Nâng khống diện tích trồng cao su, chú lãnh án chung thân, cháu 20 năm tù
Sau 2 ngày xét xử, chiều 5/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với Phan Minh Anh Ngọc cùng các đồng phạm về tội “ tham ô tài sản” và “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng”.
Vụ việc xảy ra tại Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam (viết tắt: RFC – 100% vốn Nhà nước).
Cụ thể, HĐXX đã tuyên phạt Phan Minh Anh Ngọc (nguyên Tổng giám đốc Công ty RFC, người đóng vai trò quyết định trong chuỗi sai phạm gây thất thoát 102 tỷ đồng) mức án chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Cùng với bản án 22 năm tù bị tuyên từ vụ án khác, tổng hợp bị cáo Ngọc phải thi hành hình phạt chung thân.
Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt Phan Long Hải Âu (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Hằng, cháu ruột của Ngọc) 20 năm tù; bị cáo Nguyễn Thanh Tuấn (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Hằng) 12 năm tù.
Liên quan, 4 bị cáo khác từng là cán bộ, nhân viên RFC bị phạt từ 5 – 7 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.
Video đang HOT
HĐXX sơ thẩm nhận thấy cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội, không oan, sai. Cáo trạng nêu bị cáo Ngọc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bàn bạc, thoả thuận thống nhất cho ông Âu sử dụng pháp nhân Công ty Minh Hằng lập hồ sơ đề nghị vay vốn tại RFC. Từ việc nâng khống hạn mức trồng 780 ha cao su ở tỉnh Đắk Lắk, trong khi dự án chỉ được trồng 100 ha, ông Ngọc duyệt cho vay số tiền 65 tỷ đồng, nhằm sử dụng một phần vào việc đầu tư trồng cao su, phần còn lại chiếm đoạt cá nhân.
Bị cáo Phan Long Hải Âu trực tiếp tạo lập hồ sơ cũng như chỉ đạo Nguyễn Thanh Tuấn ký hồ sơ khống sử dụng tiền vào dự án nhưng không có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, để RFC giải ngân thông qua 16 khế ước với số tiền 58 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Âu chỉ sử dụng trên 11 tỷ đồng vào việc đầu tư trồng cao su, số còn lại trên 46 tỷ đồng, các bị cáo Ngọc, Âu, Tuấn đã chiếm đoạt của RFC để sử dụng cá nhân.
Trong vụ án này, bị cáo Ngọc đóng vai trò quyết định việc RFC cho Công ty TNHH Minh Hằng vay tiền; bị cáo Âu phạm tội với vai trò chủ mưu
"Trùm" buôn lậu Mười Tường bị đề nghị mức án 7 - 9 năm tù
Ngày 17/2, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tiếp tục đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (53 tuổi - Mười Tường) và 4 đồng phạm về tội "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Trong phần tranh luận, đại diện VKSND tỉnh An Giang giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng, căn cứ vào lời khai của các bị cáo Phạm Thanh Sang (40 tuổi, Sang Ma cây), Nguyễn Văn Lê (38 tuổi), Hồ Tuấn Linh (41 tuổi), và Nguyễn Văn Minh (31 tuổi), đều thừa nhận vận chuyển tiền cho Hạnh. Riêng Hạnh không thừa nhận hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai các bị cáo khác và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định Hạnh là người tổ chức, chỉ đạo Sang, Linh, Lê, Minh vận chuyển trái phép số tiền trên về Việt Nam.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh vẫn không chịu nhận tội (Ảnh: Minh Anh).
Lời khai của Hạnh tại cơ quan điều tra cũng như tại tòa hôm nay là nhằm muốn trốn tránh trách nhiệm hình sự. Bằng việc kiểm tra chứng cứ công khai tại tòa kết hợp tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đủ kết luận các bị cáo có hành vi vận chuyển trái phép 470.000 USD (gần 11 tỷ đồng) từ Campuchia về Việt Nam theo sự chỉ đạo của Hạnh.
Cũng theo đại diện VKSND giữ quyền công tố tại phiên tòa, việc vận chuyển tiền tệ qua biên giới là có liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước nên mọi hành vi phải đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Đại diện VKSND cũng cho rằng, bị cáo Hạnh có nhân thân xấu, từng có tiền án về tội buôn lậu nhưng sau đó bị cáo về địa phương không ăn năn hối cải mà vẫn bất chấp pháp luật, lợi dụng sự quản lý không chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới của các cơ quan chức năng để chỉ đạo các bị cáo khác vận chuyển số lượng lớn tiền trái phép qua biên giới nhằm thu lợi. Bị cáo Hạnh là người chủ mưu vai trò chính trong vụ án.
Các bị cáo còn lại, như: Sang, Linh, Lê và Minh nhận tội và mong HĐXX xem xét giảm mức phạt cho các bị cáo (Ảnh: Tiến Tầm).
Còn các bị cáo còn lại là người làm thuê cho Hạnh, biết việc làm sai nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của Hạnh và giữ vai trò người thực hành, giúp sức nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm đồng phạm.
Từ những cơ sở trên, đại diện VKSND tỉnh An Giang giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Từ đó đại diện VKSND tỉnh An Giang giữ quyền công tố tại phiên tòa giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hạnh mức án từ 7-9 năm tù, hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng. Đồng thời, đề nghị tuyên phạt các bị cáo Sang, Minh, Lê, Linh mỗi bị cáo 5-6 năm tù cùng về tội danh trên.
Nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử bước vào nghị án, các bị cáo Sang, Linh, Lê, Minh đều tỏ ra ăn năn hối lỗi và mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt để các bị cáo sớm về chăm lo cho gia đình.
Riêng bị cáo Hạnh vẫn một mực cho rằng mình bị oan. Bị cáo mong Hội đồng xét xử cứu xét.
Sau phần nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào sáng ngày 23/2.
Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nâng khống giá robot phẫu thuật lĩnh án TAND TP.Hà Nội đã đưa ra bản án đối với bị cáo Nguyễn Quốc Anh, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và 7 bị cáo khác. Các bị cáo tại phiên toà. Sau 2 ngày xét xử và nhiều ngày nghị án, sáng 24/1, TAND TP.Hà Nội đã đưa ra bản án với bị cáo Nguyễn Quốc Anh - cựu Giám đốc...