá, tôi len lỏi mọi góc độ để tìm những góc ảnh ưng ý.
Mải mê với vẻ đẹp của thác quên thời gian, tôi lấy xe ra về khi trời đã tối mịt, không một bóng người. Lúc này, tôi mới cảm nhận được cái lạnh khắc nghiệt, luồn vào từng lớp áo.
Trên những con đường tôi đi qua, cánh rừng phong ngả màu vàng, màu đỏ nối tiếp nhau. Dòng Quây Sơn xanh rì uốn lượn với hai bên bờ là những rặng tre, thửa ruộng đã gặt. Từng đàn ngựa, đàn trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ dưới cánh đồng rộng lớn. Khung cảnh yên bình cứ níu chân người lữ khách không nỡ rời.
Hôm sau, tôi trở lại thác Bản Giốc nhưng với một góc nhìn hoàn toàn khác. Phải leo núi khá mệt nhưng thật xứng đáng khi tôi được nhìn trọn vẹn con thác từ trên cao. Những góc nhìn cận cảnh ở tiêu cự gần 200 mm thật hoành tráng. Đứng ở trên cao, từng làn gió thổi vào người mát lạnh.
Buổi chụp con thác từ trên cao kết thúc cũng là lúc tôi hoàn thành chuyến hành trình ở Cao Bằng. Để lại những cánh rừng lá ngả màu, cái lạnh lẽo của mùa đông miền Bắc, tôi lại về với cơn mưa của miền Trung. Tôi hẹn gặp lại nơi này vào một mùa khác, có thể là mùa lúa vàng ươm nắng, những vạc rừng sim trổ hoa tím cả bầu trời và hơn hết là không còn cái lạnh cắt da, cắt thịt...
Theo zing
Tết dương lịch, người Hà Nội nên đi du lịch ở đâu? Với thời gian nghỉ Tết dương lịch 2019 đến 4 ngày, nhiều người thường có xu hướng đi du lịch. Với người Hà Nội, Tết dương lịch nên đi đâu? Dưới đây là một số địa điểm lý tưởng cho dịp nghỉ lễ Tết dương lịch sắp đến gần. 1. Mộc Châu, Sơn La Trong tiết trời vào đông se lạnh như hiện...